Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ Văn 8 Chân trời ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 8 chân trời ( đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 8 - CTST

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách. Người ta giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến nhường nào”

                                                                     (Lòng yêu nước – I.Ê-ren-bua)                             

Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên? 

Câu 2 (1.0 điểm). Trong đoạn văn bản trên, câu nào là câu nêu luận điểm? Các câu còn lại trong đoạn văn có quan hệ như thế nào với câu nêu luận điểm? 

Câu 3 (2.0 điểm). Từ văn bản đoạn văn trên, em hãy trình bày ngắn gọn (khoảng 7 đến 10 câu) suy nghĩ của em về lòng yêu nước? 

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1(6.0 điểm) Thuyết minh về một trò chơi dân gian mà em biết

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

+ Phương thức: Nghị luận

1.0 điểm

Câu 2

- Câu nêu luận điểm: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc” 

- Các câu còn lại dẫn dắt và đưa dẫn chứng làm sáng rõ nội dung luận điểm.

  1.  điểm

Câu 3

+ Đoạn văn trên gợi nhớ đến văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”

+ HS có thể trình bày suy nghĩ về lòng yêu nước từ 7-10 câu chân thành, tự nhiên khuyến khích có phần liên hệ thực tế

  1.  điểm

B. PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Thuyết minh về một trò chơi dân gian mà em biết.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần thuyết minh: 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần thuyết minh: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn thuyết minh

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu về trò chơi dân gian bạn sẽ thuyết minh: kéo co, ô ăn quan, nhảy dây, trốn tìm,...

  • Giải quyết vấn đề

+ Giải thích khái niệm trò chơi dân gian là gì?

+ Tìm hiểu về nguồn gốc của trò chơi:

+ Trò chơi ra đời khi nào, lấy cảm hứng từ đâu?

+ Ngày nay trò chơi có còn phổ biến không hay được lưu giữ tại bảo tàng?

- Nêu những đặc điểm đặc trưng của trò chơi: số lượng người tham gia, độ tuổi, thời gian chuẩn bị, thời gian chơi.

- Các kỹ năng cần thiết

- Các dịp tổ chức 

- Đối tượng tham gia

- Giới thiệu cách thức và luật chơi

- Ý nghĩa của trò chơi dân gian

Kết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.5 điểm.

4.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

 

 

 

 

 

 

0

1

1

Thực hành tiếng Việt

 

 

 

 

 

 

0

1

0

1

1

Viết

 

 

 

 

0

2

 

 

0

2

8

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

0

0

2

0

1

0

4

10

Điểm số

0

1

0

0

0

7

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

0 điểm

0%

7.0 điểm

70%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

 

 

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

3

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

-   Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

1

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C1

 

Vận dụng

  • Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

  • Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu.

  • Thông điệp từ văn bản

1

0

 

 

 

 

 

 

 

C3

 

Vận dụng cao

  • Xác định câu luận điểm và mối quan hệ giữa câu luận điểm và các câu khác trong bài

1

0

 

 

 

C2

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng cao

Viết văn bản thuyết minh về một sự vật hiện tượng, trò chơi dân gian.

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn thuyết minh về một số sự vật, hiện tượng danh lam thắng cảnh, trò chơi dân gian.

- Xác định được kiểu bài thuyết minh về một số sự vật, hiện tượng danh lam thắng cảnh.

(nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm, ý nghĩa….)

- Giới thiệu về đề tài cần thuyết minh.

*Thông hiểu

- Một số thông tin về nguồn gốc, xuất xứ….

- Lý giải được một số đặc điểm của các sự vật, danh lam thắng cảnh, trò chơi dân gian.

- Phân tích cụ thể rõ ràng về vấn đề cần thuyết minh

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác thuyết minh, cảm nhận về đặc sắc của hiện tượng, sự vật, danh lam thắng cảnh, trò chơi dân gian.

  •  Nhận xét về đặc điểm, ý nghĩa của trò chơi dân gian.

1

0

 

C1 phần tự luận

 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 8 Chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo, đề kiểm tra giữa kì 2 ngữ văn 8 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com