BÀI 6: TÌNH YÊU TỔ QUỐC
VĂN BẢN 2: QUA ĐÈO NGANG
(25 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Tác phẩm Qua đèo Ngang viết theo thể thơ gì?
- Song thất lục bát.
- Lục bát.
- Thất ngôn tứ tuyệt.
- Thất ngôn bát cú.
Câu 2: Ai là tác giả của bài thơ Qua đèo Ngang?
- Hồ Xuân Hương.
- Bà Huyện Thanh Quan.
- Nguyễn Khuyến.
- Nguyễn Du.
Câu 3: Bài thơ Qua đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?
- Buổi sáng sớm.
- Buổi trưa.
- Buổi xế chiều.
- Đêm khuya.
Câu 4: Nghệ thuật nổi bật trong câu thơ 3 – 4 là gì?
- So sánh.
- Nhân hóa.
- Đảo ngữ.
- Điệp ngữ.
Câu 5: Từ nào dùng để diễn tả cảnh heo hút, hoang vắng của đèo Ngang?
- Lác đác.
- Lom khom.
- Quốc quốc.
- Gia gia.
Câu 6: Các từ nào dưới đây là tự tượng thanh diễn tả tâm trạng của tác giả về nỗi nhớ nước nhà?
- Lom khom.
- Quốc quốc, gia gia.
- Lác đác.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 7: Bài thơ Qua đèo Ngang gieo vần gì?
- Vần “uôc”.
- Vần “ươc”.
- Vần “oa”.
- Vần “a”.
Câu 8: Bài thơ viết bằng chữ gì?
- Chữ quốc ngữ.
- Chữ Hán.
- Chữ Nôm.
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 9: Thơ thất ngôn bát cú là thể thơ có đặc điểm gì?
- Gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
- Gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
- Gồm 4 câu, mỗi câu 8 chữ.
- Gồm 8 câu, mỗi câu 4 chữ.
Câu 10: Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
- Khi Bà Huyện Thanh Quan vào Huế nhậm chức.
- Khi Bà Huyện Thanh Quan đi xa nhà.
- Khi Bà Huyện Thanh Quan trên đường về quê.
- Khi Bà Huyện Thanh Quan trên đường đi du ngoạn đất nước.
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Cảnh đèo Ngang hiện lên như thế nào trong hai câu thơ đầu?
- Hoang vắng, buồn bã.
- Tươi tắn, sinh động.
- Phong phú, đầy sức sống.
- Um tùm, rậm rạp.
Câu 2: Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được bộc lộ như thế nào qua bài thơ?
- Yêu say mê vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước.
- Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.
- Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
- Buồn đau da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn.
Câu 3: Bài thơ có phương thức biểu đạt chủ yếu là gì?
- Tự sự.
- Biểu cảm.
- Nghị luận.
- Miêu tả.
Câu 4: Trong 4 câu đầu bài thơ, khung cảnh hiện lên như thế nào?
- Đèo Ngang rất hùng vĩ.
- Đèo Ngang tràn đầy sức sống.
- Thiên nhiên đèo Ngang sống động, um tùm, con người thì thưa thớt.
- Đèo Ngang rất vắng vẻ, thiên nhiên và con người đều mang sắc thái buồn.
Câu 5: Nội dung chính của bài thơ là gì?
- Cảnh tượng đèo Ngang heo hút, hoang vắng và nỗi nhớ nước thương nhà tha thiết của tác giả.
- Cảnh đèo Ngang đẹp, heo hút, hoang sơ.
- Con người ở đèo Ngang ít ỏi, thưa thớt.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 6: Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu 3 – 4 là gì?
- Tạo nhịp điệu buồn bã cho bài thơ.
- Nhấn mạnh vào sự thưa thớt, vắng vẻ, ít ỏi, nhỏ bé của sự sống nơi đèo Ngang.
- Thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tẻ của nhân vật trữ tình.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 7: Câu thơ cuối thể hiện tâm trạng gì của nhà thơ?
- Căm giận.
- Vui sướng, tự hào.
- Buồn man mác, cô đơn.
- Hào hứng.
Câu 8: Việc tác giả chọn cách bộc lộ mảnh tình riêng giữa trời đất bao la của đèo Ngang có tác dụng gì?
- Nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô độc của con người giữa không gian bao la, rộng lớn của đèo Ngang.
- Nhấn mạnh không gian bao la, rộng lớn, thiếu vắng sự sống của con người của đèo Ngang.
- A, B đúng.
- A, B sai.
Câu 9: Đâu là những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
- Biện pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ.
- Âm điệu trầm lắng.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 10: Đâu không phải là cách gọi khác của con quốc quốc?
- Chim đỗ quyên.
- Chim vành khuyên.
- Chim cuốc.
- Con cuốc cuốc.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Nguyễn Thị Hinh là tên thật của nhà thơ nào dưới đây?
- Hồ Xuân Hương.
- Bà Huyện Thanh Quan.
- Đoàn Thị Điểm.
- Xuân Quỳnh.
Câu 2: Hiện Bà Huyện Thanh Quan còn bao nhiêu bài thơ?
- 3 bài.
- 4 bài.
- 5 bài.
- 6 bài.
Câu 3: Bà Huyện Thanh Quan sống vào thế kỉ bao nhiêu?
- Thế kỉ XIX.
- Thế kỉ XVIII.
- Thế kỉ XX.
- Thế kỉ XVII.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Đèo Ngang thuộc khu vực nào?
- Nơi giáp ranh giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Bình.
- Nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
- Đà Nẵng.
- Quảng Bình.
Câu 2: Tác phẩm nào sau đây không phải của Bà Huyện Thanh Quan?
- Thăng Long thành hoài cổ.
- Qua chùa Trấn Bắc.
- Chiều hôm nhớ nhà.
- Long thành cầm giả ca.