Đề văn 6: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh cá vàng trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Đề văn 6: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh cá vàng trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn 3 dàn bài + bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh cá vàng trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Đề văn 6: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh cá vàng trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Dàn ý

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác phẩm: “Ông lão đánh cá và con cá vàng” hình ảnh con cá vàng mang một ý nghĩa tượng trưng về cách làm người, lẽ sống, lòng biết ơn và cái giá phải trả cho lòng tham lam.

2. Thân bài

  • Cá vàng trả ơn và bài học về sự biết ơn
  •  Cá vàng trừng trị những kẻ tham lam, bội bạc
  •  Khi mụ vợ đòi được làm long được, được cá vàng hầu hạ: Lấy lại tất cả những thứ đã cho mụ vợ, trở về với cuộc sống như cũ
  •  Đại diện cho công lý, sự công bằng bình đẳng, biểu trưng cho lẽ phải, giúp đỡ những người tốt, trừng trị những người sống ích kỉ
  •  Là lời dạy về cách sống, đạo lý làm người

3. Kết bài

  • Cảm nghĩ về ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh con cá vàng: Cá vàng thể hiện mong muốn đạt được ước mơ, khát vọng của bản thân trong cuộc sống, đồng thời cũng là những bài học vô cùng quý giá truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bài làm

      Puskin là đại danh hài người Nga. Ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ trong đó có bài “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Tác phẩm cho thấy những người sống nhân hậu hiền lành thì cuối cùng cũng sẽ được đền đáp. Còn những kẻ tham lam có voi đòi tiên thì cuối cùng sẽ bị báo ứng

Truyện kể về ngày xưa có hai vợ chồng sống nghèo khổ. Một ngày ông lão đi đánh cá nên bắt được một con cá vàng.Con cá xin con cá tha cho,ông muốn gì ông cũng cho. Mụ vợ tham lam bắt ông lão phải đòi được những gì theo ý mình. Lòng tham,bà mụ bắt con cá cho một lâu đài và cá phải hầu hạ bà. Cá vàng tức giận bắt mụ trở về cuộc sống nghèo khổ như xưa.

Trước tiên ông lão là một người nghèo khổ nhưng rất lương thiện.Ngày ngày ông không quản mưa nắng vẫn cần mẫn đi kiếm sống qua ngày. Đối với một người đi đánh cá thì việc bắt được cá là mục tiêu của họ. Nhưng khi bắt được con cá vàng, nó cầu xin ông tha mạng thì ông lão đã thả con cá trở về biển về đại dương. Ta thấy ông lão là một người rất nghèo khó không có cuộc sống no đủ nhưng trước lời cầu xin của con cá thì ông sẵn sàng trả con cá về mặc dù đó đồng nghĩa với việc hôm nay ông sẽ không thu hoạch được gì. Ta thấy được tấm lòng lương thiện bao dung của ông lão đối với cả một động vật nhỏ bé.Nhưng ngược lại tấm lòng lương thiên ấy là mụ vợ của ông khi biết được chuyện đã quát mắng ông bắt ông năm lần bảy lượt ra bắt cá làm theo ý định của mụ ta. Ông lão buộc phải đồng ý với mụ vợ và chán nản đi ra biển nhờ cá giúp đỡ theo ý của mụ. Qua đây ta thấy được ông lão có phân hơi nhu nhược trước mụ vợ.Ông không hề quyết đoán mà chỉ biết nghe lời vợ chấp nhận theo ước muốn của mụ ta.Ông cúng không đồng tình với ý mụ vợ nhưng ông không đủ dũng cảm để chống lại mụ ta. Ta thấy ở đây ông lão là một người vô cùng lương thiện . Khi con cá hỏi ông có ước muốn gì không thì ông không hề tham lam ông không cần gì cả mà vẫn vui vẻ trả con cá về biển. Ông chính là biểu tượng của một người nông dân trong chế độ xã hội cũ. Đối với mụ vợ thì ông lão không chỉ là chồng mà còn là ân nhân vì có ông nên mụ vợ mới được sống sung sướng. Nhưng mụ vợ không hề biểu được điều đó mà luôn có thái độ coi thường quát mắng ông. Mụ chỉ coi ông như một người đầy tớ một người để bà sai bảo và chỉ có thể cúi đầu nghe lệnh. Kết thúc truyện hình ảnh mụ vợ phải trở về cuộc sống như xưa nên rất thích đáng. Trước đây mụ chưa từng được sống trong giàu sang phú quý nên mụ chưa hiểu được sự sung sướng là như thế nào nhưng khi mụ đang được sống sung sướng mà lại trở về nghèo khó thì đó không chỉ là một sự trừng phạt về cả tinh thần. Mụ chắc chắn sẽ không thể chịu được cuộc sống đó lúc nào cũng chỉ cảm thấy khó chịu uất ức nhục nhã ê chề đến cực điểm. Cá vàng trừng trị ông lão cả về tội tham lam và bội bạc nhưng ta thấy rằng tội bội bạc có phần lớn hơn. Mụ vợ không những khi có được cuộc sống giàu có thì chuyển sang không coi con cá là ông nhân của mình mà còn bôi bạc với người chồng đã sống với mình mấy chục năm.

Ở đây con cá chính là một biểu tượng cho sự biết ơn khi ông lão thả con cá về thì con cá cho ông được cái mình muốn. Con cá chính là hình ảnh tưởng tượng của nhân dân ta để báo đáp những người sống thật thà lương thiện . Đồng thời con cá cũng là công cụ để nhân dân ta thi hành sự trừng trị thích đáng đối với những kẻ tham lam bạc bẽo.

Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh “trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”. Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân. Ta thấy câu truyện ông lão đánh cá và con cá vàng chính là một câu chuyện điển hình của truyện cổ tích dân gian.Mà đã là chuyện cổ tích thì thường thể hiện ước muốn của nhân dân đó chính là cái thiện sẽ được báo đáp còn những kẻ tham lam bội bạc thì sớm muộn gì cũng sẽ bị trừng trị thích đáng nhất.Câu chuyện cũng thể hiện một phần nào đó ước muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân trong cuộc sống cực khổ ở xã hội đương thời.

Tác phẩm đề cao lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và bài học đích đáng cho những kẻ bội bạc tham lam.Đó cũng là mong ước muôn đời của nhân dân ta.

Bài mẫu 2: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh cá vàng trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Đề văn 6: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh cá vàng trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Bài làm

      Truyện cổ tích luôn chứa đựng bên trong những ý nghĩa vô cùng gần gũi, những bài học quý giá, những hình ảnh được đưa vào để người đọc thấy được giá trị của cuộc sống một cách chân thật nhất và trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” hình ảnh con cá vàng mang một ý nghĩa tượng trưng về cách làm người, lẽ sống, lòng biết ơn và cái giá phải trả cho lòng tham lam.

Cá vàng xuất hiện khi bị mắc câu bởi một ông lão nghèo khó, thật thà, lương thiện và có lòng thương đối với động vật, sau khi van xin ông lão thả đã cá vàng đã được trả tự do về với đại dương, vì lòng tốt của ông lão cá vàng đã xin được trả ơn cho ông lão, nhưng ông lão không có một chút tham vọng nào đã từ chối sự đền ơn của cá. Cá vàng xuất hiện một cách tự nhiên, khi được thả đi vì mắc câu đã bày tỏ lòng biết ơn, không hề biến mất, không trở về với đại dương ngay lập tức mà còn hỏi han một cách ân cần mong muốn của ông lão để được giúp đỡ.

Không chỉ dừng ở đó, những tình tiết sau đó đã đẩy câu chuyện lên cao trào khi cá vàng đã đáp ứng tất cả những yêu cầu mà mụ vợ của ông lão yêu cầu, không phải vì sợ mụ vợ mà đơn giản vì ông lão là ân nhân đã giúp đỡ cá vàng khi khó khăn, để ông lão không phải chịu những lời chửi mắng của mụ vợ, cũng như muốn giúp đỡ chính bản thân ông lão cá vàng đã tặng cho mụ vợ tất cả những thứ mà mụ yêu cầu từ máng lợn đến lâu đài, biệt thự, phong cho mụ làm nữ hoàng. Tất cả những điều đó nhằm thể hiện một trong số những đức tính cao đẹp của con người đó là lòng biết ơn, biết ai là những đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn, trả ơn khi cần thiết, sống đúng với đạo lý làm người, không vong ân bội nghĩa.

Bên cạnh sự trả ơn với những người tốt bụng, thật thà, lương thiện thì cá vàng còn là đại diện cho công lí, đại diện cho sự công bằng mà thiên nhiên đem đến với tất cả mọi người, khi có sự trả ơn thì cũng có trả giá với những con người sống ích kỉ, tham lam. Khi mụ vợ đòi làm long vương, đòi được cá vàng hầu hạ mình thì đây là lúc truyện được đẩy lên cao trào, một mong muốn vượt quá với đạo lý làm người, người đã ban cho mụ vợ những giá trị mà đến nằm mơ cũng không ai nghĩ đến thì nay mụ lại muốn người đó làm người hầu cho mình, cũng vì thế mà cá vàng thay mặt công lý, thay mặt lẽ phải đã lấy đi tất cả những thứ mà mụ vợ đã có, mụ vợ trở về với cuộc sống cũ. Qua đó cho thấy hình ảnh cá vàng là biểu trưng cho lẽ phải, những con người mất hết nhân tính, lòng tham vô đáy sẽ bị trừng phạt, sẽ phải trả giá cho những hành vi đi ngược lại với chuẩn mực của xã hội, trừng phạt sự bội nghĩa, lấy oán báo ân. Cuối cùng hình ảnh cá vàng mang ý nghĩa tượng trưng là lời dạy đối với những thế hệ sau, những kẻ tham lam, dùng vật chất chà đạp lên tình nghĩa sẽ bị trừng trị một cách thích đáng, những người có lòng tốt, có tình thương sâu nặng sẽ luôn gặp may mắn, sự giúp đỡ từ xung quanh và đặc biệt khẳng định thiên nhiên công bằng với tất cả mọi người, mọi việc làm sẽ đều dẫn đến một kết quả nhất định tùy vào mục đích của nó.

Cá vàng biết nói, biết trả ơn, biết trừng trị là những tình tiết hư cấu mà con người đưa vào câu chuyện với mong muốn đạt được ước mơ, khát vọng của bản thân trong cuộc sống, đồng thời cũng là những bài học vô cùng quý giá truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bài mẫu 3: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh cá vàng trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Đề văn 6: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh cá vàng trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Bài làm

      Truyện kể về một ông lão đánh cá nghèo ra biển, lần đầu tiên kéo lưới, ông chỉ thấy bùn, lần thứ hai, ông chỉ kéo được cây rong mãi đến lần thứ ba ông lão mới kéo lên được một con cá vàng. Con cá ấy kêu van, hứa sẽ trả ơn ông lão nên ông đã thả cá đi. Mụ vợ biết chuyện, mắng ông lão một trận và bắt ông 5 lần ra biển để đòi cá vàng trả ơn. Đáp ứng những nhu cầu của mụ. lần đầu tiên, mụ đòi cá giúp một chiếc máng lợn mới. Lần thứ hai, mụ đòi một căn nhà rộng. Lần thứ ba, mụ mắng như tát nước vào mặt ông lão và đòi làm nhất phẩm phu nhân. Lần thứ tư, mụ lại đòi hỏi cao hơn khi muốn làm nữ hoàng. Và lần thứ năm, mụ muốn được làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ. cá vàng sau nhiều lần đáp ứng những yêu cầu quá đáng của mụ đã tức giận, cá hóa phép lấy lại tất cả những gì đã cho. Ông lão trở về nhà và thấy mụ vợ đang ngồi bên cạnh chiếc máng lợn sứt mẻ cùng túp lều rách nát như xưa.

    Câu chuyện phê phán thói tham lam của mụ vợ. từ một yêu cầu rất thiết thực là chiếc máng lợn mới, mụ dần đưa ra những đòi hỏi cao hơn, từ một kẻ nghèo hèn mụ muốn có nhà rộng, muốn làm nhất phẩm phu nhân rồi đến cả nữ hoàng. Đã ở một vị thế rất cao là nữ hoàng – người đứng đầu vương quốc, một chuyện mà xưa nay mụ chưa bao giờ dám mơ đến, nhưng dường như lòng tham của mụ là vô đáy, mụ không hề thỏa mãn với những gì mình có, nên mụ còn tiếp tục muốn làm Long Vương để có cá thần phục vụ. và kết quả của lòng tham vô tận ấy là việc mụ đánh mất tất cả, trở lại cuộc sống nghèo hèn trước đây. Bên cạnh lòng tham, mụ còn là kẻ phụ bạc, khi có tiền tài, địa vị, mụ ta trở mặt, đối xử tệ bạc với chồng – người đã mang lại những điều ước cho mụ. còn người chồng, tuy ông ta là người tốt bụng nhưng cũng là kẻ nhu nhược, ông ta không biết khuyên bảo vợ mình mà chỉ biết nhẫn nhục làm theo như một kẻ không biết phản kháng.

    Cuối cùng, cả kẻ tham lam và người nhu nhược đều không có gì trong tay cả, tất cả đều biến mất. Mọi của cải, thành công đều chỉ thuộc về ta, khi chính ta tạo nên nó, còn nếu nó đến từ những thứ ban phát, hư vô thì cuối cùng cũng tan biến mà thôi.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 6


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com