Giải sách bài tập Toán học 11 Tập 1 Kết nối Bài 1: Giá trị lượng giác của góc lượng giác

Hướng dẫn giải Bài 1: Giá trị lượng giác của góc lượng giác SBT Toán 11 kết nối. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

1.1. Hoàn thành bảng sau:

Số đo độ

$20^{o}$

?

$150^{o}$

$500^{o}$

?

?

Số đo radian

?

$\frac{11\pi}{2}$

?

?

$\frac{-5\pi}{6}$

$\frac{7\pi}{15}$

Hướng dẫn trả lời:

Số đo độ

$20^{o}$

$990^{o}$

$150^{o}$

$500^{o}$

$-150^{o}$

$84^{o}$

Số đo radian

$\frac{\pi}{9}$

$\frac{11\pi}{2}$

$\frac{5\pi}{6}$

$\frac{25\pi}{9}$

$\frac{-5\pi}{6}$

$\frac{7\pi}{15}$

1.2. Trên đường tròn lượng giác, xác định điểm Q biểu diễn các góc lượng giác có số đo sau:

a) $\frac{\pi}{6}$

b) $\frac{-5\pi}{7}$

c) $270^{o}$

d) $-415^{o}$

Hướng dẫn trả lời:

a) 

 Hướng dẫn trả lời:

b) 

 Hướng dẫn trả lời:

c) 

 Hướng dẫn trả lời:

d) 

 Hướng dẫn trả lời:

1.3. Một đường tròn có bán kính 20 m. Tìm độ dài của cung trên đường tròn đó có số đo là:

a) $\frac{2\pi}{7}$

b) $36^{o}$

Hướng dẫn trả lời:

a) $l=20.\frac{2\pi}{7}=\frac{40\pi}{7}$ (m)

b) $l = 20.\frac{\pi.36}{180} =4\pi$ (m)

1.4. Cho $cosx = -\frac{5}{13}$ ($90^{o}<x<180^{o}$). Tính các giá trị lượng giác còn lại của góc x

Hướng dẫn trả lời:

Ta có: $sin^{2}x+cox^{2}x=1$

Nên $sin^{2}x=1-cos^{2}x=1-(-\frac{5}{13})^{2}=\frac{144}{169}$

Mà $90^{o}<x<180^{o}$ nên sinx > 0

Do đó, $sinx=\sqrt{\frac{144}{169}}=\frac{12}{13}$

Suy ra, $tanx=\frac{sinx}{cosx}=\frac{\frac{12}{13}}{-\frac{5}{13}}=\frac{-12}{5}$

$cotx = \frac{1}{tanx}=\frac{-5}{12}$

1.5. Cho sin a + cos a = m. Hãy tính theo m.

a) sin a cos a;

b) $sin^{3}a + cos^{3}a$

c) $sin^{4}a + cos^{4}a$

Hướng dẫn trả lời:

a) $sina+cosa = m$ nên $(sina+cosa)^{2}=m^{2}$

$sin^{2}a+cos^{2}a+2sinacosa = m^{2}$ hay $1+2 sinacosa=m^{2}$

Suy ra $sinacosa=\frac{m^{2}-1}{2}$

b) $sin^{3}a+cos^{3}a=(sina+cosa)^{3}-3sinacosa(sina+cosa)$

$=m^{3}-3m.\frac{m^{2}-1}{2}=\frac{3m-m^{3}}{2}$

c) $sin^{4}a+cos^{4}a=(sin^{2}a+cos^{2}a)^{2}-2sin^{2}acos^{2}$

$=1-2(sinacosa)^{2}=1-2.(\frac{m^{2}-1}{2})^{2}=1-\frac{(m^{2}-1)^{2}}{2}$

1.6. Chứng minh các đẳng thức sau:

a) $ cos^{4}x - sin^{4}x = 2 cos^{2}x -1$

b) $tan^{2}x -sin^{2}x = tan^{2}x .sin^{2}x$

c) $(sin x + cos x)^{2} + (sin x -cos x)^{2} = 2$.   

Hướng dẫn trả lời:

a) $cos^{4}x -sin^{4}x $

$= (cos^{2} x- sin^{2}x)(cos^{2}x + sin^{2}x) $

$= cos^{2}x -sin^{2}x $

$= cos^{2}x -(1 -cos^{2}x) = 2 cos^{2}x - 1$ 

b) $tan^{2}x-sin^{2}x$

$=\frac{sin^{2}x}{cos^{2}x}-sin^{2}x$

$=\frac{sin^{2}x-sin^{2}xcos^{2}x}{cos^{2}x}$

$=\frac{sin^{2}x(1-cos^{2}x)}{cos^{2}x}$

$=\frac{sin^{2}x}{cos^{2}x}.sin^{2}x$

$=tan^{2}xsin^{2}x$

c) $(sinx+cosx)^{2}+(sinx-cosx)^{2}$

$=sin^{2}x+2sinxcosx+cos^{2}x+sin^{2}x-2sinxcosx+cos^{2}x$

$=2sin^{2}x+2cos^{2}x$

$=2.(sin^{2}x+cos^{2}x)$

$=2.1=2$

1.7. Rút gọn biểu thức

$A = 2cos^{4}x -sin^{4} x + sin^{2}x cos^{2} x + 3 sin^{2} x$.

Hướng dẫn trả lời:

$A = 2cos^{4} x -sin^{4}x + sin^{2}x cos^{2}x + 3 sin^{2}x$

$= cos^{4} x -sin^{4} x + cos^{4} x + sin^{2} x cos^{2} x + 3 sin^{2} x$

$= (cos^{2} x -sin^{2} x)(cos^{2} x + sin^{2}x) + cos^{2}x (cos^{2}x + sin^{2}x) + 3sin^{2} x$

$= cos^{2} x- sin^{2}x + cos^{2}x + 3 sin^{2}x$

$= 2cos^{2} x + 2 sin^{2} x$

$= 2(cos^{2}x + sin^{2} x)$

$= 2 . 1 = 2$

1.8. Bánh xe của người đi xe đạp quay được 12 vòng trong 6 giây.

a) Tính góc (theo độ và rađian) mà bánh xe quay được trong 1 giây.

b) Tính quãng đường mà người đi xe đạp đã đi được trong 1 phút, biết rằng đường kính bánh xe đạp là 860 mm.

Hướng dẫn trả lời:

a) Trong 1 giây, bánh xe quay được $\frac{12}{6}=2$ vòng, tức là quay được một góc $4\pi$ (rad) hay $720^{o}$

b) Bán kính xe đạp là: 860 : 2 = 430 (mm).

Trong 1 phút, quãng đường mà người đi xe đã đi được là:

$l = 430 . 4\pi . 60 = 103 200\pi$ (mm).

1.9. Kim giờ dài 6 cm và kim phút dài 11 cm của đồng hồ chỉ 4 giờ. Hỏi thời gian ít nhất để 2 kim vuông góc với nhau là bao nhiêu? Lúc đó tổng quãng đường hai đầu mút kim giờ và kim phút đi được là bao nhiêu?

Hướng dẫn trả lời:

Một giờ, kim phút quét được một góc lượng giác $2\pi$; kim giờ quét được một góc $\frac{\pi}{6}$

Hiệu vận tốc giữa kim phút và kim giờ là $2\pi-\frac{\pi}{6}=\frac{11\pi}{6}$

Vào lúc 4 giờ hai kim tạo với nhau một góc là $\frac{2\pi}{3}$ .

Khoảng thời gian ít nhất để hai kim vuông góc với nhau là

$(\frac{2\pi}{3}-\frac{\pi}{2}):\frac{11\pi}{6}=\frac{1}{11}$ (giờ).

Vậy sau $\frac{1}{11}$ (giờ) hai kim sẽ vuông góc với nhau.

Tổng quãng đường hai đầu mút kim đi được là

$l=6.\frac{1}{11}.\frac{\pi}{6}+11.\frac{1}{11}.2\pi=\frac{23\pi}{11}$  (cm).

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Toán học 11 Kết nối, Giải SBT Toán học 11 Kết nối, Giải sách bài tập Toán học 11 Kết nối Bài 1: Giá trị lượng giác của góc lượng giác

Xem thêm các môn học

Giải SBT toán 11 tập 1 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com