Giải sách bài tập Toán học 11 Tập 1 Kết nối Bài 4: Phương trình lượng giác cơ bản

Hướng dẫn giải Bài 4: Phương trình lượng giác cơ bản SBT Toán 11 kết nối. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

1.25. Giải các phương trình sau:

a) $2sin(\frac{x}{3}+15^{o})+\sqrt{2}=0$

b) $cos(2x+\frac{\pi}{5})=-1$

c) $3tan2x +\sqrt{3}=0$

d) $cot(2x-3)=cot15^{o}$

Hướng dẫn trả lời:

a) $2sin(\frac{x}{3}+15^{o})+\sqrt{2}=0$

$ \Leftrightarrow sin (\frac{x}{3}+15^{o})=-\frac{\sqrt{2}}{2}$

$ \Leftrightarrow sin(\frac{x}{3} + 15^{o})=sin(-45^{o})$

$\Leftrightarrow \frac{x}{3}+15^{o}=-45^{o}+k.360^{o}$ hoặc $\frac{x}{3}+15^{o}=180^{o}-(-45^{o})+k360^{o}$ $(k\in \mathbb{Z})$

$\Leftrightarrow x=-180^{o} + k.1080^{o}$ hoặc $x = 630^{o}+k.1080^{o}$ $(k\in \mathbb{Z})$

b) $cos(2x+\frac{\pi}{5})=-1$

$\Leftrightarrow 2x +\frac{\pi}{5}=\pi + k2\pi (k \in \mathbb{Z})$

$\Leftrightarrow x =\frac{2\pi}{5}+ k \pi (k \in \mathbb{Z})$

c) $3tan2x +\sqrt{3}=0$

$\Leftrightarrow tan2x=-\frac{\sqrt{3}}{3}$

$\Leftrightarrow tan2x=tan(-\frac{\pi}{6})$

$\Leftrightarrow 2x =-\frac{\pi}{6}+k\pi (k \in \mathbb{Z})$

$\Leftrightarrow x = -\frac{\pi}{12}+k\frac{\pi}{2} (k \in \mathbb{Z})$

d) $cot(2x-3)=cot15^{o}$

$\Leftrightarrow 2x-3 = 15^{o} + k.180^{o} (k \in \mathbb{Z})$

$\Leftrightarrow x = 1,5 + 7,5^{o} + k.90^{o} (k \in \mathbb{Z})$

1.26. Giải các phương trình sau:

a) $sin(2x + 15^{o})+cos(2x-15^{o})-0$

b) $cos(2x+\frac{\pi}{5})+cos(3x-\frac{\pi}{6})=0$

c) $tanx +cotx = 0$

d) $sinx + tanx = 0$

Hướng dẫn trả lời:

a) $sin(2x + 15^{o})+cos(2x-15^{o})-0$

$ \Leftrightarrow sin(2x + 15^{o})=-cos(2x-15^{o})$

$ \Leftrightarrow sin(2x+15^{o})=-sin[90^{o}-(2x-15^{o})]$

$ \Leftrightarrow sin(2x + 15^{o})=sin[-90^{o}+(2x-15^{o})]$

$ \Leftrightarrow sin(2x + 15^{o}) = sin(2x-105^{o})$

$ \Leftrightarrow 2x + 15^{o}=2x-105^{o} +k.360^{o}$ hoặc $2x+15^{o}=180^{o}-(2x-105^{o}) +k.360^{o} $ $(k\in \mathbb{Z})$

$ \Leftrightarrow 120^{o} = k.360^{o}$ (không xảy ra) hoặc $x = 67,5^{o} + k.90^{o} (k \in \mathbb{Z})$

b) $cos(2x+\frac{\pi}{5})+cos(3x-\frac{\pi}{6})=0$

$\Leftrightarrow cos(2x+\frac{\pi}{5}=cos[\pi – (3x-\frac{\pi}{6})]$

$\Leftrightarrow cos(2x+\frac{\pi}{5}=cos(\frac{7\pi}{6}-3x)$

$\Leftrightarrow 2x+\frac{\pi}{5}=\frac{7\pi}{6}-3x+k2\pi$ hoặc $2x+\frac{\pi}{5}=-(\frac{7\pi}{6}-2x)+k2\pi$ $(k \in \mathbb{Z})$

$\Leftrightarrow x = \frac{29\pi}{150} + k\frac{2\pi}{5}$ hoặc $x = \frac{41\pi}{30}-k2\pi (k \in \mathbb{Z})$

c) $tanx +cotx = 0$

$\Leftrightarrow tanx = -cotx$

$\Leftrightarrow tan x = cot (\pi – x)$

$\Leftrightarrow tan x = tan[\frac{\pi}{2}-(\pi-x)]$

$\Leftrightarrow tanx = tan(x - \frac{\pi}{2})$

$\Leftrightarrow x = x-\frac{\pi}{2}+k\pi (k \in \mathbb{Z})$

$\Leftrightarrow \frac{\pi}{2}- k \pi = 0 (k \in \mathbb{Z})$ (vô lý)

Vậy phương trình vô nghiệm

d) $sinx + tanx = 0$ (Điều kiện $cos x \neq 0$)

$\Leftrightarrow sinx + \frac{sinx}{cosx}=0$

$\Leftrightarrow sinx(1+\frac{1}{cosx}) = 0$

$\Leftrightarrow sinx = 0$ hoặc $1+\frac{1}{cosx}=0$

$\Leftrightarrow sinx = 0$ hoặc $cosx = -1$

$\Leftrightarrow sinx = 0$ (do $sin^{2}x+cos^{2}x=1$)

$\Leftrightarrow x = k\pi (k \in \mathbb{Z})$

1.27. Giải các phương trình sau:

a) (2 + cos x)(3cos 2x – 1) = 0;

b) 2sin 2x – sin 4x = 0;

c) $cos^{6}x -sin^{6}x = 0$;

d) tan2x.cot x = 1. 

Hướng dẫn trả lời:

a) Ta có (2 + cos x)(3cos 2x – 1) = 0

$\Leftrightarrow 2+cosx= 0$ hoặc $3cos2x – 1=0$

+ Phương trình 2 + cos x = 0 vô nghiệm vì $-1 \leq cos x \leq 1$.

+ Gọi $\alpha$ là góc thoả mãn $cos\alpha =\frac{1}{3}$ . Ta có

$3cos2x -1=0\Leftrightarrow cos2x = cos\alpha \Leftrightarrow2x = \pm \alpha +k2\pi \Leftrightarrow x = \pm \frac{\alpha}{2} + k\pi (k\in \mathbb{Z})$

Vậy nghiệm của phương trình đã cho là $x = \pm \frac{\alpha}{2} + k\pi (k \in \mathbb{Z})$ với $cos\alpha = \frac{1}{3}$

b) Ta có $2sin 2x - sin 4x = 0$

$\Leftrightarrow  2sin 2x - 2sin 2x cos 2x = 0$

$ \Leftrightarrow 2sin 2x(1 -cos2x) = 0$

$ \Leftrightarrow sin2x = 0$ hoặc $cos2x =1$

Do $sin^{2}2x+cos^{2}2x=1$ nên cos 2x = 1 kéo theo sin 2x = 0, do đó phương trình đã cho tương đương với

$sin2x= 0 \Leftrightarrow 2x = k\pi \Leftrightarrow x = k\frac{\pi}{2} ( k \in \mathbb{Z})$

c) Ta có $cos^{6}x -sin^{6}x=0$

$ \Leftrightarrow cos^{6}x =sin^{6}x$

$ \Leftrightarrow (cos^{2}x)^{3} = (sin^{2}x)^{3}$

$ \Leftrightarrow cos^{2}x = sin^{2}x$

$ \Leftrightarrow cos^{2}x -sin^{2}x=0$

$ \Leftrightarrow cos2x=0$

$ \Leftrightarrow 2x  =\frac{\pi}{2} + k\pi (k \in \mathbb{Z})$

$ \Leftrightarrow x = \frac{\pi}{4} + k\frac{\pi}{2} (k \in \mathbb{Z})$

d) Điều kiện $sinx \neq 0$ và $cos2x \neq 0$

Ta có $tan 2x cot x = 1$

$ \Leftrightarrow tan2x = \frac{1}{cotx}$

$ \Leftrightarrow tan2x = tanx$

$ \Leftrightarrow 2x = x +k\pi (k \in \mathbb{Z})$

$ \Leftrightarrow x = k\pi ( k \in \mathbb{Z})$

Ta thấy $ x = k\pi ( k \in \mathbb{Z})$ không thoả mãn điều kiện $sinx \neq 0$

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.

1.28. Tìm các giá trị của x để giá trị tương ứng của các hàm số sau bằng nhau:

a) $y=cos(2x-\frac{\pi}{3})$ và $y=cos(x-\frac{\pi}{4})$

b) $y=sin(3x-\frac{\pi}{4})$ và $y= sin(x-\frac{\pi}{6})$

Hướng dẫn trả lời:

a) Ta có: $cos(2x-\frac{\pi}{3}) = cos(x-\frac{\pi}{4})$

$ \Leftrightarrow 2x -\frac{\pi}{3} = x-\frac{\pi}{4} +k2\pi$ hoặc $2x-\frac{\pi}{3}=-(x-\frac{\pi}{4})+k2\pi$ $(k \in \mathbb{Z})$

$ \Leftrightarrow x =\frac{\pi}{12} +k2\pi$ hoặc $x = \frac{7\pi}{36} +k\frac{2\pi}{3}$ $(k \in \mathbb{Z})$

b) Ta có: $sin(3x-\frac{\pi}{4}=sin(x-\frac{\pi}{6})$

$ \Leftrightarrow 3x-\frac{\pi}{4}=x-\frac{\pi}{6} + k2\pi$ hoặc $3x-\frac{\pi}{4}=\pi-(x-\frac{\pi}{6})+k2\pi$ $(k \in \mathbb{Z})$

$ \Leftrightarrow x =\frac{\pi}{24} +k2\pi$ hoặc $x=\frac{17\pi}{48} +k\frac{\pi}{2}$ $(k \in \mathbb{Z})$

1.29. Một chiếc guồng nước có dạng hình tròn bán kính 2,5 m; trục của nó đặt cách mặt nước 2 m (hình bên). Khi guồng quay đều, khoảng cách h (mét) tính từ một chiếc gầu gắn tại điểm A trên guồng đến mặt nước là h = |y| trong đó

$y=2+2,5sin2\pi (x-\frac{1}{4})$

với x là thời gian quay của guồng ($x \geq 0$), tính bằng phút; ta quy ước rằng y > 0 khi gầu ở trên mặt nước và y < 0 khi gầu ở dưới mặt nước.

a) Khi nào chiếc gầu ở vị trí cao nhất? Thấp nhất?

b) Chiếc gầu cách mặt nước 2 mét lần đầu tiên khi nào?

 Hướng dẫn trả lời:

Hướng dẫn trả lời:

a) Vì $-1 \leq sin2\pi (x-\frac{1}{4}) \leq 1$  nên $-2,5 \leq 2,5 sin2\pi (x-\frac{1}{4}) \leq 2,5$  và do đó ta có $2-2,5 \leq 2+2,5sin2\pi (x-\frac{1}{4}) \leq 2+ 2,5$

Hay $-0,5 \leq 2 + 2,5 sin2\pi (x-\frac{1}{4}) \leq 4,5 \forall x \in \mathbb{R}$

Suy ra, gầu ở vị trí cao nhất khi $sin 2\pi (x-\frac{1}{4})=1$

$\Leftrightarrow 2\pi(x-\frac{1}{4})=\frac{\pi}{2} +k2\pi (k \in \mathbb{Z})$

$\Leftrightarrow x=\frac{1}{2} +k (k \in \mathbb{Z})$ Do $x \geq 0$ nên $x=\frac{1}{2}+k (k \in \mathbb{N})$

Vậy gầu ở vị trí cao nhất tại các thời điểm 12,32,52,...12,  32,  52,...  phút.

Tương tự, gầu ở vị trí thấp nhất khi $sin2\pi(x-\frac{1}{4})=-1$

$\Leftrightarrow 2\pi(x-\frac{1}{4})=\frac{\pi}{2}+k2\pi (k \in \mathbb{Z})$

$x=\frac{1}{2} + k(k\in \mathbb{Z})$. Do $x \geq 0$ nên $x =k ( k \in \mathbb{N})$

Vậy gàu ở vị trí thấp nhất tại các thời điểm 0, 1, 2, 3, ... phút.

b) Gầu cách mặt nước 2 m khi $2+2,5 sin2\pi (x-\frac{1}{4})=2$

$\Leftrightarrow sin2\pi (x-\frac{1}{4})=0$

$\Leftrightarrow 2\pi (x-\frac{1}{4})=k\pi (k \in \mathbb{Z})$

$\Leftrightarrow x = \frac{1}{4} +\frac{k}{2} (k \in \mathbb{Z})$

Do $x \geq 0$ nên $x =\frac{1}{4}+\frac{k}{2} (k \in \mathbb{N})$

Vậy chiếc gầu cách mặt nước 2 m lần đầu tiên tại thời điểm $x=\frac{1}{4}$ phút.

1.30. Số giờ có ánh sáng mặt trời của một thành phố A trong ngày thứ t (ở đây t là số ngày tính từ ngày 1 tháng giêng) của một năm không nhuận được mô hình hóa bởi hàm số

$L(t) =12+2,83sin(\frac{2\pi}{365} (t-80))$ với $t \in \mathbb{Z}$ và $0 <t \leq 365$

a) Vào ngày nào trong năm thì thành phố A có ít giờ ánh sáng mặt trời nhất?

b) Vào ngày nào trong năm thì thành phố A có nhiều giờ ánh sáng mặt trời nhất?

c) Vào ngày nào trong năm thì thành phố A có khoảng 10 giờ ánh sáng mặt trời?

Hướng dẫn trả lời:

Vì $-1\leq sin(\frac{2\pi}{365}(t-80)) \leq 1$  

Nên $-2,83 \leq 2,83sin(\frac{2\pi}{365}(t-80)) \leq 2,83$

Suy ra $12-2,83 \leq 12 + 2,83sin(\frac{2\pi}{365}(t-80)) \leq 12 + 2,83$

hay $9,17 \leq 12 + 2,83sin(\frac{2\pi}{365}(t-80)) \leq 14,83 \forall t \in \mathbb{R}$

a) Ngày thành phố A có ít giờ ánh sáng mặt trời nhất ứng với

$sin(\frac{2\pi}{365}(t-80))=-1$

$\Leftrightarrow \frac{2\pi}{365} (t-80) =-\frac{\pi}{2}+k2\pi (k \in \mathbb{Z})$

$\Leftrightarrow t =-\frac{45}{4} + 365k ( k\in \mathbb{Z})$

Vì $0 <t \leq 365$ nên k = 1 suy ra $t=-\frac{45}{4}+365=353,75$

Như vậy, vào ngày thứ 353 của năm, tức là khoảng ngày 20 tháng 12 thì thành phố A sẽ có ít giờ ánh sáng mặt trời nhất.

b) Ngày thành phố A có nhiều giờ ánh sáng mặt trời nhất ứng với  

$sin(\frac{2\pi}{365}(t-80))=1$

$ \Leftrightarrow \frac{2\pi}{365} (t-80)=\frac{\pi}{2}+k2\pi ( k\in \mathbb{Z})$

$ \Leftrightarrow t =\frac{685}{4} + 365k ( k\in \mathbb{Z})$

Vì $0 < t\leq 365$ nên k = 0 suy ra $t =\frac{685}{4}=171,25$

Như vậy, vào ngày thứ 171 của năm, tức là khoảng ngày 20 tháng 6 thì thành phố A sẽ có nhiều giờ ánh sáng mặt trời nhất.

c) Thành phố A có khoảng 10 giờ ánh sáng mặt trời trong ngày nếu

$12 + 2,83 sin(\frac{2\pi}{365}(t-80))=10$

$ \Leftrightarrow sin(\frac{2\pi}{365}(t-80))=\frac{-200}{283}$

$\Leftrightarrow \frac{2\pi}{365}(t-80) \approx -0,78 +k2\pi$ hoặc $\frac{2\pi}{365}(t-80) \approx 3,93 +k2\pi$ $(k \in \mathbb{Z})$

Từ đó ta được $t \approx 34,69 + 365 k$ hoặc $t \approx 308,2 + 365k$ $(k\in \mathbb{Z})$

Vì $0 < t \leq 365$ nên k = 0 suy ra $t \approx 34,69$ hoặc $t \approx 308,3$

Như vậy, vào khoảng ngày thứ 34 của năm, tức là ngày 3 tháng 2 và ngày thứ 308 của năm, tức là ngày 4 tháng 11 thành phố A sẽ có 10 giờ ánh sáng mặt trời.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Toán học 11 Kết nối, Giải SBT Toán học 11 Kết nối, Giải sách bài tập Toán học 11 Kết nối Bài 4: Phương trình lượng giác cơ bản

Xem thêm các môn học

Giải SBT toán 11 tập 1 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com