Câu hỏi: Khi nhập dữ liệu vào một bảng của CSDL quan hệ, theo em có thể gặp những lỗi nào? Em hãy cho ví dụ?
Hướng dẫn trả lời:
Những lỗi có thể gặp khi nhập dữ liệu vào một bảng của CSDL quan hệ:
- Lỗi vi phạm ràng buộc toàn vẹn như ràng buộc khoá, ràng buộc khoá ngoài.
- Lỗi vi phạm ràng buộc miền giá trị, tức là không đưa vào giá trị nằm ngoài tập giá trị được chấp nhận.
Ví dụ: Biểu mẫu ở Hình 3 dùng để nhập dữ liệu. Dữ liệu của các trường ở nửa bên trên biểu mẫu (Mã định danh, Giới tính…) được hiển thị nhưng gặp lỗi ràng buộc khoá không cho thay đổi.
Câu 1: Theo em, có những bất lợi nào trong việc mở một bảng CSDL quan hệ rồi trực tiếp cập nhập dữ liệu (thêm bản ghi, sửa các bản ghi trong đó)?
Hướng dẫn trả lời:
Những bất lợi trong việc mở một bảng CSDL quan hệ rồi trực tiếp cập nhật dữ liệu:
- Ngăn ngừa các lỗi ràng buộc toàn vẹn: Điều này giúp ngăn chặn các cập nhật dữ liệu mà vi phạm các ràng buộc toàn vẹn như ràng buộc khoá chính và khoá ngoại.
- Tránh các lỗi ràng buộc dữ liệu không hợp lệ: Các biểu mẫu này cũng giúp tránh các cập nhật dữ liệu không hợp lệ, tức là cập nhật giá trị nằm ngoài tập giá trị được chấp nhận.
Nhiệm vụ 1: Thầy, cô giáo đã dựng sẵn 3 bảng: SÁCH, NGƯỜI ĐỌC, MƯỢN TRẢ cùng một vài biểu mẫu trong CSDL Thư viện (tạo bằng Access). Em hãy sử dụng biểu mẫu NHẬP DỮ LIỆU MƯỢN-TRẢ SÁCH đã có để nhập 3 bản ghi mới cho bảng MƯỢN-TRẢ.
Hướng dẫn trả lời:
- Bước 1: Mở ứng dụng Microsoft Access.
- Bước 2: Khởi động Cơ sở dữ liệu Thư viện, sau đó chọn biểu mẫu NHẬP DỮ LIỆU MƯỢN-TRẢ SÁCH.
- Bước 3: Trong biểu mẫu vừa mở, nhập ít nhất 3 bản ghi dữ liệu.
- Bước 4: Tìm và mở biểu mẫu XEM THÔNG TIN MƯỢN-TRẢ SÁCH để kiểm tra xem những bản ghi được nhập ở Bước 3 đã xuất hiện trong bảng MƯỢN-TRẢ hay chưa.
- Bước 5: Khi hoàn tất công việc với Cơ sở dữ liệu Thư viện, trên bảng điều hướng, chọn Tệp và sau đó nhấn nút Đóng để đóng Cơ sở dữ liệu này.
Nhiệm vụ 2: Khám phá cách dùng công cụ tạo biểu mẫu trong Access.
Hướng dẫn trả lời:
- Bước 1: Khởi động Cơ sở dữ liệu HỌC SINH 11 và mở bảng HỌC SINH 11.
- Bước 2: Nhấp chuột vào tùy chọn "Tạo" để hiển thị các công cụ tạo biểu mẫu, trong đó bao gồm các công cụ tạo biểu mẫu (Hình 5).
- Bước 3: Chọn và khám phá công cụ Form Wizard. Chọn các trường cho biểu mẫu, thiết lập kiểu cho biểu mẫu, đặt tên biểu mẫu và sau đó nhấp Finish.
- Bước 4: Đóng CSDL HỌC SINH 11 để hoàn tất phiên làm việc với CSDL này.
Câu 1: Nếu là người xây dựng một CSDL quản lí học sinh khối 11 của trường mình, em sẽ xây dựng những biểu mẫu nào? Mỗi biểu mẫu em định thiết kế sẽ có chức năng nào và đem lại thuận lợi gì, cho ai?
Hướng dẫn trả lời:
Em sẽ xây dựng như sau:
- Biểu mẫu quản lý thông tin học sinh: Lưu trữ thông tin cá nhân của học sinh (tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số điện thoại liên hệ khi cần...)
- Biểu mẫu quản lý sức khỏe học sinh: Theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ của học sinh, phát hiện sớm những dấu hiệu sức khỏe bất thường cần theo dõi và lưu ý.
- Biểu mẫu theo dõi kết quả học tập: Giám sát quá trình học tập của học sinh để đánh giá và xếp loại cuối năm.
- Biểu mẫu mượn trả sách từ thư viện: Ghi lại thông tin của người mượn sách (tên, ngày mượn) để tránh trường hợp thư viện mất sách mà không biết nguyên nhân.
=> Những biểu mẫu này được thiết kế để hỗ trợ người quản lý trong việc giám sát, theo dõi và sàng lọc thông tin một cách hiệu quả, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và tránh mất thông tin không cần thiết.
Câu 1: Trong các câu sau câu nào đúng?
a. Mỗi biểu mẫu đều được dùng chung cho tất cả mọi người sử dụng CSDL.
b. Mỗi biểu mẫu là một cửa sổ cho người dùng xem toàn bộ thông tin trong một bảng CSDL.
c. Khi cập nhập dữ liệu, cần sử dụng biểu mẫu vì có thể đảm bảo được ràng buộc khoá và khoá ngoài, tránh được nhiều sai lầm về dữ liệu.
d. Biểu mẫu là một giao diện được thiết kế để kiểm soát các truy cập của người dùng đến CSDL
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án đúng: c.