Ôn tập kiến thức Tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng Cánh diều bài 3: Liên kết các bảng trong cơ sở dữ liệu

Ôn tập kiến thức Tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng Cánh diều bài 3: Liên kết các bảng trong cơ sở dữ liệu. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI BẢNG

a) Các lựa chọn kết nối dữ liệu

- Thiết lập mối quan hệ giữa hai bảng nhằm mục đích nối (join) dữ liệu giữa hai bản ghi tương ứng trong mỗi bảng.

- Quan hệ 1 – ∞ phổ biến nhất giữa hai bảng có ba lựa chọn thuộc tính của phép nối dữ liệu (Join Properties).

1: Chỉ nối các bản ghi nếu các giá trị trường được kết nối trùng khớp nhau. Đây là phép nối trong (Inner join).

2: Lấy tất cả các bản ghi trong bảng bên trái nhưng chỉ nối với các bản ghi của bảng bên phải khớp giá trị trong trường được kết nối. Đây là phép nối ngoài bên trái (Left outer join).

3: Lấy tất cả các bản ghi trong bảng bên phải nhưng chỉ nối với bản ghi của bảng bên trái khớp giá trị trong trường được kết nối. Đây là phép nối ngoài bên phải (Right outer join).

- Access đánh dấu lựa chọn 1: theo mặc định.

1. THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI BẢNG a) Các lựa chọn kết nối dữ liệu  - Thiết lập mối quan hệ giữa hai bảng nhằm mục đích nối (join) dữ liệu giữa hai bản ghi tương ứng trong mỗi bảng.  - Quan hệ 1 – ∞ phổ biến nhất giữa hai bảng có ba lựa chọn thuộc tính của phép nối dữ liệu (Join Properties).  1: Chỉ nối các bản ghi nếu các giá trị trường được kết nối trùng khớp nhau. Đây là phép nối trong (Inner join).  2: Lấy tất cả các bản ghi trong bảng bên trái nhưng chỉ nối với các bản ghi của bảng bên phải khớp gi

b) Thao tác thiết lập, chỉnh sửa, xóa mối quan hệ giữa hai bảng

- Chọn Database Tools\Relationships để mở vùng làm việc với các mối quan hệ. 

- Access hiển thị trực quan mối quan hệ giữa hai bảng bằng một đoạn thẳng nối hai bảng bằng một đoạn thẳng nối hai bảng, ghi kèm các cặp số 1 – 1 hay 1 – ∞ ở hai đầu đoạn nối nếu đã được thiết lập rõ ràng.

- Một bảng có thể liên kết với nhiều bảng khác.

- Quy trình thiết lập mối quan hệ giữa hai bảng gồm 3 bước lớn:

Bước 1. Đưa hộp thể hiện mỗi bảng vào vùng làm việc với các mối quan hệ (nếu trong đó còn chưa nhìn thấy bảng ta muốn):

1) Nháy nút lệnh Show Table. Hộp thoại Show Table xuất hiện.

2) Nháy đúp chuột lên tên bảng. Hộp thể hiện bảng sẽ xuất hiện.

Bước 2. Tạo quan hệ giữa hai bảng.

1) Kéo thả chuột từ trường khóa ngoài trong bảng con vào trường khóa chính trong bảng mẹ; hộp thoại Edit Relationships xuất hiện.

2) Đánh dấu hộp kiểm Enforce Referential Integrity (đảm bảo toàn vẹn tham chiếu) và chọn Create hay OK.

1. THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI BẢNG a) Các lựa chọn kết nối dữ liệu  - Thiết lập mối quan hệ giữa hai bảng nhằm mục đích nối (join) dữ liệu giữa hai bản ghi tương ứng trong mỗi bảng.  - Quan hệ 1 – ∞ phổ biến nhất giữa hai bảng có ba lựa chọn thuộc tính của phép nối dữ liệu (Join Properties).  1: Chỉ nối các bản ghi nếu các giá trị trường được kết nối trùng khớp nhau. Đây là phép nối trong (Inner join).  2: Lấy tất cả các bản ghi trong bảng bên trái nhưng chỉ nối với các bản ghi của bảng bên phải khớp gi

Bước 3. Xác định các lựa chọn liên kết dữ liệu.

1) Nháy nút Join Type để mở hộp thoại Join Properties (nếu chưa xuất hiện) để chọn thuộc tính cho phép nối dữ liệu thực thi mối quan hệ này.

2) Để nguyên như mặc định hoặc đánh dấu chọn thuộc tính kết nối đúng yêu cầu.

Chỉnh sửa mối quan hệ

1) Chọn mối quan hệ bằng cách nháy chuột lên đường nối hai bảng.

2) Nháy nút lệnh Edit Relationship.

Xóa mối quan hệ

Nháy chuột chọn mối quan hệ, nhấn phím Delete.

Chú ý: Nháy chuột phải lên đường nối hai bảng cũng xuất hiện bảng chọn nổi lên có hai lệnh Edit Relationship và Delete.

2. CỘT DỮ LIỆU TỪ TRA CỨU

- Sử dụng cột dữ liệu từ tra cứu giúp người dùng có thể chọn mục dữ liệu từ một danh sách thay cho gõ nhập.

- Cột dữ liệu từ tra cứu thường được áp dụng để thực thi toàn vẹn tham chiếu.

Hướng dẫn thao tác

- Thiết lập cột Số thẻ trong bảng Mượn – Trả thành cột dữ liệu từ tra cứu.

1) Mở bảng Mượn-Trả trong khung nhìn thiết kế.

2) Thiết lập lại Data Type của trường Số thẻ: Nháy dấu trỏ xuống để thả xuống danh sách chọn.

3) Nháy chọn Lookup Wizard (ở dòng cuối cùng) sẽ làm xuất hiện một loạt hộp thoại để đánh dấu các lựa chọn.

4) Hộp thoại thứ nhất: Đánh dấu chọn “I want the lookup field to get the values from another table or query”; chọn Next.

2. CỘT DỮ LIỆU TỪ TRA CỨU - Sử dụng cột dữ liệu từ tra cứu giúp người dùng có thể chọn mục dữ liệu từ một danh sách thay cho gõ nhập.  - Cột dữ liệu từ tra cứu thường được áp dụng để thực thi toàn vẹn tham chiếu.  Hướng dẫn thao tác  - Thiết l

5) Hộp thoại thứ hai: Chọn bảng hay truy vấn làm nguồn để tra cứu dữ liệu; chọn Next.

2. CỘT DỮ LIỆU TỪ TRA CỨU - Sử dụng cột dữ liệu từ tra cứu giúp người dùng có thể chọn mục dữ liệu từ một danh sách thay cho gõ nhập.  - Cột dữ liệu từ tra cứu thường được áp dụng để thực thi toàn vẹn tham chiếu.  Hướng dẫn thao tác  - Thiết l

6) Hộp thoại thứ ba: Chọn các trường dữ liệu trong bảng (hay truy vấn) vừa chọn; chọn Next.

2. CỘT DỮ LIỆU TỪ TRA CỨU - Sử dụng cột dữ liệu từ tra cứu giúp người dùng có thể chọn mục dữ liệu từ một danh sách thay cho gõ nhập.  - Cột dữ liệu từ tra cứu thường được áp dụng để thực thi toàn vẹn tham chiếu.  Hướng dẫn thao tác  - Thiết l

7) Hộp thoại thứ tư nhằm chọn trường muốn sắp xếp để tiện tra cứu; chọn Next.

8) Hộp thoại thứ năm: Đặt tên cho trường lookup, có thể giữ nguyên tên trường; chọn Finish.

2. CỘT DỮ LIỆU TỪ TRA CỨU - Sử dụng cột dữ liệu từ tra cứu giúp người dùng có thể chọn mục dữ liệu từ một danh sách thay cho gõ nhập.  - Cột dữ liệu từ tra cứu thường được áp dụng để thực thi toàn vẹn tham chiếu.  Hướng dẫn thao tác  - Thiết l

- Quan sát kết quả: Mở trong bảng khung nhìn bảng dữ liệu sẽ thấy có mũi tên trỏ xuống khi chọn ô để nhập dữ liệu cho trường.

Thiết lập đảm bảo toàn vẹn tham chiếu

- Nháy chọn Database Tools\Relationships sẽ thấy có đường nối giữa hai bảng hiển thị trực quan mối quan hệ tra cứu vừa thiết lập.

- Nháy chuột phải lên đường nối này; hộp thoại Edit Relationships xuất hiện. Đánh dấu hộp kiểm Enforce Referential Integrity và chọn OK.

3. THỰC HÀNH TẠO LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG TRONG CSDL

Nhiệm vụ 1. Tạo bảng Mượn-Trả theo thiết kế và thử nhập dữ liệu

Các bước thiết kế tương tự như trong bài học trước.

Chú ý:

1) Vẫn dùng khoá chính là ID như Access đã chọn mặc định.

2) Các cột Ngày mượn, Ngày Trả nên chọn thuộc tính Format phù hợp, ví dụ Short Date.

3) Nên hạn chế độ dài của các trường Số thẻ, Mã sách giống như ở các bảng Bạn Đọc, bảng Sách.

Nhiệm vụ 2. Thiết lập mối quan hệ và xác định thuộc tỉnh kết nối dữ liệu giữa các bảng

1) Thiết lập mối quan hệ 1 – ∞ từ bảng Sách và từ bảng Bạn Đọc tới bảng Mượn-Trả theo hướng dẫn trong mục "Thao tác thiết lập, chỉnh sửa, xóa mối quan hệ giữa hai bảng".

2) Thiết lập cột Số thẻ và cột Mã sách thành kiểu dữ liệu tra cứu.

Chú ý: Có thể phải xoá kết quả của yêu cầu 1 và sau đó thiết lập lại thành cột tra cứu.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng Cánh diều bài 3 Liên kết các bảng trong cơ sở dữ liệu, Kiến thức trọng tâm Tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng Cánh diều bài 3 Liên kết các bảng trong cơ sở dữ liệu

Xem thêm các môn học

Giải tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com