Ôn tập kiến thức Tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng Cánh diều bài 7: Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu

Ôn tập kiến thức Tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng Cánh diều bài 7: Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. CSDL TẬP TRUNG VÀ CSDL PHÂN TÁN

a) CSDL tập trung

- Một CSDL tập trung được lưu trữ trên một máy tính

- Vì tất cả dữ liệu được lưu trữ tại một máy tính duy nhất nên việc truy cập và điều phối dữ liệu dễ dàng hơn

- Trong quá trình khai thác, nếu CSDL tập trung gặp sự cố thì các chương trình ứng dụng CSDL không thể chạy được. 

b) CSDL phân tán

- CSDL phân tán: tập hợp dữ liệu được phân tán trên các máy tính khác nhau của một mạng máy tính. Mỗi nơi (site) của mạng máy tính có khả năng xử lí độc lập và thực hiện các ứng dụng cục bộ. Mỗi nơi cũng tham gia thực hiện ít nhất một ứng dụng toàn cục, yêu cầu truy xuất dữ liệu tại nhiều nơi bằng cách dùng hệ thống truyền thông con. 

- So với hệ CSDL tập trung, hệ CSDL phân tán có:

Ưu điểm:

+ Sự phân tán dữ liệu về mặt vật lí phù hợp với các tổ chức, doanh nghiệp lớn hoạt động trải rộng về mặt địa lí, phù hợp với các dịch vụ phủ rộng trên toàn cầu

+ Tính sẵn sàng và tính tin cậy của dữ liệu cao hơn. 

+ Mở rộng các tổ chức một cách linh hoạt. 

Nhược điểm:

+ Chi phí cao hơn do hệ thống phức tạp hơn, hệ thống phải làm ẩn đi sự phân tán dữ liệu đối với người dùng

+ Khó khăn hơn trong đảm bảo tính nhất quán dữ liệu và tính an ninh, đồng thời rất khó cung cấp một cái nhìn thống nhất cho người dùng. 

2. CÁC LOẠI KIẾN TRÚC CỦA CÁC HỆ CSDL

Mỗi hệ CSDL bao gồm 3 lớp:

- Lớp CSDL

- Lớp hệ quản trị CSDL

- Lớp các ứng dụng CSDL

a) Các kiến trúc phổ biến của hệ CSDL tập trung 

 Các hệ CSDL tập trung theo kiến trúc khách – chủ:

- Kiến trúc 1 tầng: kiến trúc đơn giản nhất, toàn bộ CSDL được lưu trữ tại một máy tính và chỉ được khai thác tại máy tính này

- Kiến trúc 2 tầng: kiến trúc có CSDL được lưu trữ ở một máy chủ trên mạng (được xem là tầng 2), thành phần trình bày dữ liệu cho người khai thác được cài đặt trên máy khách kết nối được với mạng (được xem là tầng 1) 

- Kiến trúc 3 tầng: kiến trúc mở rộng của kiến trúc 2 tầng. Tầng 1 vẫn là thành phần trình bày dữ liệu. Tầng 3 là máy chủ chứa CSDL  

b) Các kiến trúc phổ biến của hệ CSDL phân tán

Hệ CSDL phân tán có một số mô hình kiến trúc phổ biến như: 

- Kiến trúc ngang hàng cho hệ CSDL phân tán có mỗi máy tính hoạt động như một máy khách và máy chủ để truyền tải các dịch vụ CSDL. Các máy tính ngang hàng với nhau trong khả năng chia sẻ nguồn tài nguyên dữ liệu của nó với các máy tính khác và ngang hàng trong khả năng điều phối các hoạt động

- Kiến trúc khách – chủ cho hệ CSDL cũng là kiến trúc khách – chủ như đã biết, nhưng khác với ở hệ CSDL tập trung, hệ CSDL phân tán có nhiều máy chủ CSDL.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng Cánh diều bài 7 Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu, Kiến thức trọng tâm Tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng Cánh diều bài 7 Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu

Xem thêm các môn học

Giải tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net