Hướng dẫn giải nhanh Tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng Cánh diều bài 2: Bảng và khoá chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng bộ sách Cánh diều bài 2: Bảng và khoá chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

KHỞI ĐỘNG

Câu 1: Hồ sơ học sinh một lớp được tổ chức theo dạng bảng: mỗi hàng chứa dữ liệu về một học sinh, mỗi cột chứa dữ liệu về một thuộc tính của học sinh như: họ và tên, ngày sinh, …Theo em, cách tổ chức như vậy có ưu điểm gì trong việc quản lí thông tin học sinh của một lớp?

Hướng dẫn trả lời:

Ưu điểm: giúp người sử dụng dễ dàng khai thác dữ liệu, tìm hiểu thông tin phục vụ nhu cầu của bản thân để đưa ra các quyết định phù hợp, kịp thời. Bản chất của việc khai thác một CSDL là tìm kiếm dữ liệu và kết xuất thông tin cần tìm, công việc này còn được gọi là truy vấn CSDL.

1. TỔ CHỨC DỮ LIỆU TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ CÁC THAO TÁC TRÊN DỮ LIỆU

Câu 1: Theo em, mỗi học sinh cần phải có riêng một Mã định danh để đưa vào hồ sơ quản lý hay không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Vì:

- Trong một số bảng, không có hai bản ghi nào hoàn toàn giống nhau.

- Trong cùng một bảng, mỗi trường đều có một tên riêng biệt so với tất cả các trường khác.

- Mỗi bảng có một tên riêng biệt so với các bảng khác trong cơ sở dữ liệu.

- Mỗi ô trong bản ghi chỉ chứa duy nhất một giá trị.

VẬN DỤNG

Câu 1: Để tiếp tục xây dựng CSDL quản lý một thư viện, em hãy cho biết:

a. Dự kiến của em về cấu trúc bảng người đọc, biết rằng bảng này dùng để lưu trữ dữ liệu về những người có thẻ thư viện.

b. Trong các trường của bảng người đọc, nên chọn trường nào làm khóa chính, Giải thích vì sao?

c. Hãy nêu ví dụ cụ thể về nhập dữ liệu cho bảng người đọc nhưng vi phạm ràng buộc khoá?

Hướng dẫn trả lời:

a. Dự kiến của em về cấu trúc bảng người đọc: Mã người đọc, tên người đọc, số CMND, ngày sinh, quê quán, thông tin về vi phạm.

b. Trong các trường của bảng người đọc, nên chọn trường Mã người đọc làm khóa chính. Giải thích vì: nó đại diện cho một tập hợp trường có tính chất duy nhất: mỗi bản ghi của các trường này xác định một cách duy nhất một bản ghi trong bảng và không thể loại bỏ bất kỳ trường nào khỏi tập hợp đó mà vẫn duy trì tính chất này.

c. Ví dụ cụ thể về vi phạm ràng buộc khoá:

Nhập hai bản ghi trùng lặp: nếu trường Mã người đọc (khoá chính) giống nhau trong hai bản ghi, điều này sẽ vi phạm ràng buộc khoá.

CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA

Câu 1: Trong các câu sau đây, những câu nào đúng?

a. Trong CSDL quan hệ, mỗi bảng chỉ có một khoá.

b. Khoá của một bản ghi chỉ là một trường

c. Nêu hai bản ghi khác nhau thì giá trị khoá của chúng là khác nhau.

d. Các hệ quản trị CSDL quan hệ tự động kiểm tra ràng buộc khoá để đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng: c, d.

Tìm kiếm google: Giải ngắn gọn Tin học 11 cánh diều bài 2 Bảng và khoá chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ, Giải ngắn gọn Tin học 11 cánh diều bài 2 Bảng và khoá chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ

Xem thêm các môn học

Giải tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com