- TRẮC NGHIỆM
- NHẬN BIẾT (11 câu)
Câu 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. M là trung điểm của SC. Hình chiếu song song của điểm M theo phương AB lên mặt phẳng (SAD) là điểm nào sau đây?
- S
- trung điểm của SD
- A
- D
Câu 2: Cho hình bình hành ABCD. Gọi Bx, Cy, Dz là các đường thẳng song song lần lượt với nhau đi qua B, C, D và nằm về một phía của mặt phẳng (ABCD), đồng thời không nằm trong mặt phẳng (ABCD). Một mặt phẳng đi qua A và cắt Bx, Cy, Dz lần lượt tại B’,C’,D’ với BB’ = 2, DD’ = 4. Khi đó CC’ bằng
- 3
- 4
- 5
- 6
Câu 3: Cho hình vuông ABCD và tam giác đều SAB nằm trong hai mặt phẳng khác nhau. Gọi M là điểm di động trên đoạn AB. Qua M vẽ mặt phẳng (α) song song với ( SBC). Thiết diện tạo bởi (α) và hình chóp S.ABCD là hình gì?
- Tam giác
- Hình bình hành
- Hình thang
- Hình vuông
Câu 4: Cho hình vuông ABCD và tam giác đều SAB nằm trong hai mặt phẳng khác nhau. Gọi M là điểm di động trên đoạn AB. Qua M vẽ mặt phẳng (α) song song với (SBC). Gọi N, P, Q lần lượt là giao của mặt phẳng (α) với các đường thẳng CD, DS, SA. Tập hợp các giao điểm I của hai đường thẳng MQ và NP là
- Đường thẳng
- Nửa đường thẳng
- Đoạn thẳng song song với AB
- Tập hợp rỗng
Câu 5: Hình biểu diễn của một tam giác đều là hình nào sau đây?
- Tam giác đều
- Tam giác cân
- Tam giác vuông
- Tam giác
Câu 6: Hình biểu diễn của một hình thoi là hình nào sau đây?
- hình thoi
- hình bình hành
- hình thang
- hình tứ giác
Câu 7: Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Gọi I,J lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC và A’B’C’. Thiết diện tạo bởi mặt phẳng (AIJ) với hình lăng trụ đã cho là
- Tam giác cân
- Tam giác vuông
- Hình thang
- Hình bình hành
Câu 8: Cho tứ diện đều S.ABC cạnh bằng a. Gọi I là trung điểm của đoạn AB, M là điểm di động trên đoạn AI. Qua M vẽ mặt phẳng(α) song song với (SIC). Thiết diện tạo bởi (α) và tứ diện S.ABC là
- Tam giác cân tại M
- Tam giác đều
- Hình bình hành
- Hình thoi
Câu 9: Tìm mệnh đề đúng
- Nếu hai mặt phẳng (α) và (β) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong hai mặt phẳng (α) đều song song với (β)
- Nếu hai mặt phẳng (α) và (β) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong (α) đều song song với mọi đường thẳng nằm trong (β)
- Nếu hai đường thẳng song song với nhau lần lượt nằm trong hai mặt phẳng phân biệt (α) và(β) thì (α) và(β) song song với nhau
- Qua một điểm nằm ngoài mặt phẳng cho trước ta vẽ được một và chỉ một đường thẳng song song với mặt phẳng cho trước đó
Câu 10: Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J, K lần lượt là trung điểm của AC, BC và BD (hình bên). Giao tuyến của hai mặt phẳng (ABD) và (IJK) là
- KD
- KI
- Đường thẳng qua K và song song với AB
- Không có
Câu 11: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AD và BC, G là trọng tâm tam giác BCD. Khi ấy giao tuyến của MG và mặt phẳng (ABC) là
- điểm N.
- điểm C.
- Giao điểm của đường thẳng MG và đường thẳng BC.
- Giao điểm của đường thẳng MG và đường thẳng AN.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Tìm mệnh đề đúng
- Nếu hai mặt phẳng (α) và (β) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong hai mặt phẳng (α) đều song song với (β)
- Nếu hai mặt phẳng (α) và (β) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong (α) đều song song với mọi đường thẳng nằm trong (β)
- Nếu hai đường thẳng song song với nhau lần lượt nằm trong hai mặt phẳng phân biệt (α) và(β) thì (α) và(β) song song với nhau
- Qua một điểm nằm ngoài mặt phẳng cho trước ta vẽ được một và chỉ một đường thẳng song song với mặt phẳng cho trước đó
Câu 2: Cho các đường thẳng không song song với phương chiếu. Khẳng định nào sau đây là đúng?
- Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song.
- Phép chiếu song song có thể biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng cắt nhau.
- Phép chiếu song song có thể biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng chéo nhau.
- Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau.
Câu 3: Cho các đoạn thẳng không song song với phương chiếu. Khẳng định nào sau đây là đúng?
- Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng cùng nằm trên hai đường thẳng.
- Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng khi và chỉ khi hai đoạn thẳng đó cùng nằm trên một đường thẳng.
- Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng khi và chỉ khi hai đoạn thẳng đó cùng nằm trên hai đường thẳng song song.
- Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng hoặc nằm trên hai đường thẳng song song.
Câu 4: Khẳng định nào sau đây là đúng?
- Hình biểu diễn một đường tròn là một đường tròn.
- Hình biểu diễn của một đường tròn có thể là nửa đường tròn.
- Hình biểu diễn của một đường tròn có thể là nửa đường eclip
- Hình biểu diễn của một đường tròn là một đường elip.
Câu 5: Khẳng định nào sau đây là sai?
- Phép chiếu song song biến đường trung bình tam giác thành đường trung bình tam giác ảnh.
- Phép chiếu song song biến đường trung bình hình thang thành đường trung bình hình thang ảnh.
- Phép chiếu song song biến đường trung tuyến tam giác thành đường trung tuyến tam giác ảnh.
- Phép chiếu song song có thể biến đường trung tuyến tam giác thành đường thẳng không phải là trung tuyến tam giác ảnh.
Câu 6: Khẳng định nào sau đây là đúng.
- Hình biểu diễn của một hình bình hành là một hình bình hành.
- Hình biểu diễn của một hình chữ nhật là một hình chữ nhật.
- Hình biểu diễn của một hình vuông là một hình vuông.
- Hình biểu diễn của một hình thoi là một hình thoi.
Câu 7: Khẳng định nào sau đây là sai?
- Phép chiếu song song biến trung điểm của đoạn thẳng thành trung điểm của đoạn thẳng hình chiếu.
- Phép chiếu song song biến trọng tâm tam giác thành trọng tâm tam giác hình chiếu.
- Phép chiếu song song biến tam của hình bình hành thành tâm của hình bình hành.
- Phép chiếu song song có thể biến trọng tâm tam giác thành một điểm không phải là trọng tâm tam giác hình chiếu.
- Tập hợp rỗng
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Cho tứ diện ABCD. Gọi M là trung điểm của AB. Tìm hình chiếu của M trên mp(BCD) theo phương AC?
- Trung điểm BD
- Trung điểm BC
- Trọng tâm giác BCD
- Điểm B
-----------Còn tiếp --------