Soạn mới giáo án Âm nhạc 10 chân trời sáng tạo bài 3: Kĩ thuật đàn liền tiếng (3 tiết)

Soạn mới giáo án Âm nhạc 10 CTST bài Kĩ thuật đàn liền tiếng (3 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 3: KĨ THUẬT ĐÀN LIỀN TIẾNG

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS:

  • Biết chơi đàn phím điện tử đúng tư thế và đúng kĩ thuật đàn liền tiếng.
  • Thể hiện đúng cao độ, trường độ các bài tập tiết tấu, giai điệu, hòa âm; duy trì được tốc độ ổn định.
  • Biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.
  1. Năng lực

- Năng lực chung: 

  • Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp.
  • Biết chủ động trong học tập, tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.

- Năng lực riêng: 

  • Biết chơi đàn phím điện tử đúng tư thế và đúng kĩ thuật đàn liền tiếng.
  • Thể hiện đúng cao độ, trường độ các bài tập tiết tấu, giai điệu, hòa âm; duy trì được tốc độ ổn định.
  • Biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.
  1. Phẩm chất:
  • Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
  • HS biết cảm thụ cái đẹp, nâng cao thẩm mĩ nghệ thuật thông qua việc chơi nhạc cụ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:

- SGK, SGV, Giáo án.

- Đàn phím điện tử, piano, máy đếm nhịp, hệ thống âm thanh.

- Máy chiếu (nếu có).

  1. Đối với HS: SGK, nhạc cụ cần thiết.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.
  3. Nội dung: HS cảm nhận về sự khác biệt giữa 2 mẫu đàn.
  4. Sản phẩm học tập:

- HS nêu cảm nhận về âm sắc của kĩ thuật đàn liền tiếng.

- HS nêu cảm nhận về sự khác biệt giữa 2 mẫu.

- HS phát biểu về tính chất âm nhạc của hai đoạn nhạc được nghe.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đàn cho HS lắng nghe giai điệu bài Waltz số 2 (tác giả Schostavich) theo nhiều 2 mẫu:

+ Mẫu 1: Đàn liền tiếng (Legato)

+ Mẫu 2: Đàn rời tiếng (non-legato)

- GV yêu cầu HS:

Nhận xét về âm thanh: ngân vang hay ngắt rời ?

+ Nhận xét về giai điệu: liền mạch hay đứt quãng?

+ Nêu cảm nhận về âm sắc của đàn liền tiếng.

+ Sự khác biệt giữa 2 mẫu.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và thi đua nêu nhận xét về cách thể hiện giai điệu theo gợi ý của GV.

- HS lắng nghe và nêu cảm nhận về sự khác biệt giữa 2 mẫu.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi đại diện một số HS trả lời.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào tiết học: Đàn liền tiếng là kĩ thuật diễn tấu rất quen thuộc trong âm nhạc. Đàn liền tiếng như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua bài học ngày hôm nay - Bài 3: Kĩ thuật đàn liền tiếng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP

Hoạt động 1. Giới thiệu khái niệm kĩ thuật đàn liền tiếng

  1. Mục tiêu: HS nắm được khái niệm kĩ thuật đàn liền tiếng.
  2. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS quan sát các mẫu đàn liền tiếng để nhận biết kí hiệu của đàn liền tiếng.

- GV đàn và HS lắng nghe âm thanh, giai điệu của kĩ thuật đàn liền tiếng.

  1. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu được khái niệm kĩ thuật đàn liền tiếng; âm thanh, giai điệu, kí hiệu.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đàn lại mẫu 1: đàn liền tiếng (Legato) của bài Waltz số 2 và cho HS cảm nhận giai điệu.

- GV cho HS nên cảm nhận: âm thanh, giai điệu,…

- GV giới thiệu khái niệm về đàn liền tiếng.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nêu cảm nhận về âm thanh của đàn liền tiếng.

- HS chăm chú lắng nghe, ghi chép các khái niệm

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số học sinh tóm tắt lại kiến thức của đàn liền tiếng.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Giới thiệu khái niệm kĩ thuật đàn liền tiếng

- Đàn liền tiếng (legato) là kĩ thuật diễn tấu nốt nhạc sao cho âm thanh vang lên liền tiếng và đều đặn.

- Kí hiệu: đàn liền tiếng là một vòng cung đặt phía trên hoặc phía dưới nốt nhạc.

- Ví dụ:

 

----------------------Còn tiếp-------------------------

Soạn mới giáo án Âm nhạc 10 chân trời sáng tạo bài 3: Kĩ thuật đàn liền tiếng (3 tiết)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án âm nhạc 10 chân trời mới, soạn giáo án âm nhạc 10 mới chân trời bài Kĩ thuật đàn liền tiếng (3 tiết), giáo án soạn mới âm nhạc 10 chân trời

Soạn mới giáo án âm nhạc 10 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay