Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
nI.MỤC TIÊU:
- Nhận biết được các bậc chuyển hóa, dấu hóa.
- Năng lực chung:
+ Tự học theo hướng dẫn của giáo viên về các nội dung bài học.
+ Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu nhanh và đảm bảo trật tự; thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực âm nhạc: HS nhận biết được các kí hiệu âm nhạc và bước đầu vận dụng vào hoạt động hát, đọc nhạc, tìm hiểu bài hát...
- Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập, luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập.
1 - GV: đàn phím điện tử, kèn phím, bảng tương tác ( nếu có)
2 - HS: SGK âm nhạc 6, đồ dùng học tập..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi nghe và nhận biết cao độ”:
+ GV xướng âm các âm có bậc chuyển hóa và yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét về cao độ ( đi lên hoạc đi xuống) của các âm cùng tên trong nét nhạc nghe được.
VD: mẫu a
- GV dẫn dắt vào bài học mới.
Hoạt động: Tìm hiểu về bậc chuyển hóa, dấu hóa
- Nêu được định nghĩa các bậc chuyển hóa và ý nghĩa các loại dấu hoas
- Nhận biết được các bậc chuyển hóa trong bản nhạc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, chia nhóm và yêu cầu các nhóm đọc SGK, ghi lại, trình bày những dữ kiện liên quan về bậc chuyển hóa, dấu hóa; Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động, thực hiện các yêu cầu dưới sự điều hành của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Các HS tự nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đúc kết lại kiến thức để HS ghi nhớ các lý thuyết trên. | 1. Tìm hiểu về bậc chuyển hóa, dấu hóa. - Bậc chuyển hóa: mỗi bậc cơ bản có thể nâng cao hoặc hạ thấp. Những bậc được nâng cao hoặc hạ thấp đó gọi là bậc chuyển hóa. - Dấu hóa: là kí hiệu thay đổi cao độ các âm trong bản nhạc. Có 3 loại dấu hóa thường dùng: + Dấu thăng (♯) + Dấu giáng (♭) + Dấu bình (♮) Dấu hóa có 2 cách sử dụng: + Dấu hóa cố định ( hóa biểu) + Dấu hóa bất thường |
- GV chia nhóm và hướng dẫn HS đọc tên các nốt trong mẫu ở mục 2 ( tr51-SGK)
GV yêu cầu HS nêu tác dụng của dấu hóa trong đó.
- GV hướng dẫn HS mở lại bản nhạc một số bài hát đã học và nhận xét về các dấu hóa trong các bài hát đó như: Mùa khai trường, Tiếng chuông và ngọn cờ, Niềm tin thắp sáng trong tim em, Em đi trong tươi xanh…
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác