Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Nêu được đặc điểm và phân biệt âm sắc của đàn bầu, đàn nhị.
- Nêu được cảm nhận về trích đoạn tác phẩm “Cung đàn đất nước” qua tiếng đàn bầu.
- Năng lực chung:
+ Chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Giải quyết được các nhiệm vụ học tập được đặt ra theo cá nhân hoặc nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập.
- Năng lực âm nhạc: Rèn kĩ năng cảm nhận âm nhạc cho HS.
- Chăm chỉ: Tích cực, tự giác trong học tập, luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập.
1 - GV: SGK Âm nhạc 6, hình ảnh nhạc cụ ( đàn bầu, đàn nhị), các đoạn video clip biểu diễn nhạc cụ truyền thống có đàn bầu, đàn nhị, file âm thanh trích đoạn nhạc “Cung đàn đất nước”
2 - HS: SGK âm nhạc 6, vở ghi, Đồ dùng học tập..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV tổ chức hoạt động: “Hát và vận động theo bài hát”:
+ GV yêu cầu HS thực hiện lại bài hát “ Đi cắt lúa ” kết hợp vận động (hoặc gõ đệm).
- GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Em biết được những nhạc cụ truyền thống nào của Việt Nam? ( tên gọi, hình dạng…?)
+ Xem hình trong SGK, em nhận dạng được các loại nhạc cụ nào?
- GV dẫn dắt vào bài học mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đàn bầu, đàn nhị
- HS nhận biết được đàn bầu, đàn nhị và phân biệt được đàn bầu, đàn nhị ( hình dạng, âm sắc, tên gọi khác)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS nghe một đoạn nhạc hoặc xem một trích đoạn video clip biểu diễn hòa tấu nhạc cụ truyền thống có đàn bầu, đàn nhị. - Gv cho HS xem thêm hình ảnh và giới thiệu về hình dạng, kích cỡ, chất liệu, tên gọi khác của hai nhạc cụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý nghe và thực hiện hoàn thành các yêu cầu của GV. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay trình bày. Các HS khác chú ý lắng nghe và bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của các nhóm và tổng kết các đặc điểm chính về đàn bàu và đàn nhị. | 1. Tìm hiểu về nhạc cụ * Đàn bầu, đàn nhị là các nhạc cụ dây, dùng để đọc tấu, hòa tấu hoặc đệm cho hát. - Đàn bầu ( độc huyền cầm): + thuộc họ dây chi gẩy + đàn chỉ có một dây, người chơi dùng que để gảy vào dây, mmoojt đầu đàn có vòi tre dài uốn cong, xuyên ngang qua vỏ quả bầu nậm khô. => Nhạc cụ độc đáo, mang đậm sắc dân tộc Việt Nam với âm thanh đàn bầu rất đặc sắc: thánh thót, thiết tha, trầm tư, ngọt ngào… Tiếng đàn bầu da diết, sâu lắng dường như chứa đựng những thăng trầm của lịch sử, như tiếng nói chân tình, đằm thắm của người Việt Nam. - Đàn bầu ( độc huyền cầm, đàn cò…): + thuộc họ dây chi kéo, làm bằng gỗ. + có 2 dây, có cung vĩ đặt giữa hai dây, giữa hai dây; người chơi dùng tay phải kéo cung vĩ, tay trái bấm trên dây đàn. => Nhạc cụ truyền thống được du nhập vào Việt Nam từ xa xưa có âm thanh trong sáng, ngân nga, réo rắt, có khả năng diễn tả nhiều cung bậc tình cảm của con người: sâu lắng, buồn thảm, trữ tình, vui tươi… |
Hoạt động 2: Nghe trích đoạn tác phẩm “Cung đàn đất nước”
- HS nêu được cảm nhận và bộc lộ cảm xúc riêng sau kh nghe trích đoạn nhạc.
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác