Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 KNTT bài 2 Đọc 1: Nhớ đồng

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 KNTT bài Nhớ đồng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : NHỚ ĐỒNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt
  • HS hiểu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ: khát khao tự do, khát khao một sự thay đổi mang tính cách mạng trên quê hương
  • HS nhận biết và phân tích được đặc điểm cấu tứ cùng hệ thống hình ảnh tổ chức xoay quanh trục cảm xúc Nhớ đồng của bài thơ.
  • HS nhận biết và phân tích được dấu ấn tượng trưng trong bài thơ, chỉ ra được một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học thể hiện qua hệ thống ngôn từ của văn bản
  • HS biết trân trọng tình cảm gắn bó máu thịt với cảnh sắc con người và số phận của quê nghèo đang đứng trước ngưỡng của những thay đổi lớn lao.
  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nhớ đồng

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Nhớ đồng

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Yêu thương, có ý thức xây dựng quê hương đất nước.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Nhớ đồng
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về câu hỏi ở phần đầu bài
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về  câu hỏi ở đầu bài.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi gợi mở: Theo trải nghiệm của bạn, một nỗi nhớ thường được khởi đầu và phát triển như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đưa ra gợi ý: Một nỗi nhớ thường được bắt đầu từ những gì đơn giản nhất nó có thể bắt nguồn từ việc bạn thấy một sự vật sự việc nào đó, hay đôi khi chỉ là những lúc những nỗi buồn vu vơ kéo theo những nỗi nhớ hiền về…. Man mác rồi ồ ạt hiện về như thác lũ.
  • GV dẫn dắt vào bài: Nỗi nhớ là một cái gì đó vô cùng kì lạ nó vấn vương, nó réo rắt tâm hồn của mỗi người. Khởi nguồn của nỗi nhớ cũng có rất nhiều cung bậc, có khi là nhìn vật nhớ người, có khi chỉ cần một xúc tác nhỏ như một cành cây, ngọn cỏ, hoặc một tiếng vọng nào đó cũng khiến nỗi nhớ ùa về. Giống như nhà thơ Tố Hữu chỉ cần một tiếng hò ở ngoài song sắt mà nó như có một sức mạnh kì lạ kéo nhà thơ trở về với thực tại với bao nhiêu điều gắn bó yêu thương. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Nhớ đồng.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Nhớ đồng
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Nhớ đồng
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nhớ đồng
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc trình bày một số hiểu biết của em về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Nhớ đồng?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

aCuộc đời – sự nghiệp

- Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.

- Quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Ông từng được vinh danh là “lá cớ đầu” của nền thơ ca Cách Mạng Việt Nam sau thế kỉ XX.

- Thơ ông là tiếng nói trữ tình nhiệt huyết về những vấn đề lớn của đất nước và cách mạng mang đậm tính sử thi tràn đầy niềm tự hào và tin tưởng ở tương lai.

b. Tác phẩm

- Tác phẩm chính của ông gồm có: Thơ (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1972), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (2000)

- Nhớ đồng được viết trong khoảng thời gian tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ ( thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế).

- Sau ngày cách mạng tháng Tám thành công bài thơ được đưa vào tập Thơ ( tức Từ ấy).

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Nhớ đồng
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Nhớ đồng
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nhớ đồng
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1Nhan đề, bố cục và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Nhớ đồng

Em hiểu thế nào về nhan đề Nhớ đồng và theo em nhan đề đã bao quát hết ý nghĩa của bài thơ chưa?

+ Từ “đồng” trong nhan đề có ý nghĩa là gì?

+ Xác định bố cục bài thơ và ý nghĩa từng phần?

+ Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là gì?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2Nỗi nhớ thế giới bên ngoài với những cảnh với những con người đặc trưng của quê nghèo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết:

Tiếng hò xuất hiện từ đầu bài thơ có tác dụng gì?

+ Nỗi nhớ của người tù cộng sản đã được diễn tả qua những hình ảnh nào?

+ Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thức và nội dung của các khổ thơ 1,4,7,13? Nó được phân bố theo quy luật nào?

+ Điệp từ “đâu” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài? Ý nghĩa của nó với cấu tứ của bài thơ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

INhan đề, bố cục và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm

Nhan đề

+ Nhan đề bài thơ vô cùng đặc biệt. Chỉ cần đọc nhan đề ta có thể thấy nỗi nhớ bao quát trùm lên cả tác phẩm. nó được ví như một chiếc chìa khóa chi phối việc tổ chức văn bản của nhà thơ. Đó là nỗi nhớ thể hiện ở các khía cạnh:

·        Nhớ sắc màu, hương vị, cảnh quan đơn sơ mà quyến rũ của làng quê.

·        Nhớ nhịp sống trì đọng “không đồi” qua bao năm tháng của làng quê

·        Nhớ những con người cần cù lao động và luôn nuôi hi vọng trên những luống cày

·        Nhớ nỗi buồn cố hữu tỏa ra từ không gian làng quê

·        Nhớ những người quê “thiệt thà”, “chất phác” và những “dáng hình” ruột thịt.

·        Nhớ những ngày đi ra từ làng quê, bắt đầu dấn thân vào con đường Cách mạng và vui say với lí tưởng

·        Nhớ tất cả những gì thuộc về cuộc sống tự do bên ngoài nhà tù

+ Từ “đồng” trong nhan đề của bài thơ trước tiên là chỉ một không gian cụ thể là cánh đồng, “bãi đồng” nơi có những “ô mạ xanh mơn mởn”, nơi xuất hiện hình ảnh người nông dân “vãi giống tung trời những sớm mai”. Nhưng từ “đồng” còn mang ý nghĩa khái quát chỉ chung làng quê với sự thống nhất giữa cảnh và người. Hơn nữa, trong suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật trữ tình “đồng” chính là điểm tựa tinh thần, là toàn bộ cuộc sống bên ngoài nhà tù mà anh luôn hướng về. Đặc trong ngữ cảnh của bài thơ thì từ “đồng” quen thuộc đã được cấp thêm những nét nghĩa mới.

-       Bố cục của bài thơ

Có thể chia thành  2 đoạn hay 3 đoạn tùy theo.

+ Đoạn 1: 8 khổ thơ đầu: Nỗi nhớ thế giới bên ngoài với những cảnh, những con người đặc trưng cho quê nghèo muôn thưở.

+ Đoạn 2: 5 khổ còn lại: Nỗi nhớ bước đường hoạt động cách mạng vừa qua và niềm khao khát tự do

-   Cảm hứng chủ đạo

Là nỗi nhớ xuyên suốt và bao trùm cả tác phẩm. Nỗi nhớ những cảnh vật thế giới bên ngoài nhà lao và nỗi nhớ những ngày tháng hoạt động Cách mạng.

I.     Nỗi nhớ thế giới bên ngoài với những cảnh với những con người đặc trưng của quê nghèo

a.    Nỗi nhớ gắn với những hình ảnh con người đặc trưng của quê nghèo

- Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò, được lặp lại nhiều lần:

+ Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữ trời trưa → Nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh

Không gian đồng vắng.

Thời gian trưa vắng.

Hiu quạnh của đời buồn tủi nhọc nhằn.

Lòng người đang bị giam cầm trong tù ngục cách biệt với cuộc sống bên ngoài.

+ Tiếng hò đã đồng cảm, hoà điệu của nhiều nỗi hiu quạnh → Người chiến sĩ cách mạng thấy nhớ nhung da diết đồng quê, cuộc sống bên ngoài nhà tù.

- Tiếng than khắc khoải, da diết → Diễn tả cõi lòng hoang vắng vì bị cách biệt với thế giới bên ngoài → Nỗi hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.

Sự lặp lại → Nhấn mạnh liền ý liên kết nhiều nội dung khác nhau, tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng → Triền miên vì nỗi nhớ da diết.

- Đồng quê thể hiện lên đậm đà nỗi nhớ của tác giả: Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen.

→ Tất cả đều đơn sơ gần gũi quen thuộc, thân thương nhưng bị ngăn cách.

- Con người gần gũi thân thuộc thân thương:

+ Những lưng còng xuống luống cày.

+ Những bàn tay vãi giống.

+ Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc (linh hồn đã khuất).

- Nỗi nhớ chân thật đậm tình thương mến

ð  Nhớ đến bản thân mình: Nhớ tới những ngày tháng tự do hoạt động cách mạng. Thể hiện niềm say mê lí tưởng khao khát tự do sôi nổi cho nên càng thấy cô đơn với thực tại cuộc sống bị giam cầm.

b.    Khơi mở mạch cảm xúc của bài

-        Có thể dễ dàng nhận thấy một điều đó là các khổ 1, 4, 7, 13 đều chỉ có hai câu trong đó khổ 7 lặp lại hoàn toàn khổ 1, khổ 13 lặp lại hoàn toàn khổ 4. So sánh 1,7 với các khổ 4,13 có thể thấy sự khác biệt ở từ cuối cùng của câu đầu: một bên là thương nhớ và một bên là hiu quạnh. Tuy nhiên khổ 4 và khổ 13 từ thương nhớ lại xuất hiện ở câu thứ 2.

ð Tất cả đều thể hiện nỗi nhớ đồng từ không gian lao tù vào thời điểm buổi trưa. Các khổ 1,4,7,13 đóng vai trò bản lề để kết nối hai không gian ( bên trong và bên ngoài ) và hai thời gian ( hiện tại- quá khứ).

 

------------------Còn tiếp-----------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 KNTT bài 2 Đọc 1: Nhớ đồng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 kết nối mới, soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối bài Nhớ đồng, giáo án ngữ văn 11 kết nối

Soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay