Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …./…./…
Ngày dạy: …/…/…
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.
- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ.
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV gợi ý:
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong tiết học hôm trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khái niệm đặc trưng của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết qua ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…. Đến bài học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết và hiện tượng lạc phong cách. Từ đó rút ra những lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, nhớ lại và trả lời: + HS nhắc lại kiến thức về khái niệm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết? + Một số lưu ý trong sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. - GV bổ sung: | I. Ôn lại khái niệm bài cũ và củng cố kiến thức bài mới - Khái niệm + Ngôn ngữ nói Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau thay vai luân phiên. Vì vậy, người nói ít có điều kiện gọt giữa lời nói. + Ngôn ngữ viết Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. - Đặc điểm + Ngôn ngữ nói: · Có tính biểu cảm tính cụ thể và cá thể cao · Nếu không có phương tiện hỗ trợ thì nó chỉ tồn tại nhất thời và truyền đi trong phạm vi không gian hạn chế. · Người nói trong nhiều trường hợp có thể sử dụng cách phát âm địa phương, biệt ngữ. · Có thể sử dụng phát huy tác dụng của ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để tăng hiệu quả giao tiếp. + Ngôn ngữ viết · Đòi hỏi người viết phải tuân thủ các quy định về chính tả, từ vựng, ngữ pháp, bố cục, trình bày, phong cách…. Đặc biệt ngôn ngữ viết có thể dùng các kiểu câu dài nhiều thành phần phức tạp. - Lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Tùy hoàn cảnh và mục đích giao tiếp chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Nhưng nếu đã sử dụng ngôn ngữ ở dạng nào thì cần đảm bảo sự nhất quán trong cách dùng từ ngữ đặt câu phù hợp với dạng đó. Tình trạng lạc phong cách là điều cần phải tránh. |
---------------Còn tiếp---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác