Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 KNTT bài 4 Đọc 2: Dương phụ hành

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 KNTT bài Dương phụ hành. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : DƯƠNG PHỤ HÀNH

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt
  • HS nhận biết được các yếu tố tự sự và vai trò của chúng trong bài thơ
  • HS phân tích được hình tượng người thiếu phụ phương Tây và cảm xúc tâm trạng của nhân vật trữ tình
  • HS hiểu được tình cảm , tư tưởng của tác giả từ đó biết tôn trọng sự khác biệt, biết trân trọng tình yêu tình cảm gia đình.
  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Dương phụ hành

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Dương phụ hành

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Trân trọng tình yêu tình cảm gia đình

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Dương phụ hành
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về câu hỏi đặt ra ở đầu bài
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS những hiểu biết của em về một câu chuyện tiếp xúc văn hóa giữa những người  đến từ hai thế giới phương Đông và phương Tây?
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi gợi mở:

+  Theo bạn khi đến một xứ sở khác, tiếp xúc với một nền văn hóa khác người ta thường có những phản ứng hay cảm xúc như thế nào trước những gì được gặp, được thấy?

+ Bạn đã biết câu chuyện thú vị nào về cuộc tiếp xúc văn hóa giữa những người đến từ hai thế giới: PHương Đông và phương Tây? Hãy chia sẻ câu chuyện đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS trình bày suy nghĩ của mình về câu hỏi gợi mở

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đưa ra gợi ý: Khi đến một xứ sở khác tiếp xúc với một nền văn hóa khác con người ta thường cảm thấy vô cùng bỡ ngỡ và sẽ so sánh với những gì mình đã từng thấy
  • GV dẫn dắt vào bài: Cao Bá Quát là một nhà nho yêu nước hình tượng của ông đã từng là cảm hứng sáng tác của rất nhiều tác giả. Cao Bá Quát là người học rộng tài cao nhưng không gặp thời. Trong một lần đi công cán tại Hạ Châu tiếp xúc với một nền văn minh mới ông đã cho ra đời bài thơ Dương phụ hành. Bài thơ vừa là lời tâm sự vừa là tình cảm nhớ gia đình khôn nguôi của ông. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học Dương phụ hành.
    1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Dương phụ hành
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Dương phụ hành
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Dương phụ hành
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc trình bày một số hiểu biết của em:

Trình bày một số hiểu biết của em về tác giả?

Trình bày một số hiểu biết của em về tác phẩm?

+ Hãy so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Cao Bá Quát (1808 -1855)

- Quê quán: Gia Lâm nay thuộc thành phố Hà Nội.

- Ông nổi tiếng học rộng tài cao, đỗ cử nhân sớm nhưng lận đận trên con đường làm quan.

- Năm 1841  khi làm sơ khảo trường thi ở Huế vì vi phạm quy định nghiêm ngặt của việc chấm bài mà ông bị khép tội chết sau được giảm án cho theo phục dịch phái bộ đi công cán một số nước vùng Hạ Châu.

- Năm 1852 ông rời kinh đô đi nhận chức Giáo thụ phủ Quốc Oai, Sơn Tây.

- Năm 1854 ông tham gia lãnh đạo phong trào nông dân khởi nghĩa ở Mỹ Lương và bị tử trận. Bị “tru di tam tộc”.

- Cao Bá Quát sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm. Tuy bị tiêu hủy song vẫn còn 1327 bài thơ chữ Hán  hơn 20 tác phầm viết bằng chữ Nôm.

2. Tác phẩm

- Dương phụ hành được Cao Bá Quát sáng tác trong chuyến xuất dương hiệu lực năm 1844.

- Bài thơ được viết theo thể hành một thể của thơ cổ phong.

- Đặc điểm của thể thơ này ra đời ở Trung Quốc trước thơ Đường luật, với câu thơ phổ biến là ngũ ngôn hoặc thất ngôn mỗi bài thơ từ bốn câu trở lên, không hạn định về độ dài chỉ cần có vần điệu mà không cần đối nhau, cũng không cần tuân theo niêm luật.

3. So sánh bản dịch thơ và phiên âm

- Dựa vào bản dịch thơ và phiên âm ta thấy có một số điểm khác nhau cụ thể như sau:

+ Câu 1 “y như tuyết” ( áo trắng như tuyết – hình ảnh so sánh) được dịch là “áo trắng phau”  hình ảnh trong bản dịch thơ chỉ gợi được màu sắc, không làm toát lên được ngầm ý nói về vẻ đẹp thanh khiết hơn nữa chưa thể hiện được cái nhìn đầy thiện cảm của nhân vật trữ tình đối với đối tượng quan sát.

+ Câu 7 từ “phiên thân” ( nghiêng mình) được dịch là “uốn éo” cách dịch này tuy chuyển tải được nét nghĩa miêu tả hình dáng tư thế nhưng lại chưa thật phù hợp với sắc thái biểu cảm của từ trong nguyên tác vốn chỉ vẻ nũng nịu duyên dáng của người thiếu phụ.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Dương phụ hành
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Dương phụ hành
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Dương phụ hành
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1Hình ảnh thiếu phụ phương Tây dịu dàng e thẹn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Dương phụ hành

 + Hình ảnh người thiếu phụ phương Tây được miêu tả như thế nào trong bài?

+ Cảm xúc thái độ của nhà thơ phương Đông với hình tượng thiếu phụ phương Tây?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2Nỗi niềm của chủ thể trữ tình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết:

+ Em có nhận xét gì về mạch cảm xúc của bài thơ?

+ Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu kết và ý tứ được mở ra từ câu thơ này?

+ Cảm nhận của em về tư tưởng tâm hồn tác giả?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 

IHình ảnh thiếu phụ phương Tây dịu dàng e thẹn

a. Hình ảnh người thiếu phụ phương Tây

Người thiếu phụ phương Tây hiện lên với những nét miêu tả như sau:

+ Trang phục: áo trắng thanh khiết nổi bật trên nền khung cảnh đêm trăng.

+ Cử chỉ điệu bộ:  tựa vai chồng, kéo áo chồng, nghiêng mình đòi chồng đỡ dậy rất tự nhiên, chủ động yêu kiều.

ð    Thể hiện một cuộc sống sung túc và đầm ấm, hạnh phúc. Cầm cốc sữa một cách hững hờ, thể hiện tình yêu chồng và hạnh phúc của người phụ nữ khi được chồng yêu thương, chiều chuộng bằng những chử chỉ, điệu bộ thân mật, nũng nịu.

a.    Cảm xúc thái độ của chủ thể trữ tình

-        Theo quan niệm của phương Đông truyền thống hình ảnh người vợ có nghĩa vụ “nâng khăn sửa túi” chăm sóc, chiều chuộng chồng; cư xử với chồng một cách khiêm nhường lễ phép. Đúng như hình mẫu người vợ hiền đức là nàng mang Quang “cử án tề mi” – mỗi lúc dâng cơm cho chồng đều nâng lên ngang mày để lòng kính trọng.

-        Hình ảnh người thiếu phụ phương Tây hiện lên hoàn toàn trái ngược hoàn toàn trong tưởng tượng của tác giả từ trang phục, cử chỉ đến điệu bộ. Ở đây gợi lên hình ảnh vô cùng đối lập.

-        Hình ảnh người chồng nâng niu, nâng cốc sữa cho vợ…

ð    Thể hiện một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và viên mãn. Thái độ trân trọng, nâng niu của người chồng dành cho vợ mình. Đây dường như là một điều vô cùng mới mẻ đối với nhà thơ. Bởi văn hóa phương Đông bao giờ ngươi vợ cũng phải khép nép, nhỏ bé trước người chồng của mình. Sự yêu thương trân trọng giữa các cặp vợ chồng cũng hoàn toàn không thể hiện qua cử chỉ âu yếm hay hành động.

ð    Đồng thời qua đó cũng thể hiện được sự trân trọng hạnh phúc của vợ chồng người thiếu phụ phương Tây.

II. Nỗi niềm của chủ thể trữ tình

-        Mạch cảm xúc của bài thơ không đóng lại ở câu kết. Trái lại lời “trách” của “người Nam” đang trong cảnh biệt li khiến mạch cảm xúc ấy được tiếp nối, mở rộng. Bởi lẽ, đây là khoảnh khắc nhân vật trữ tình trực tiếp “xuất hiện” để bày tỏ cảm xúc, thái độ trước “những điều trông thấy” đồng thời gửi gắm nỗi niềm tâm sự.

-        Cảnh biệt li của người Nam càng làm nổi bật thêm cảnh vợ chồng người ta đang sum vầy, quấn quýt đang yêu và được yêu, chiều chuộng nhau. Cái hồn nhiên, vô tình của người thiếu phụ đang yêu và được yêu càng khơi thêm mối sầu biệt ly nỗi nhớ thương da diết khát vọng đoan tụ trong lòng người thơ Cao Bá Quát.

-        Từ đây thể hiện nỗi niềm khắc khoải nhớ gia đình khôn nguôi của tác giả khi đang đi công cán ở một nơi xa. Đó cũng là một điểm mới trong thơ trung đại hoàn toàn không có vẻ bài xích mà trân trọng, tiếp thu những cái mới mang đến những góc nhìn chiều sâu cho văn học.

III. Kết luận theo thể loại

----------------Còn tiếp-----------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 KNTT bài 4 Đọc 2: Dương phụ hành

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 kết nối mới, soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối bài Dương phụ hành, giáo án ngữ văn 11 kết nối

Soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay