Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 KNTT bài 9 văn bản 2: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 KNTT bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 2: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc muốn gửi đến người đọc.
  • Luyện tập tra cứu, tập giải thích nghĩa của từ, đặc biệt là những từ có, từ địa phương, từ vay mượn thông qua cách phiên âm tiếng nước ngoài.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc muốn gửi đến người đọc.
  • Luyện tập tra cứu, tập giải thích nghĩa của từ, đặc biệt là những từ có, từ địa phương, từ vay mượn thông qua cách phiên âm tiếng nước ngoài.
  1. Phẩm chất
  • Kính trọng và biết ơn những con người bình dị nhưng đã anh dũng dấn thân, hi sinh cho Tổ quốc; đồng thời luôn nuôi dưỡng lòng quả cảm, khát vọng đóng góp cho cộng đồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Hãy kể ngắn gọn về một tấm gương đã anh dũng hi sinh vì nền độc lập tự chủ của đất nước ta trong thời kì chống thực dân Pháp xâm lược.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Hãy kể ngắn gọn về một tấm gương đã anh dũng hi sinh vì nền độc lập tự chủ của đất nước ta trong thời kì chống thực dân Pháp xâm lược.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

. Trong chiến thắng vang dội của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có công đóng góp lớn lao của lực lượng quân và dân ta. Thực dân Pháp và Mỹ gọi Điện Biên Phủ là pháo đài không thể công phá. Trong trận chiến đấu ở đồi Him Lam, nổi lên gương chiến đấu dũng cảm của anh Phan Đình Giót. Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng, nhưng anh vẫn kiên trì giúp đồng đội về đến đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.

Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều. Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu.

Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi rướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Phan Đình Giót hy sinh lúc 22 giờ 30 phút ngày 13/3/1954 ở tuổi 34, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.

Phan Đình Giót như một hòn núi lớn

Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Sự hi sinh của người lính ở thời khắc lịch sử nào cũng oanh liệt bởi mục đích cao cả vì từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Nhưng, không phải vì thế mà cái giá của máu xương trở nên nhạt nhòa trong văn chương Việt. Đến với “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, ta lại càng cảm khái và xúc động nghẹn ngào trước sự hi sinh và tấm lòng yêu nước của người lính nông dân xưa. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để hiểu hơn về những năm tháng hào hùng ấy nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được một số đặc điểm của thể loại văn tế, nắm được một số thông tin về tác giả, tác phẩm của văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đặc điểm của văn tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu:

●     Trình bày một số đặc trưng của thể loại văn tế.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS chia lớp thành 3 nhóm, thực hiện những yêu cầu sau:

●     Trình bày những hiểu biết về tác giả Nguyễn Đình Chiếu, hoàn cảnh sáng tác văn bản “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

●     Căn cứ vào hiểu biết chung về cấu trúc nội dung thể văn tế, hãy xác định bố cục và nêu nội dung chính của mỗi phần trong văn bản.

●     Xác định đối tượng của bài văn tế và  ý nghĩa nhan đề “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Đặc trưng của văn tế

- Khái niệm: Văn tế (tế văn, ai điều, ai vãn,..) là một kiểu loại văn bản thường dùng trong đời sống, có chức năng cơ bản là tế vong hồn, ca tụng và ghi nhớ công đức người đã khuất.

- Văn tế có thể viết theo nhiều thể: văn xuôi, văn vẫn, biền văn hoặc phối hợp các thể văn.

- Cấu trúc nội dung của bài văn tế nói chung gồm ba phần: Tán (thể hiện nhận định, đánh giá, thường là ca ngợi công đức người được tế); Thán (khái quát về sự nghiệp, công lao, tải năng, đức độ,... của người được tế); Ai (bày tỏ niềm đau đớn, thương xót, sự kính trọng, ghi nhớ công ơn,... với người được tế).

- Đối tượng: Tuỳ vào thể văn được lựa chọn, đối tượng người được tế là tập thể hay cá nhân, ảnh hưởng của người được tế đối với nhân dân, sáng tạo riêng của người viết,.. mà cấu trúc nội dung trên có thể có sự điều chỉnh.

- Về ngôn ngữ, văn tế nhìn chung sử dụng ngôn từ trang nghiêm, giản dị, dễ hiểu để thể hiện sự chân thành, kính trọng,.. với người được tế. Ngoài ra, văn tế cũng thường có những câu từ mang tính chất khuôn mẫu.

- Bút pháp có thể phối hợp đa dạng các yếu tố như nghị luận, tự sự, trữ tình, biểu cảm.

II. Tìm hiểu chung về văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

1. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu và hoàn cảnh sáng tác “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

a. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.

- Ông xuất thân trong gia đình nho học, năm 1843 thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.  Quê ông ở làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.

- Trên đường ra Huế học chuẩn bị thi tiếp (năm 1846) ông nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi về quê chịu tang, dọc đường ông bị đau mắt nặng rồi bị mù.

- Không chịu khuất phục trước số phận, về quê ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, tiếng thơ ông Đồ Chiểu vang khắp lục tỉnh.

- Khi Pháp xâm lược ông hăng hái giúp các nghĩa quân bàn mưu tính kế, bị giặc dụ dỗ mua chuộc ông khẳng khái khước từ.

⇒ Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghi lực và đạo đức đặc biệt là thái độ một đời gắn bó chiến đấu không mệt mỏi vì lẽ phải, vì lợi ích của nước của dân.

- Các tác phẩm chính: chủ yếu bằng chữ Nôm:

+ Truyện thơ dài: truyện Lục Vân Tiên, Dương Tử - Hà Mậu được sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược.

+ Một số tác phẩm mang nội dung tư tưởng tình cảm, nghệ thuật: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp,... sáng tác sau khi Pháp xâm lược.

b. Hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trong những tác phẩm có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu và trong lịch sử văn học dân tộc.

- Sau khi chiếm thành Gia Định (1859), giặc Pháp tiếp tục mở rộng chiến tranh thôn tỉnh ra nhiều vùng lân cận; nhân dân Nam Bộ đã anh dũng tổ chức kháng chiến, nhiều trận đánh lớn đã diễn ra. Đêm 16/12/1861, những nghĩa sĩ nông dân lam lũ, trong tay chỉ có những vũ khí thô sơ, nhưng với tinh thần quả cảm và lòng căm thù giặc ngút trời, đã tổ chức đánh đồn giặc ở Cần Giuộc.

- Trận đánh thu được một số thắng lợi, nhưng gần 20 nghĩa sĩ đã anh dũng hi sinh. Sự hi sinh của nghĩa binh trận Cần Giuộc đã để lại niềm xúc động vô cùng lớn lao trong nhân dân. Nguyễn Đình Chiểu đã nhận uỷ thác từ Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, viết bài ván này để đọc tại lễ truy điệu các chiến sĩ.

- Bài văn tế ngay sau đó đã được vua Tự Đức ra lệnh cho truyền chép và phổ biến ở nhiều địa phương trong nước tác phẩm cũng được nhiều văn nhân thi sĩ các đời ca tụng. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là áng văn bi tráng khắc tạc bức tượng đài bất tử về người nghĩa sĩ nông dân đã hi sinh vì Tổ quốc, trong một giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc.

=> Bài văn cũng đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật văn tế.

2. Bố cục và nội dung chính từng phần của văn bản

+ Đoạn 1 (gồm 9 câu đầu, ứng với phần Tán trong cấu trúc nội dung bài văn tế): ca ngợi tấm lòng vì nghĩa lớn của người nông dân nghèo khổ.

+ Đoạn 2 (6 câu tiếp theo, ứng với nửa trước của phần Thần trong cấu trúc nội dung bài văn tế): tinh thần dũng cảm kiên cường của người nghĩa sĩ nông dân trước sức mạnh súng đạn của kẻ thù xâm lược.

+ Đoạn 3 (10 câu tiếp theo, ứng với nửa sau của phần Thán trong cấu trúc nội dung bài văn tế): lí giải nguyên nhân, cơ sở của hành động hi sinh vì nghĩa của người nghĩa sĩ nông dân.

+ Đoạn 4 (5 câu còn lại, ứng với phần Ai trong cấu trúc nội dung bài văn tế): ý nghĩa cao cả của sự hi sinh và tình cảm xót thương của nhân dân đối với những người vì nước quên thân.

1.  Đối tượng của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Đối tượng của bài văn tế là vong linh những người lính nông dân tự nguyện dấn thân cho đất nước; khi sống, họ là những người “vô danh”, vốn không thể có vinh dự được nhận bất kì ân điển nào của nhà nước phong kiến. Văn bản bài văn tế do Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang uỷ thác cho Nguyễn Đình Chiều soạn. Như vậy, đây là văn bản có tính chính danh nhà nước, là áng văn có tính chất trang trọng đặc biệt, mang tính quốc gia. Bài văn lại được đích thân vua Tự Đức ra lệnh cho truyền chép và phổ biến rộng rãi, do vậy, văn bản này có tính quan phương, thể hiện rõ ý chí của triều đình trước một sự kiện đặc biệt, trong một hoàn cảnh đặc biệt.

2.  Ý nghĩa nhan đề Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Nhan đề tác phẩm: Trong các tư liệu, nhan đề tác phẩm còn có cách ghi khác là Tế Cần Giuộc sĩ dân trận vong văn, phỏng đoán là cách ghi có trước, có thể là nhan đề vốn có mà tác giả đã viết (nhiều tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, tuy là sáng tác chữ Nôm, nhưng nhan đề thường có cấu trúc Hán văn: Ngư tiều y thuật vẫn đáp, Lục Vân Tiên truyện, Xúc cảnh,...). Nếu đúng vậy, cách nói tôn xưng sĩ dân (người dân có học) đã thể hiện rõ sự trân trọng hiếm có của tác giả dành cho người dân nghèo yêu nước. Một bài văn tế khác của Nguyễn Đình Chiều cũng đã dùng từ này: Tế Lục tỉnh sĩ dân trận vong văn (Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh).

- Một đặc điểm đáng chú ý: Các tác phẩm văn học chức năng thời trung đại thường gắn tên thể loại hoặc loại văn bản; trong trường hợp này, từ” văn tế ở đầu tác phẩm đã xác định kiểu loại văn bản.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc muốn gửi đến người đọc.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Phân tích lòng căm thù giặc của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS), trả lời những câu hỏi sau:

Câu văn mở đầu “Súng giặc đất rền; Lòng dân trời tỏ” có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng chung của bài văn tế?

Lòng căm thù giặc của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc được tác giả thể hiện trong tác phẩm như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Phân tích tinh thần chiến đấu anh dũng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi sau:

Liệt kê các động từ được tác giả sử dụng để thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm của những nghĩa sĩ Cần Giuộc trong đoạn 2 của văn bản. Nếu nhận xét về cách sử dụng các động từ này.

Tinh thần chiến đấu anh dũng của người nghĩa sĩ nông dân trong trận quyết chiến tấn công đồn giặc được tác giả thể hiện như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Phân tích ý nghĩa sự hi sinh của người nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi sau:

Từ câu 16 đến câu 25, tác giả đã nhìn nhận ra sao về hành động xả thân vì nghĩa của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc?

Ý nghĩa của sự hi sinh và tình cảm của nhân dân dành cho người nghĩa sĩ được tác giả thể hiện trong phần cuối bài văn (từ “Ôi thôi thôi” đến hết) là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

I. Phân tích lòng căm thù giặc của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc

1. Câu văn mở đầu “Súng giặc đất rền; Lòng dân trời tỏ”

– Câu văn mở đầu mang ý nghị luận, nằm trong đoạn văn mở đầu vốn có chức năng khái quát nội dung tư tưởng chung của bài văn. Câu văn nhấn mạnh cuộc đối đầu giữa lòng dân và súng đạn kẻ thù.

+ Tình thế đất nước nguy cấp, tiếng súng quân giặc làm rung chuyển non sông. Làm dân của một quốc gia có truyền thống tự chủ thì vận mệnh dân tộc là điều thiêng liêng mà mỗi công dân phải đặt lên trên hết.

+ Lúc đất nước nguy nan mới hiểu hết lòng dân. Tác giả đã từ nhãn quan thời trung đại và xuất phát từ sự chiêm nghiệm về vận nước để nhấn mạnh: Chi trời cao thanh bạch mới tỏ tường hết phẩm đức trung trinh của người dân vốn lặng lẽ bình thường; chỉ có sức mạnh lòng dân mới xoay chuyển được vận mệnh quốc gia.

+“Lòng dân” là cái vô hình, nhưng sẽ được chuyển hoá thành sức mạnh vật chất cụ thể “súng giặc đất rền” là uy lực vũ khí kẻ thù đang tâm chĩa vào lương tri nhân loại, là tội ác không thể dung tha.

– Câu văn “mang ý nghĩa khái quát cả bối cảnh thời đại và chân dung tinh thần của người nghĩa binh Cần Giuộc. Chỉ với hai về câu ngắn gọn mà cô đúc đặt trong thế đối ngẫu “súng giặc” -“lòng dân" tác giả đã định hướng cho chúng ta tâm điểm của hình tượng chính. Toàn bộ kết cấu, ngôn từ của bài văn tế đều tập trung thể hiện cái tâm điểm “lòng dân” đó trong hoàn cảnh thử thách ác nghiệt nhất – giặc đến nhà. Chữ nghĩa của cụ Đồ Chiều giản dị nôm na mà cực kì sâu sắc đối chọi với kẻ ngoại xâm hùng mạnh vũ khí áp đảo lấn lướt, người dân Việt lúc đó chỉ có một tấc lòng yêu nước hầu trời” (Trần Thị Hoa Lê, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - khúc bi hùng ca về người dân nghèo cứu nước, in trong Nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2011, tr. 165). Tư tưởng chung của bài văn tế là ca ngợi tinh thần, suy nghĩ, hành động của người nghĩa sĩ nông dân tay không tấc sắt nhưng có lòng căm thù giặc sâu sắc và đã anh dũng xả thân cứu nước. Câu văn mở đầu, vì thế mang tính luận đề rõ rệt.

II. Phân tích tinh thần chiến đấu anh dũng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc

1.  Các động từ được tác giả sử dụng để thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm của những nghĩa sĩ Cần Giuộc trong đoạn 2 của văn bản

- Một số động từ được tác giả sử dụng, thể hiện rõ nét lòng quả cảm của các nghĩa sĩ Cần Giuộc. Các động từ này tập trung ở đoạn văn thứ hai, khái quát tinh thần chiến đấu của nghĩa binh trong sự kiện công đồn: đánh, đốt, chém, đạp, lướt, xô, xông, đâm, hè, ó,...

- Các động từ trên được kết hợp với các từ chỉ phương thức (bằng), chi ý hoàn thành (xong, rớt,...), ý nối tiếp (tới, vào,...) hoặc phương vị (ngang, ngược, trước, sau,...) đã diễn tả dồn dập sức mạnh chiến đấu kiên cường, như nước vỡ bờ, với tinh thần không nao núng trước sức mạnh giặc Tây. Về mặt hình thức, các động từ trên được sử dụng thành từng cặp trong cấu trúc đối, thể hiện sự tăng tiến về cấp độ và không khí dồn dập khẩn trương của chiến trận.

- Đây đều là các động từ đơn âm tiết, nét nghĩa cụ thể, dứt khoát, mạnh mẽ; lại là những từ thuần Việt, thường được dùng trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày của người nông dân, thể hiện rõ tính tương phản với điều kiện thiếu thốn, trang bị thô sơ và lực lượng ít ỏi nên có giá trị biểu cảm trực tiếp, gây xúc cảm mạnh trong lòng người đọc.

2. Tinh thần chiến đấu anh dũng của người nghĩa sĩ nông dân trong trận quyết chiến tấn công đồn giặc

- Người nghĩa sĩ Cần Giuộc bước vào trận đánh với tư cách người lính bất đắc dĩ: Họ chỉ là “dân ấp dân lân”, vốn chỉ biết việc cày việc cuốc chứ không thuộc bất kì lực lượng chuyên nghiệp nào (để có thể được trực tiếp tham chiến) trong các cuộc chiến đấu. Họ đánh trận mà không có bất kì sự chuẩn bị nào: chưa từng học binh thư, chưa từng được luyện tập sử dụng vũ khí; thậm chí việc tập rèn võ nghệ của quân đội cũng “mắt chưa từng ngó”; họ chi vì lòng mền nghĩa mà “liều mình như chẳng có.

- Người nghĩa sĩ nông dân “ngoài cật có một manh áo vải” tự trang bị cho mình vũ khí xung trận là những công cụ lao động, những vật dụng thô sơ quen thuộc với nghề nông: ngọn tầm vông thay cho súng đạn, hoả mai được thay bằng rơm con cúi, gươm giáo thay bằng lưỡi dao phay,... Tác giả khái quát sự đối lập giữa lòng dân và súng đạn thành sự đối lập giữa chính nghĩa và bạo tàn.

- Người nghĩa sĩ nông dân có lòng nghĩa hiệp và tinh thần tự nhiệm, tự giác cao độ. Họ hiểu rõ về tương quan lực lượng trong cuộc đối đầu nhưng nhất quyết xả thân vì nghĩa, nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to”; “trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ”; họ chẳng cần đến cờ dong trống giục mà vẫn “đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”;… Hành động xả thân vì nghĩa, ý thức đem thân hứa quốc của người nghĩa binh được thể hiện trong tác phẩm với giọng văn trầm hùng và âm hưởng trầm hùng và âm hưởng bi tráng. Hình ảnh con người chân chất bình dị đã hóa thân thành biểu tượng anh hùng bất tử.

 

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 KNTT bài 9 văn bản 2: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 kết nối mới, soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, giáo án ngữ văn 11 kết nối

Soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay