Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 KNTT bài: Ôn tập học kì 2

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 KNTT bài Ôn tập học kì 2. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP HỌC KÌ II

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Hệ thống hoá được những kiến thức đã học trong SGK Ngữ văn 11, tập hai.
  • Củng cố được các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ đã đặt ra trong các bài tập.
  • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học và rèn luyện vào giải quyết những bài tập mang tính tổng hợp.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được đặc trưng thể loại VB thông tin qua những văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một, Đồ gốm gia dụng của người Việt, Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai.
  • Nhận biết và nêu tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ, nhận biết và thực hiện được các cách trích dẫn tài liệu.
  • Nhận biết và hiểu được những kĩ năng viết một báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
  • Có khả năng trình bày bài báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội lưu loát, thuyết phục.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ ôn tập và làm bài tập đầy đủ.
  • Có tinh thần trách nhiệm khi làm việc nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, chia sẻ: Trong những bài học đã học ở chương trình Ngữ văn 11 Kết nối tri thức tập 2, em ấn tượng với bài học nào nhất? Vì sao?
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ: Trong những bài học đã học ở chương trình Ngữ văn 11 Kết nối tri thức tập 2, em ấn tượng với bài học nào nhất? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Chọn một trong số những chủ đề mà em yêu thích trong sáu bài học, lí giải lí do vì sao em chọn: thông điệp ý nghĩa? Bài học giá trị? Những tác phẩm hay, đặc sắc, lôi cuốn?

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố toàn bộ kiến thức của chương trình Ngữ văn 11 Kết nối tri thức kì 2 qua việc giải quyết những bài tập Ôn tập học kì II.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức về văn bản đọc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Sơ đồ hoá danh mục loại, thể loại văn bản đã học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai. Nêu nhan đề những văn bản cụ thể thuộc các loại, thể loại ấy.

+ Lập bảng phân loại những đơn vị kiến thức cốt lõi được trình bày trong phần Tri thức ngữ văn của mỗi bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai theo từng nhóm: kiến thức chung về loại, thể loại; kiến thức về các yếu tố cấu thành văn bản thuộc từng loại, thể loại; kiến thức về lịch sử văn học; kiến thức tiếng Việt.

+ Nêu nhận xét về nội dung Bài 6 (Nguyễn Du – "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng") trong sự so sánh với Bài 6 (Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”) ở sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai để nhận ra đặc điểm và yêu cầu riêng của loại bài học về tác gia văn học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiệnn câu trả lời.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 – 4 HS trình bày kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Củng cố kiến thức về thực hành tiếng Việt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Phân tích ý nghĩa của các nội dung thực hành tiếng Việt trong việc hỗ trợ hoạt động đọc văn bản ở sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiệnn câu trả lời.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 – 4 HS trình bày kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Củng cố kiến thức về phần Viết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nêu những kiểu bài viết và yêu cầu của từng kiểu bài đã được thực hành trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiệnn câu trả lời.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 – 4 HS trình bày kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Củng cố kiến thức về phần Nói và nghe

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Liệt kê các nội dung hoạt động của phần Nói và nghe được thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai và cho biết ý nghĩa của từng nội dung hoạt động đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiệnn câu trả lời.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 – 4 HS trình bày kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

I. Củng cố kiến thức về văn bản đọc

1. Sơ đồ hoá danh mục loại, thể loại văn bản đã học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai.

- GV gợi mở theo sơ đồ PHỤ LỤC 5.

2. Bảng phân loại những đơn vị kiến thức cốt lõi được trình bày trong phần Tri thức ngữ văn của mỗi bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai theo từng nhóm: kiến thức chung về loại, thể loại; kiến thức về các yếu tố cấu thành văn bản thuộc từng loại, thể loại; kiến thức về lịch sử văn học; kiến thức tiếng Việt.

- GV gợi mở theo bảng PHỤ LỤC 6.

3. So sánh giữa Bài 6 (Nguyễn Du – "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng") với Bài 6 (Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”) ở sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai

- Bài 6 (Nguyễn Du – "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng") so với Bài 6 (Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”) ở sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai khác nhau chủ yếu ở phần sự nghiệp sáng tác của hai tác giả.

+ Bài 6 (Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”) ở sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai đưa chia ra thành 2 phần: Nội dung thơ vănĐặc điểm nghệ thuật.

+ Bài 6 (Nguyễn Du – "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng") đã chia ra rất rõ ràng và cụ thể

●   Văn học chữ Hán: 3 tác phẩm Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.

●   Văn học chữ Nôm: giới thiệu chung và Truyện Kiều với các mục rất rõ ràng: nguồn gốc đề tài, cốt truyện và vị trí, giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật.

=> Như vậy, bài học về tác gia văn học thường sẽ chia thành 2 mục: Tiểu sử và sự nghiệp văn học. Với phần tiểu sử sẽ cung cấp những thông tin về thân thế, cuộc đời của tác gia. Phần sự nghiệp sẽ nêu những sáng tác nổi bật cũng như những đóng góp của tác gia đó đối với nền văn học nước nhà. Đặc biệt, mỗi tác giả sẽ khẳng định tên tuổi của mình bằng một tác phẩm để đời ví dụ như Nguyễn Du với Truyện Kiều, Nguyễn Trãi với Bình Ngô đại cáo,… vậy nên cũng cần có một phần riêng tập trung về các tác phẩm đó.

II. Ý nghĩa của các nội dung thực hành tiếng Việt trong việc hỗ trợ hoạt động đọc văn bản ở sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai.

1. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối

- Đây là hai biện pháp được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học, nhất là thơ, giúp chúng ta nắm bắt được những nhịp điệu, nội dung nổi bật mà tác giả nhấn mạnh trong tác phẩm,…

2. Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo)

- Khi nắm nắm bắt được những hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường, ta sẽ nắm bắt được cách sử dụng từ ngữ và những liên tưởng tượng độc đáo của tác giả khi hình dung về đối tượng được nói đến.

3. Phương tiện phi ngôn ngữ

- Khi nắm bắt được những phương tiện độc đáo trong văn bản, ta có thể hình dung rõ ràng và cụ thể về đối tượng mà tác giả đề cập đến, giúp cho việc diễn đạt thêm sinh động, phong phú hơn…

4. Cách giải thích nghĩa của từ

- Với những văn bản dùng từ Hán Việt hoặc nhiều điển tích điển cố, ta cần tìm hiểu ý nghĩa của chúng, nắm bắt được cách giải thích nghĩa của từ là một cách để khám phá văn bản được sâu hơn và tường tận hơn.

III. Củng cố phần Viết

1. Những kiểu bài viết đã được thực hành trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai.

a. Yêu cầu của văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

+ Giới thiệu được tác phẩm cần thuyết minh (nhan đề, tên tác giả, đánh giá chung). Giới thiệu khái quát về tác giả.

+ Nêu được hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại; tóm tắt được nội dung tác phẩm.

+ Nêu thông tin cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

+ Khẳng định vị trí, đóng góp của tác phẩm đối với đời sống văn học.

+ Có lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

b. Yêu cầu của văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội

+ Nêu rõ sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản giúp người đọc hình dung bước đầu về sự vật, hiện tượng đó.

+ Làm sáng tỏ sự vật, hiện tượng theo trình tự phù hợp với đặc điểm của sự vật, hiện tượng đó.

+ Rút ra ý nghĩa của việc nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng được thuyết minh.

+ Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm hoặc nghị luận.

c. Yêu cầu của văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

+ Nêu rõ sự vật, hiện tượng trong tự nhiên được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản, nổi bật về sự vật, hiện tượng đó.

+ Làm sáng tô sự vật, hiện tượng trong tự nhiên theo trình tự phù hợp với đặc điểm của đối tượng được thuyết minh.

+ Nêu được ý nghĩa của việc nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng được thuyết minh.

+ Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

d. Yêu cầu của văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

+ Nêu được những thông tin khái quát về tác phẩm nghệ thuật sẽ bàn tới trong bài viết (tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, đánh giá của công chúng,..).

+ Xác định rõ nội dung và hệ thống luận điểm sẽ triển khai: miêu tả chung về tác phẩm bằng ngôn ngữ phù hợp với loại hình nghệ thuật của nó; phân tích tác phẩm trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật; đánh giá tổng quát; gợi ý về cách tiếp cận phù hợp đối với tác phẩm...

+ Phối hợp linh hoạt giữa việc trình bày lí lẽ và nêu bằng chứng cụ thể.

+ Thể hiện được sự rung động trước tác phẩm và sự đồng cảm đối với tác giả.

IV. Các nội dung hoạt động của phần Nói và nghe được thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai và ý nghĩa của từng nội dung hoạt động đó.

1. Giới thiệu một tác phẩm văn học

- Ý nghĩa: cung cấp những thông tin cơ bản về tác phẩm cũng như những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó, để giới thiệu tác phẩm cho nhiều người biết đến hơn cũng như bày tỏ được quan điểm, sở thích cá nhân của người nói.

2. Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống

- Ý nghĩa: giúp HS biết tìm kiếm thông tin, quan tâm hơn đến những vấn đề trong đời sống, trình bày được ý kiến của bản thân và của người khác để thể hiện sự tán thành hay phản bác, khai thác một vấn đề dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh để có cái nhìn toàn diện, bao quát.

3. Tranh biện về một vấn đề trong đời sống

- Ý nghĩa: tìm ra những góc nhìn mới, thể hiện những phân tích có chiều sâu, nhìn nhận toàn diện về một vấn đề đáng quan tâm, rèn luyện cho người nói tư duy phản biện sắv bén và ứng phó nhanh để có thể chứng minh tính đúng đắn của những lí lẽ mình đưa ra…

4. Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo)

- Ý nghĩa: biết cách lựa chọn các tác phẩm nghệ thuật để thưởng thức và chia sẻ, biết tìm tòi, khai thác sâu vào những giá trị cốt lõi của tác phẩm nghệ thuật và thể hiện được cá tính, sở thích cá nhân trong việc lựa chọn tác phẩm nghệ thuật.

PHỤ LỤC 5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 6

Bài

KIẾN THỨC CỐT LÕI

Về loại, thể loại văn bản

Về các yếu tố cấu thành văn bản

Về lịch sử văn học

Về tiếng Việt

Bài 6 - Nguyễn Du – “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

+ Truyện thơ Nôm là loại hình tác phẩm tự sự độc đáo của văn học trung đại Việt Nam, kết hợp phương thức tự sự và trữ tình, được viết bằng chữ Nôm, chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát.

+ Có thể chia truyện thơ Nôm thành hai nhóm: truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học.

+ Đề tài, chủ đề: rất rộng.

+ Kết cấu: Gặp gỡ - chia li – đoàn tụ.

+ Nhân vật khá phong phú về thành phần.

+ Sử dụng ngôn ngữ dân tộc: chữ Nôm.

=> Đóng góp lớn vào việc phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc.

Giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam xuất phát từ ảnh hưởng giao thoa của hai nền văn hóa lớn là Trung Hoa và Ấn Độ.

Biện pháp tu từ lặp cấu trúc và biện pháp tu từ đối.

Bài 7 – Ghi chép và tưởng tượng trong kí

Kí: là tên gọi của một nhóm cách thể/tiểu loại tác phẩm văn xuôi phi hư cấu có khả năng dung hợp nhiều phương thức biểu đạt để tái hiện trạng thái đời sống đang được xã hội quan tâm.

 

+ Tự sự và trữ tình trong tản văn, tùy bút.

+ Phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí.

 

Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo),

Bài 8 – Cấu trúc của văn bản thông tin

Văn bản thông tin

+ Nhan đề thường giới thiệu chủ đề của văn bản.

+ Các đề mục tô đậm nội dung chính hoặc chỉ ra điểm bắt đầu của một chủ đề mới.

+ Các chữ in nghiêng, in đậm…

+ Phương tiện phi ngôn ngữ nhằm trực quan hóa những thông tin quan trọng trong văn bản…

 

Phương tiện phi ngôn ngữ.

Bài 9 – Lựa chọn và hành động

- Thể hát nói (ca trù).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Văn tế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- VB nghị luận.

- Kết hợp các thể thơ song thất lục bát, lục bát  với kiểu nói lối trong một số làn điệu dân ca.

- Hình thức nghệ thuật tương đối đa dạng, tự do…

- Gồm 3 phần: Tán – Thán – Ai.

- Đối tượng: tập thể hoặc cá nhân, ảnh hưởng của người được tế đối với nhân dân, sáng tạo riêng của người viết…

- Ngôn ngữ trang nghiêm, giản dị, dễ hiểu thể hiện sự chân thành, kính trọng…

- Gồm luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng…

- Quan điểm, suy nghĩ của tác giả…

- Do các nhà thơ Việt Nam sáng tạo, phát triển từ khoảng thế kỉ XVII, đạt đến đỉnh cao trong thế kỉ XVIII – XIX.

 

 

 

- Thường dùng trong đời sống, có chức năng là tế vong hồn, ca tụng và ghi nhớ công ơn của người đã khuất.

Các cách giải thích nghĩa của từ.

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 KNTT bài: Ôn tập học kì 2

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 kết nối mới, soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối bài Ôn tập học kì 2, giáo án ngữ văn 11 kết nối

Soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay