Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Con đường mùa đông
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Con đường mùa đông
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Yêu thương, có ý thức xây dựng quê hương đất nước.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
III.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc để trả lời các câu hỏi sau: + Trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? + Bố cục bài thơ gồm có mấy phần? + So sánh phần dịch nghĩa và dịch thơ để thấy sự khác biệt? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - A- lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 -1837) là người đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX. - Sinh ra trong một gia đình trí thức quý tộc lâu đời ông sớm bộc lộ thiên hướng văn chương bắt đầu sáng tác thơ văn từ khi lên bảy, tám tuổi. - Puskin đã tổng hòa những gì tinh túy nhất của văn hóa dân tộc, nhân loại và thời đại để trở thành người duy nhất nói tiếng nói mới – tiếng nói toàn nhân loại. - Pu-skin để lại một di sản vô giá ở nhiều thể loại văn học song trước hết ông được xem là “mặt trời của thi ca Nga” có cống hiến lớn nhất trong thơ trữ tình gồm 800 bài thơ đặc sắc. - Ngôn từ trong thơ ông giản dị, trong sáng hàm súc. 2. Tác phẩm - Tháng 12/1825 một cuộc khởi nghĩa do đông đảo người trí thức quý tộc tiến bộ lãnh đạo chống lại chế độ nông nô chuyên chế đã nổ ra rộng khắp nước Nga. - Đầu năm 1826 cuộc khởi nghĩa bị Nga hoàng dập tắt. Vào mùa đông năm ấy nỗi buồn riêng của nhà thơ ở nơi đày ải, nỗi buồn chung của nhân dân sau thất bại của cuộc khởi nghĩa cùng ý chí và khát vọng vượt qua những giây phút tủi buồn trong hành trình sống riêng tư, cũng như của dân tộc đã trở thành nguồn cảm hứng để Pu-skin sáng tác nên Con đường mùa đông. - Bố cục: 3 phần + Khổ 1: con đường mùa đông – nỗi buồn và nỗ lực vận động vượt qua trở ngại. + Khổ 2 – 6: Con đường mùa đông – cảnh vật và vận động tâm tưởng của người lữ hành + Khổ 7: Con đường mùa đông – vững bước hành trình cùng những điểm tựa tinh thần và ý thức về sứ mệnh. 3. So sánh bản dịch thơ và dịch nghĩa + Bản dịch thơ có ưu điểm về vần điệu, nhịp điệu có khả năng tá động mạnh đến cảm xúc người đọc song lời thơ dịch đôi khi xa với nguyên tác. Bản dịch nghĩa thô ráp song lại có thể trung thành với nguyên tác hơn. + Khổ 1: Những từ “xuyên qua”; “nhô ra”; “dội” có hàm nghĩa vận động vượt qua sức cản. + Khổ 2: từ “lao nhanh” cũng là vượt qua những trở ngại của con đường khó đi mùa đông chứ không phải là băng đi một cách dễ dàng trên đường bằng phẳng. + Khổ 4: tương phản về ánh sáng – màu sắc “mái lều” – “ánh lửa” sẽ rõ hơn nếu lưu ý đó là “mái lều thẫm đen” và cụm từ “ngược chiều tôi” bị lược đi trong vế sau của khổ thơ đặc biệt quan trọng để hiểu tâm tưởng nhân vật trữ tình vận động về phía trước cùng cỗ xe bỏ lại sau những cột cây số. + Khổ 5: lời than trong ngueyen tác bao quát cả hai sắc thái khác nhau của nỗi buồn chứ thực ra không có từ “cô lẻ” và hình tượng Nhi –na tỏa sáng giữa hai từ “ngày mai” được lặp lại trong nguyên tác + Khổ 6: Cụm từ “sẽ hòa tất vòng quay đều đặn của mình” chỉ ra ý thức về quy luật vận động của thời gian xua đi lũ người phát ngấy mà không rẽ chia đôi lứa lúc nửa đêm để hạnh phúc tình yêu còn đọng lại. + Khổ 7: cũng cần lưu ý một số từ bị lược đi trong bản dịch thơ: sau lời than là ý thức về con đường “của tôi” – đường tôi đi dù “tẻ ngắt” nhưng sứ mệnh của tôi là phải vững bước trên con đường ấy. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Nhan đề của tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Con đường mùa đông + Em hiểu thế nào về nhan đề của bài thơ? Nhan đề đó gợi cho em liên tưởng gì? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Khổ 1 - Con đường mùa đông – nỗi buồn và nỗ lực vận động vượt qua trở ngại. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở GV chia HS thành 2 nhóm để trả lời các câu hỏi sau: + Khung cảnh bài thơ hiện lên như thế nào ở khổ 1? + Tâm trạng của nhân vật lữ hành thể hiện ra sao ở khổ thơ này? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức
Nhiệm vụ 3: Khổ 2-6: Con đường mùa đông – cảnh vật và vận động tâm tưởng của người lữ hành Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết: + Những hình ảnh “trăng”; “cột sọc chỉ đường” và âm thanh ( tiếng lục lạc, kim đồng hồ) trong bài đã diễn tả mâu thuẫn giữa nỗi buồn với ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông như thế nào? + Xác định những hình ảnh, hoạt động tương phản trong khổ 4. Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này còn chìm trong cảnh vật u buồn nữa không vì sao? + Xác định không gian thời gian tâm tưởng của nhân vật trữ tình trong khổ 5,6. Hình dung nhân vật trữ tình được tận hưởng những gì và tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn ra sao? + “Xe tam mã”, “bài ca của người xà ích”, “mái lều, ánh lửa” “nhi-na” có ý nghĩa tinh thần thế nào đối với hành trình của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức
| I. Nhan đề của tác phẩm + “Con đường” gợi ý niệm về sự vận động về hành trình cuộc đời, còn “mùa đông” gợi cảm xúc giá lạnh – nỗi buồn. ð Qua đó tác giả thể hiện nỗi buồn và vận động có hướng vừa đồng hành với nhau vừa thể hiện sự xung đột – con đường duy trì vận động theo một hướng đi có thể mâu thuẫn với nỗi buồn lạnh giá của mà đông dân lên trong lòng như một trở ngại. Từ đó toát lên một câu hỏi “ Làm thế nào để nỗi buồn không còn là trở ngại trong hành trình trên con đường mùa đông lạnh vắng?”
II. Khổ 1 - Con đường mùa đông – nỗi buồn và nỗ lực vận động vượt qua trở ngại. + Đó là hình ảnh những làn khói sương gợn sóng, mảnh trăng mờ ảo, buồn rải ra, cánh đồng buồn…. =>Tất cả hiện lên bao trùm lên không gian một nỗi buồn mênh mông, khuếch vào sâu trong mọi cảnh vật. Ánh trăng mờ ảo càng khiến cho hình ảnh sương thêm nhạt nhòa tô đậm nỗi buồn của chủ thể trữ tình. - Qua đó nhân vật trữ tình cũng bộc lộ tâm trạng hết sức buồn bã của mình. Một nỗi buồn tê tái càng khiến cho cảnh vật và tâm trạng con người như hòa quyện vào nhau.
III. Khổ 2-6: Con đường mùa đông – cảnh vật và vận động tâm tưởng của người lữ hành - Hình ảnh ánh trăng đã xuất hiện ở khổ thơ đầu và xuất hiện lần nữa ở câu thơ cuối. Trăng vốn là biểu tượng của ánh sáng trong đêm lẽ nó ra có thể gợi niềm tin hi vọng nhưng trong khổ thơ đầu ánh trắng xuyên qua lớp lớp sương mù thì dội lại ánh sáng buồn vã từ trên cao xuống và lan tỏa rộng khắp những khoảnh trống u buồn trên đường trong rừng khuya. - Ánh trăng nhu vậy thể hiện nỗi buồn cao độ tràn ngập không gian dâng lên chất chứa trong lòng người cảm nhận – nhân vật trữ tình Song những từ ngữ thể hiện sự vận động vượt qua sức cản “xuyên qua”, “nhô ra”, “dội” lại tô đậm nỗ lực vượt qua khó khăn trở ngại ở trong lòng nhâ vật trữ tình. Với nỗ lực ấy nhân vật trữ tình tìm đến được với ý thức về quy luật vận động của cuộc sống. Cuộc sống luôn vận động về phía trước xua đi nỗi buồn để hạnh phúc niềm vui còn đọng lại. - Hình ảnh “cột cây số” xuất hiện trong khổ thứ 4 nhấn mạnh tâm trạng buồn chán qua những từ ngữ “chỉ”; “dài”… sừng sững. Song nếu lưu ý hướng đến hướng chuyển động của những cột cây số là ngược chiều tôi thì có thể thấy ý thức của nhân vật trữ tình đồng thời ghia nhận vận động không ngừng của cỗ xe, cũng là của “tôi” về phía trước, bỏ lại sau lưng những “cột cây số” đơn độc và buồn tẻ. - Những âm thanh như tiếng nhạc ngựa, lục lạc đơn điệu vừa nhấn mạnh nỗi buồn vừa điểm bước sự vận động không ngừng của cỗ xe, tiếng “kim đồng hồ” cũng là một âm thanh đơn điệt tẻ ngắt, song lại chính là tiếng điểm bước vận đông không ngừng của thời gian. - Ở khổ thứ 4 ta thấy có sự tương phản bên ngoài về ánh sáng và màu sắc của những hình ảnh “ánh lửa” – “mái lều”; “rừng sâu” – “tuyết trắng”.. => Sự tương phản giữa tâm cảnh và ngoại cảnh xác đinh vận động tâm tưởng của nhân vật trữ tình tách ra khỏi cảnh vật bên ngoài của thực tại. Những “cột cây số” đơn độc, tẻ ngắt, sau khi “rơi vào tầm mắt” của người lữ hành lập tức bị bỏ lại phái sau bởi người lữ hành không ngừng chuyển động về phía trước. Tương phản trong chuyển động “ngược chiều” nhau giữa cảnh vật và người lữ hành ở đây không chỉ nhấn mạnh sự tách biệt tâm tưởng của người lữ hành ra khỏi cảnh vật bên ngoài mà còn nhấn mạnh hướng vận động không ngừng về phía trước. + Qua cụm từ “ngược chiều tôi” trong bản dịch nghĩa, có thể thấy cái “tôi” của nhân vật trữ tình không tình cờ xuất hiện trên bề mặt câu chữ ở chính khổ thơ bản lề của bài thơ có kết cấu đối xứng này. Từ nhũng tương phản về hình ảnh và hoạt động đã làm rõ ở ý 1 của câu hỏi có thể thấy cái tôi tâm tưởng của nhân vật tữ tình đã không còn chìm trong cảnh vật u buồn nữa vì nó không ngừng vận động ngược chiều với cảnh vật về phía trước không ngừng bỏ lại nỗi buồn ở phía sau.
|
-----------------Còn tiếp-----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác