Soạn văn 10 kết nối tri thức ngắn nhất bài 2: Văn bản Mùa xuân chín

Soạn bài: Văn bản Mùa xuân chín sách ngữ văn 10 tập 1 kết nối tri thưc ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Văn bản Mùa xuân chín” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Bạn có nhớ những bài thơ, câu thơ nào về mùa xuân mà mình đã từng đọc? 

Câu 2: Điều gì khiến bạn có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy?

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Các vần được gieo trong bài thơ;

Câu 2: Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh;

Câu 3: Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc từ loại nào và có thể gọi ra cho bạn những liên tưởng gì?

Câu 2: Trạng thái “chín" của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào?

Câu 3: Hãy nhận xét về ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:

– Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn từ nào khiến bạn đặc biệt chú ý? Hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này.

– Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?

Câu 4: Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hoả của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.

Câu 5: Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?

Câu 6: Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Câu 7: Hãy nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài thơ.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc.

II. Soạn bài siêu ngắn: Văn bản Mùa xuân chín

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Những bài thơ, câu thơ về mùa xuân mà mình đã từng đọc: Mùa xuân nho nhỏ

Câu 2: Điều khiến em có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ là: bài thơ không những nói về nét đẹp, sự sinh sôi nảy nở của vạn vật mà còn nói về những điều khát khao, những mong muốn của tác giả về một tương lai tươi sáng của đất nước. 

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Các vần được gieo trong bài thơ: Vần ang (vàng, sang/làng chang); ơi (trời, chơi); ây (mây, ngây).

Câu 2: Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh: Làn nắng ửng, sột soạt, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh, gợn tới trời, hát, đám xuân xanh, vắt vẻo, hổn hển, thầm thĩ, mùa xuân chín, nắng chang chang.

Câu 3: Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường: bóng xuân sang, gợn tới trời, đám xuân xanh, ý vị và thơ ngây, mùa xuân chính, bờ sông trắng.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: 

- Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ: Danh từ + Động từ và Danh từ + Tính từ.

- Nhan đề cấu tạo bởi từ loại là Danh từ + Động từ: Gợi cảm giác mùa xuân đang đi vào độ căng mọng và tươi đẹp nhất, và vẫn tiếp tục phát triển đẹp hơn nữa.

- Nhan đề cấu tạo bởi từ loại là Danh từ +Tính từ: Gợi cảm giác mùa xuân đã đến độ tròn đầy rồi.

Câu 2: Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ: làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.

Câu 3: 

(1) Khía cạnh đầu tiên: Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ nào khiến bạn đặc biệt chú ý:

- Đó là sự lựa chọn và kết hợp sử dụng độc đáo các từ láy kết hợp với tính từ, danh từ: lấm tấm vàng, sột soạt gió, nắng chang chang.

- Hình ảnh mùa xuân không chỉ được miêu tả ở cảnh vật, ánh nắng mà nó còn được thể hiện ở “đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”. Với từ láy “lấm tấm” ta như cảm nhận được sự rơi rớt của ánh nắng, tạo nên sắc thái động cho cảnh vật.

- Những ánh nắng như được rắc từ từ trên mái nhà tranh. Cái khung cảnh ấy, cái ánh nắng vàng ửng ấy như tạo nên một không gian mùa xuân thật mới, một mùa xuân chín đang về.

(2) Khía cạnh thứ hai: Ngôn từ của bài thơ đã gợi nên một khung cảnh mùa xuân:

- Vẻ đẹp của mùa xuân đang ở độ chín, như chính là vẻ đẹp của con người đang ở độ tuổi đẹp nhất, độ tuổi rạo rực nhất.

- Vạn vật mang sức xuân, làn mưa xuân tưới thêm cho cỏ cây sức sống mới đầy xanh tươi "gợn tới trời" như đang đùa giỡn với nắng, với gió với mây. 

- Những âm thanh trong trẻo từ tiếng hát đón xuân của bao cô gái thôn quê đầy tình tứ khiến không khí mùa xuân thêm vui tươi, rộn ràng.

- Mùa xuân chín lúc thì dạt dào, lúc thì lắng dịu trong tâm hồn thi sĩ. Có lúc vồn vã, có lúc mênh mang, như đang lắng hồn mình vào bước đi của mùa xuân rồi bồi hồi, "sực nhớ... " và "bâng khuâng".

Câu 4:

- Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ:

+ Cách ngắt nhịp: Đoạn 1: 4/3 ; Đoạn 2: 2/2/3; Đoạn 3: 4/3; Đoạn 4: 2/2/3

+ Gieo vần trong bài thơ: Bài thơ gieo vần chân, vần bằng, ở các tiếng: Tan, vàng, sang (khổ 1) ; trời, đồi chơi (khổ 2) ; mây, ngây (khổ 3) ; làng, chang (khổ 4).

- Trong khổ thơ đầu tiên, dấu chấm ở câu thơ “Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang” đã gây ấn tượng rất mạnh tới người đọc, được người ta chú ý.

+ Câu thơ có một sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương đón “bóng xuân sang", cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc.

+ Cách ngắt nhịp ở mỗi khổ thơ cũng có sự biến hóa. Chính sự biến hóa của cách ngắt nhịp này đã khiến giai điệu của bài thơ, lúc thì vui tươi hóm hỉnh, lúc trầm lắng suy tư.

+ Không chỉ vậy, vị trí gieo vần, cách gieo vấn ở mỗi khổ thơ có sự khác nhau cũng tạo nên sự đặc sắc cho cả bài thơ.

- So sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật: 

Ví dụ trong bài thơ Đường luật:

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

                                                       (Nguyễn Du, Độc Tiểu Thanh kí)

- Cả bài thơ được ngắt nhịp: 4/3

- Gieo vần: Gieo vần chân ở các tiếng cuối của câu 1, 2, 4, 6, 8 - đúng theo luật gieo vần của thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. (nếu sai là phá luật).

- Còn trong Mùa xuân chín, các vần chân được gieo đó là: ang, ơi, ây, ang, có sự thay đổi ở mỗi khổ thơ. Cách ngắt nhịp giữa các khổ thơ cũng có sự linh hoạt, nhằm phù hợp diễn tả tâm trạng của nhà thơ.

=> Cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ của Hàn Mặc Tử tự do hơn, chứ không chặt chẽ, quy phạm như trong thơ Đường luật trung đại.

Câu 5:

- Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh:

+ Bao cô thôn nữ hát trên đồi/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

+ Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi.

+ Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín/ Chị ấy, năm nay còn gánh thóc.

- Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình: Khách xa.

- Hình ảnh là đối tượng quan sát của nhân vật trữ tình: những cô thôn nữ hát trên đồi.

- Hình ảnh nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình: "Chị ấy" gánh thóc dọc bờ sông.

Câu 6: Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình:

- Là phương tiện để nhân vật trữ tình biểu lộ mạch cảm xúc của mình. Hình ảnh, nhịp, vần ở khổ thơ đầu tiên mang âm hưởng vui tươi, nhưng sau đó lại trở nên trầm buồn và có chút gì đó sâu lắng, đó là do có sự xuất hiện của bóng dáng “những cô thôn nữ” hát trên đồi, trong đó có bóng hình người con gái mà tác giả thầm mến. Mạch cảm xúc cũng vì vậy mà da diết, tha thiết hơn. 

- Tất cả xuân sắc, xuân đẹp huy hoàng ấy chỉ là một ánh chớp kỷ niệm thoáng qua mà thôi. Cái còn lại, khiến người ta thêm buồn, đó là cái ký ức về xuân thì của “chị ấy” của ngày xa xưa. Cho nên, ở hiện tại, người khách xa sực nhớ cũng là để ngậm ngùi, tiếc thương – tiếc thương cho cái đẹp không biết bây giờ có còn không.

Câu 7: Nhân vật trữ tình trong bài thơ:

- là người có cảm xúc tinh tế, nhạy cảm trong những cảm nhận về độ chín của mùa xuân;

- là người có tình yêu thiên nhiên say đắm, thiết tha với cuộc đời, khát khao sống, khát khao giao cảm với đời nhưng cũng có chút bất an về sự trôi chảy của thời gian và nuối tiếc bởi việc "theo chồng bỏ cuộc chơi" của những người con gái.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" là một nét vẽ rất đẹp trong bức tranh "Mùa xuân chín". Câu thơ gợi ấn tượng về về sắc xanh bất tận, rợn ngợp của cỏ mùa xuân. Không gì tươi tốt bằng cỏ xuân. Những cơn mưa mùa xuân ấm áp đã khiến cỏ trở mình căng trào sức sống. Tả cỏ xuân cũng là để tô đậm vẻ đẹp đang độ chín của mùa xuân. Sức sống của mùa xuân cũng theo từng làn sóng cỏ mà dâng lên bất tận, trải ra mênh mông. Câu thơ của thơ Hàn Mặc Tử khiến ta nhớ đến những vần thơ tuyệt tác của Nguyễn Du:

"Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

(Truyện Kiều)

Cả hai câu thơ đều tạo ấn tượng về bức tranh mùa xuân đẹp và tràn đầy sức sống với màu sắc chủ đạo là màu xanh; hình ảnh chủ đạo là hình ảnh của cỏ mùa xuân rợn ngợp, tươi tốt; không gian của bức tranh là không gian mênh mông, khoáng đạt (chân trời, tới trời). Tuy nhiên, câu thơ Hàn Mạc Tử gợi lên sự chuyển động của cảnh vật qua từ "sóng" và từ "gợn", còn cảnh trong câu thơ Nguyễn Du thì tĩnh hơn. Nói cách khác, câu thơ Nguyễn Du chủ yếu nhằm làm nổi bật sắc xanh của cỏ non trải rộng đến tận chân trời. Còn câu thơ của Hàn Mặc Tử lại chủ yếu nhấn vào cái sóng cỏ đang gợn – tức là nhấn vào động thái bên trong của sự vật chứ không chỉ thuần tả sắc màu sự vật. Chính động thái đang "cựa quậy", đang "sóng sánh" ấy của cỏ khiến người đọc cảm nhận rõ hơn sức sống căng tràn của cỏ xuân và cảnh xuân.

III. Soạn bài ngắn nhất: Văn bản Mùa xuân chín

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ

Câu 2: Bài thơ không những nói về nét đẹp, sự sinh sôi nảy nở của vạn vật mà còn nói về những điều khát khao, những mong muốn của tác giả về một tương lai tươi sáng của đất nước. 

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Vần ang (vàng, sang/làng chang); ơi (trời, chơi); ây (mây, ngây).

Câu 2: Làn nắng ửng, sột soạt, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh, gợn tới trời, hát, đám xuân xanh, vắt vẻo, hổn hển, thầm thĩ, mùa xuân chín, nắng chang chang.

Câu 3: Bóng xuân sang, gợn tới trời, đám xuân xanh, ý vị và thơ ngây, mùa xuân chính, bờ sông trắng.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Nhan đề bài thơ được cấu tạo bởi: Danh từ + Động từ và Danh từ + Tính từ.

+ Danh từ + Động từ: Gợi cảm giác mùa xuân đang đi vào độ căng mọng và tươi đẹp nhất, và vẫn tiếp tục phát triển đẹp hơn nữa.

+ Nhan đề cấu tạo bởi từ loại là Danh từ +Tính từ: Gợi cảm giác mùa xuân đã đến độ tròn đầy rồi.

Câu 2: Làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.

Câu 3: 

(1) Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ nào khiến bạn đặc biệt chú ý:

- Đó là sự lựa chọn và kết hợp sử dụng độc đáo các từ láy kết hợp với tính từ, danh từ.

- Với từ láy “lấm tấm” ta như cảm nhận được sự rơi rớt của ánh nắng, tạo nên sắc thái động cho cảnh vật.

- Cái khung cảnh ấy, cái ánh nắng vàng ửng ấy như tạo nên một không gian mùa xuân thật mới, một mùa xuân chín đang về.

(2) Ngôn từ của bài thơ đã gợi nên một khung cảnh mùa xuân:

- Vẻ đẹp của mùa xuân đang ở độ chín.

- Vạn vật mang sức xuân. 

- Những âm thanh trong trẻo khiến không khí mùa xuân thêm vui tươi, rộn ràng.

- Mùa xuân chín lúc thì dạt dào, lúc thì lắng dịu trong tâm hồn thi sĩ. 

Câu 4:

+ Cách ngắt nhịp: Đoạn 1: 4/3 ; Đoạn 2: 2/2/3; Đoạn 3: 4/3; Đoạn 4: 2/2/3

+ Bài thơ gieo vần chân, vần bằng, ở các tiếng: Tan, vàng, sang (khổ 1) ; trời, đồi chơi (khổ 2) ; mây, ngây (khổ 3) ; làng, chang (khổ 4).

- Trong khổ thơ đầu tiên, dấu chấm ở câu thơ “Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang” đã gây ấn tượng rất mạnh tới người đọc, được người ta chú ý -> Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc.

+ Cách ngắt nhịp ở mỗi khổ thơ cũng có sự biến hóa.

+ Vị trí gieo vần, cách gieo vấn ở mỗi khổ thơ có sự khác nhau cũng tạo nên sự đặc sắc cho cả bài thơ.

- So sánh: 

Ví dụ trong bài thơ Đường luật:

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

                                                       (Nguyễn Du, Độc Tiểu Thanh kí)

- Cả bài thơ được ngắt nhịp: 4/3

- Gieo vần chân ở các tiếng cuối của câu 1, 2, 4, 6, 8 - đúng theo luật gieo vần của thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. (nếu sai là phá luật).

- Còn trong Mùa xuân chín, các vần chân được gieo đó là: ang, ơi, ây, ang, có sự thay đổi ở mỗi khổ thơ. Cách ngắt nhịp giữa các khổ thơ cũng có sự linh hoạt.

=> Cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ của Hàn Mặc Tử tự do hơn, chứ không chặt chẽ, quy phạm như trong thơ Đường luật trung đại.

Câu 5:

- Con người :

+ Bao cô thôn nữ hát trên đồi/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

+ Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi.

+ Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín/ Chị ấy, năm nay còn gánh thóc.

- Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình.

- Hình ảnh là đối tượng quan sát của nhân vật trữ tình.

- Hình ảnh nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình.

Câu 6: 

- Là phương tiện để nhân vật trữ tình biểu lộ mạch cảm xúc của mình. 

- Tất cả xuân sắc, xuân đẹp huy hoàng ấy chỉ là một ánh chớp kỷ niệm thoáng qua mà thôi. 

Câu 7: 

- là người có cảm xúc tinh tế, nhạy cảm trong những cảm nhận về độ chín của mùa xuân;

- là người có tình yêu thiên nhiên say đắm, thiết tha với cuộc đời, khát khao sống, khát khao giao cảm với đời nhưng cũng có chút bất an về sự trôi chảy của thời gian và nuối tiếc bởi việc "theo chồng bỏ cuộc chơi" của những người con gái.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" là một nét vẽ rất đẹp trong bức tranh "Mùa xuân chín". Câu thơ gợi ấn tượng về về sắc xanh bất tận, rợn ngợp của cỏ mùa xuân. Không gì tươi tốt bằng cỏ xuân. Những cơn mưa mùa xuân ấm áp đã khiến cỏ trở mình căng trào sức sống. Tả cỏ xuân cũng là để tô đậm vẻ đẹp đang độ chín của mùa xuân. Sức sống của mùa xuân cũng theo từng làn sóng cỏ mà dâng lên bất tận, trải ra mênh mông. Câu thơ của thơ Hàn Mặc Tử khiến ta nhớ đến những vần thơ tuyệt tác của Nguyễn Du:

"Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

(Truyện Kiều)

Cả hai câu thơ đều tạo ấn tượng về bức tranh mùa xuân đẹp và tràn đầy sức sống với màu sắc chủ đạo là màu xanh; hình ảnh chủ đạo là hình ảnh của cỏ mùa xuân rợn ngợp, tươi tốt; không gian của bức tranh là không gian mênh mông, khoáng đạt (chân trời, tới trời). Tuy nhiên, câu thơ Hàn Mạc Tử gợi lên sự chuyển động của cảnh vật qua từ "sóng" và từ "gợn", còn cảnh trong câu thơ Nguyễn Du thì tĩnh hơn. Chính động thái đang "cựa quậy", đang "sóng sánh" ấy của cỏ khiến người đọc cảm nhận rõ hơn sức sống căng tràn của cỏ xuân và cảnh xuân.

IV. Soạn bài cực ngắn: Văn bản Mùa xuân chín

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Mùa xuân nho nhỏ

Câu 2: Bài thơ không những nói về mùa xuân mà còn viết lên những mong muốn của tác giả về một tương lai tươi sáng của đất nước. 

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Vần ang (vàng, sang/làng chang); ơi (trời, chơi); ây (mây, ngây).

Câu 2: Làn nắng ửng, sột soạt, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh, gợn tới trời, hát, đám xuân xanh, vắt vẻo, hổn hển, thầm thĩ, mùa xuân chín, nắng chang chang.

Câu 3: Bóng xuân sang, gợn tới trời, đám xuân xanh, ý vị và thơ ngây, mùa xuân chính, bờ sông trắng.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Nhan đề bài thơ được cấu tạo bởi: Danh từ + Động từ và Danh từ + Tính từ: Gợi cảm giác mùa xuân đang đi vào độ căng mọng và tươi đẹp nhất, và vẫn tiếp tục phát triển đẹp hơn nữa; gợi cảm giác mùa xuân đã đến độ tròn đầy rồi.

Câu 2: Làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.

Câu 3: 

(1) Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ nào khiến bạn đặc biệt chú ý: Đó là sự lựa chọn và kết hợp sử dụng độc đáo các từ láy kết hợp với tính từ, danh từ.

(2) Ngôn từ của bài thơ đã gợi nên một khung cảnh mùa xuân: vui tươi, rộn ràng, vạn vật mang sức xuân. 

Câu 4:

+ Cách ngắt nhịp: Đoạn 1: 4/3 ; Đoạn 2: 2/2/3; Đoạn 3: 4/3; Đoạn 4: 2/2/3

+ Bài thơ gieo vần chân, vần bằng.

- Trong khổ thơ đầu tiên, dấu chấm ở câu thơ “Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang” đã gây ấn tượng rất mạnh tới người đọc, được người ta chú ý -> Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc.

+ Cách ngắt nhịp ở mỗi khổ thơ cũng có sự biến hóa.

+ Vị trí gieo vần, cách gieo vấn ở mỗi khổ thơ có sự khác nhau cũng tạo nên sự đặc sắc cho cả bài thơ.

- So sánh: 

Ví dụ trong bài thơ Đường luật Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du thì cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ của Hàn Mặc Tử tự do hơn, chứ không chặt chẽ, quy phạm như trong thơ Đường luật trung đại.

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Câu 5:

- Con người . 

- Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình.

- Hình ảnh là đối tượng quan sát của nhân vật trữ tình.

- Hình ảnh nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình.

Câu 6: 

- Là phương tiện để nhân vật trữ tình biểu lộ mạch cảm xúc của mình. 

- Tất cả xuân sắc, xuân đẹp huy hoàng ấy chỉ là một ánh chớp kỷ niệm thoáng qua mà thôi. 

Câu 7: 

- là người có cảm xúc tinh tế, nhạy cảm trong những cảm nhận về độ chín của mùa xuân;

- là người có tình yêu thiên nhiên say đắm, thiết tha với cuộc đời, khát khao sống, khát khao giao cảm với đời nhưng cũng có chút bất an về sự trôi chảy của thời gian và nuối tiếc bởi việc "theo chồng bỏ cuộc chơi" của những người con gái.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" là một nét vẽ rất đẹp trong bức tranh "Mùa xuân chín". Câu thơ gợi ấn tượng về về sắc xanh bất tận, rợn ngợp của cỏ mùa xuân. Sức sống của mùa xuân cũng theo từng làn sóng cỏ mà dâng lên bất tận, trải ra mênh mông. Câu thơ của thơ Hàn Mặc Tử khiến ta nhớ đến những vần thơ tuyệt tác của Nguyễn Du:

"Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

(Truyện Kiều)

Cả hai câu thơ đều tạo ấn tượng về bức tranh mùa xuân đẹp và tràn đầy sức sống với màu sắc chủ đạo là màu xanh; hình ảnh chủ đạo là hình ảnh của cỏ mùa xuân rợn ngợp, tươi tốt; không gian của bức tranh là không gian mênh mông, khoáng đạt (chân trời, tới trời). Tuy nhiên, câu thơ Hàn Mạc Tử gợi lên sự chuyển động của cảnh vật qua từ "sóng" và từ "gợn", còn cảnh trong câu thơ Nguyễn Du thì tĩnh hơn. Chính động thái đang "cựa quậy", đang "sóng sánh" ấy của cỏ khiến người đọc cảm nhận rõ hơn sức sống căng tràn của cỏ xuân và cảnh xuân.

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài văn bản mùa xuân chín ngắn nhất, soạn bài văn bản mùa xuân chín ngữ văn 10 kết nối ngắn nhất, soạn văn 10 kết nối tri thức bài văn bản mùa xuân chín cực ngắn

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net