Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 KNTT bài 3: Chữ bầu lên nhà thơ

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 3: Chữ bầu lên nhà thơ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

VĂN BẢN 3. CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Tên: Lê Đạt

- Năm sinh – năm mất: 1929-2008

- Quê quán: Bắc Giang

- Ông là nhà thơ luôn có ý thức tìm tòi, cách tân, đề cao lao động chữ nghĩa và nhận mình là “phu chữ”.

b. Tác phẩm

- Chữ bầu lên nhà thơ được in lần đầu trên báo Văn nghệ, số 34, năm 1994

- Thể loại: văn bản nghị luận

- Bố cục: 3 phần

  • Phần 1: Ý kiến từng được nhà thơ phát biểu ở các diễn đàn xoay quanh đặc thù của lao động, của ngôn từ trong thơ.
  • Phần 2: Đối thoại với những quan niệm mà tác giả không đồng tình trên vấn đề lao động thơ và nhận diện tầm vóc nhà thơ.
  • Phần 3: Luận về sự thống nhất mà khác biệt giữa các con đường thơ và thước đo một nhà thơ chân chính.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Ý kiến từng được nhà thơ phát biểu ở các diễn đàn xoay quanh đặc thù của lao động thơ, của ngôn từ trong thơ.

* Vấn đề bàn luận

-Danh ngôn của Ét-mông Gia-bét đã được dùng làm nhan đề văn bản: Chữ bầu lên nhà thơ

=> vấn đề chính được bàn luận: lao động chữ nghĩa trong hoạt động sáng tạo thơ ca và tính chất, ý nghĩa khác thường của “chữ” trong thơ.

- Nhà thơ đã đưa ra nhiều quan điểm nhưng có thể coi ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả là: Người ta làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ.

- Luận điểm thể hiện quan niệm riêng của tác giả: khi làm thơ, nhà thơ luôn phải tìm cách làm mới "chữ", khiến cho "chữ" lập tức gây chú ý vì nội hàm ý nghĩa khác thường của nó so với nghĩa đã được xác định trong từ điển,

2. Sự đối thoại với những quan niệm mà tác giả không đồng tình trên vấn đề lao động thơ và nhận diện tầm vóc nhà thơ.

- Tác giả “rất ghét” cái quan niệm: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng lụi tàn và “không mê” các nhà thơ thần đồng, những người sống bằng vốn trời cho.

- Tác giả “ưa” những nhà thơ chăm chỉ làm việc trên cánh đồng giấy, tích góp từng câu chữ, hạt chữ.

- Tác giả đã dùng biện pháp ẩn dụ để biểu đạt luận điểm của mình: một nắng hai sương, lực điền, cánh đồng giấy, hạt chữ.

=> Sự so sánh ngầm, dựa trên sự phát hiện về mối tương đồng giữa hoạt động sáng tạo của nhà thơ và lao động của người nông dân trên đồng ruộng, xét trên cả hai mặt: sự lao khổ và thành tựu cuối cùng có được đều do sự lao động vất vả, nghiêm túc, tâm huyết mà có.

- Ở cuối phần 2, tác đã triển khai quan niệm “Chữ bầu lên nhà thơ”

  • Dẫn ý kiến của các nhà thơ, nhà văn lớn trên thế giới (Ét-mông Gia-bét - Edmond Jabès, Gít-đơ - Gide, Pét-xoa - Pessoa), xem như đó là sự hậu thuẫn tích cực cho cách lí giải vấn đề của mình.
  • Diễn giải ý kiến của Ét-mông Gia-bét theo hướng bám sát ý tưởng đã được đề cập từ nhan đề và phần đầu văn bản. Nếu trong phát biểu của mình, Ét-mông Gia-bét gần như chỉ nói đến vai trò của sáng tạo ngôn từ trong việc xác định danh vị đích thực của nhà thơ, thì Lê Đạt lại phát triển thêm, cho rằng mỗi lần sáng tạo tác phẩm mới lại một lần nhà thơ phải vật lộn với chữ.

=> "nhà thơ” không phải là danh vị được tạo một lần cho mãi mãi. Nó có thể bị tước đoạt nếu nhà thơ không chịu khổ công lao động với ngôn từ mỗi khi viết một bài thơ mới.

3. Luận về sự thống nhất mà khác biệt giữa các con đường thơ và nhà thơ chân chính

- Nhà thơ nêu lên quan điểm: nhà thơ phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất phong phú cho tiếng mẹ.

=> Sáng tạo thơ ca là một loại lao động có tính đặc thù, đòi hỏi nhà thơ phải tốn rất nhiều tâm não trong cuộc vật lộn với chữ để làm nên những sản phẩm ngôn từ độc đáo, đặc sắc, làm phong phú cho tiếng nói chung.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Văn bản thể hiện rõ quan niệm của Lê Đạt về nghề thơ, giúp soi sáng phần nào hướng tìm tòi độc đáo trong thơ ông. Theo tác giả, nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để tạo ra một bài thơ thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ; sáng tạo thơ ca là một loại lao động có tính đặc thù, đòi hỏi nhà thơ phải nghiêm túc, miệt mài để làm nên những sản phẩm ngôn từ độc đáo, đặc sắc.

2. Nghệ thuật

- Ngôn từ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu

- Hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc

- Giọng thơ khi tha thiết, say sưa, có khi trầm lắng, vừa điềm tĩnh, vừa trắc ẩn.

 
Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 KNTT bài 3: Chữ bầu lên nhà thơ, ôn tập ngữ văn 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net