ác giả Lê Quang Đạt đã đưa ra nhận định hay và thú vị là Chữ bầu lên nhà thơ, để làm nổi bật tầm quan trọng của chữ đối với các nhà thơ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Chữ không chỉ hiểu đơn giản là vỏ âm thanh mà quan trọng đó chính là ngôn ngữ được sử dụng, tổ chức một cách nghệ thuật. Chữ bầu lên nhà thơ là khẳng định vai trò của ngôn ngữ đối với nhà thơ; ngôn ngữ là yếu tố không thể thiếu trong văn học; nó khẳng định tài năng, phong cách của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ thơ là tinh hoa tối cao của ngôn ngữ, là kiến trúc ngôn từ đặc biệt; tạo lập và tôn vinh vị thế nhà thơ. Khi nhà thơ cần mẫn với chữ thì sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất để diễn đạt ý cần nói, để tiếng lòng của mình được vang lên, được hữu hình hóa thành câu chữ, âm thanh, nhịp điệu. Nhà thơ Đỗ Phủ hay còn được người đời gọi là “thi thánh” với bài thơ Thu hứng đã sử dụng những câu chữ mang tính ước lệ, lời thơ buồn với những âm vang và nhịp điệu đã đưa người đọc đến với thế giới cảm xúc tâm hồn của nhà thơ. Quá trình sáng tạo nghệ thuật đầy sự khó khăn, vất vả, nhà thơ phải thổi hồn vào tác phẩm thông qua ngôn ngữ thơ ca, phải dựa vào chữ để tạo ra những tác phẩm đặc sắc. Điều đó cũng cho ta thấy Chữ bầu lên nhà thơ là một nhận định đúng.