Soạn văn 10 KNTT bài 3: Văn bản Yêu và đồng cảm

Soạn bài 3: Văn bản Yêu và đồng cảm - Sách kết nối tri thức với cuộc sống ngữ văn 10 tập 1. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Câu hỏi trong bài đọc:

1. Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn?

Trả lời:

Mở đầu bài viết bằng một câu chuyện là một cách dẫn dắt thú vị, tạo hứng thú, tò mò cho người đọc, tạo sự tự nhiên, tăng tính thực tế và hấp dẫn cho bài nghị luận.

2. Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?

Trả lời:

Tác giả phục chú bé không chỉ vì sự chăm chỉ mà còn cảm phục tấm lòng đồng cảm của chú bé. Chú bé ấy chăm chỉ xếp đồ vì chú thấy đồng cảm với chúng, hòa mình vào suy nghĩ, cảm xúc của đồ vật và xếp chúng về đúng vị trí của mình.

3. Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?

Trả lời:

Những nghề nghiệp khác nhau nhìn nhận một sự vật dưới những góc độ khác nhau, cụ thể với một gốc cây:

  • Nhà khoa học nhìn thấy tính chất và trạng thái của gốc cây.
  • Bác làm vườn lại nhìn về sức sống của cây.
  • Còn chú thợ mộc lại thấy được chất liệu tốt hoặc kém của gốc cây.
  • Anh họa sĩ nhìn về dáng vẻ của cây, chỉ đơn thuần thưởng thức dáng vẻ của cây, không còn mục đích gì khác.

4. Phải chăng sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ?

Trả lời:

Sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ vì:

  • Nếu không có tấm lòng bao la, không đồng điệu đồng cảm, cùng buồn, cùng vui, cùng khóc với đối tượng miêu tả, chỉ chăm chăm vào kĩ thuật thì chắc chắn tác phẩm của họ không thể chạm đến trái tim của người khác. 
  • Sự đồng cảm mang đến cho người nghệ sĩ nguồn cảm hứng, sức mạnh tinh thần phong phú để tạo nên những tác phẩm giá trị.

5. Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào? 

Trả lời:

Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện:

  • Người nghệ sĩ phải đồng cảm với mọi vật, từ sinh vật đến phi sinh vật, từ động vật đến thực vật.
  • Về cách nhìn sự vật, nhìn mọi vật dưới góc nhìn của thế giới Mĩ, vạn vật đều có linh hồn nên cần nhìn và cảm nhận chúng từ sâu trong tâm hồn mình.
  • Đặt mình vào chính đối tượng, cảm nhận và trải nghiệm cảm xúc của để có lòng đồng cảm, đồng điệu chúng trong sáng tạo nghệ thuật.

6. Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?

Trả lời:

Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em sự hồn nhiên, sự chân thành, lòng  đồng cảm với mọi vật. Bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật, chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến và khám phá được nhiều điều thú vị.

Trả lời: - Những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ trong văn bản:  + Đoạn (1): “Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc.… . Thấy dây treo tranh trên tường buông thõng thò ra ngoài, nó bắc ghế trèo lên giấu vào trong hộ.”; “Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này.”...
Trả lời: Những từ ngữ trong văn bản cho thấy điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa:- Tấm lòng, đồng cảm,- Thế giới của Chân – Thiện – Mĩ,- Trẻ em, tuổi thơ.
Trả lời: - Nội dung trọng tâm của từng phần được đánh số trong văn bản:  + Đoạn (1): kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc trong phòng.  + Đoạn (2): cái nhìn của người họa sĩ với mọi vật.  + Đoạn (3): nhân cách vĩ đại của người nghệ sĩ.  + Đoạn (4): tấm lòng đồng cảm với mọi thứ của...
Trả lời: Những lí lẽ, bằng chứng khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm: - Mọi người nhìn dáng vẻ của cái cây với cái nhìn của khía cạnh thực tiễn, của thế giới Chân – Thiện, còn người nghệ sĩ nhìn cái cây ở khía cạnh hình thức, thưởng thức cái đẹp, cái Mĩ của cây.- Người nghệ sĩ phải đồng điệu đồng...
Trả lời: - Những điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ:  + Đều có tấm lòng đồng cảm, đồng cảm với  mọi thứ từ con người, động vật đến thực vật.  + Đều có tâm hồn trong sáng, ngây thơ, nhìn mọi vật với vẻ đẹp được nhân cách hóa, được lí tưởng hóa.- Cơ sở hình thành sự khâm phục, trân...
Trả lời: Nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đề đạc thì sức hấp dẫn và sự thuyết phục của văn bản sẽ bị giảm đi, người đọc sẽ thấy mơ hồ khi bắt đầu đọc từ đoạn (2), dẫn đến việc khó có thể nắm bắt và hiểu được nội dung văn bản. Điều này làm văn bản mất đi sự mạch lạc, thiếu sự liên kết giữa...
Trả lời: Lí do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy: - Đôi mắt xanh non là chỉ đôi mắt của trẻ con, nhìn đời một cách ngây thơ, hồn nhiên nhất để cảm nhận thế giới trong một màu hồng tươi đẹp.- Nhìn đời bằng đôi mắt của trẻ nhỏ sẽ giúp ta cảm nhận cuộc sống dưới một góc độ tươi đẹp hơn, không có sự...
Trả lời: Đồng cảm và chia sẻ có mối quan hệ như mối quan hệ nhân quả. Đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, là hiểu, cảm thông và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ, sự quan tâm của mình. Đồng cảm xuất phát từ con...
Tìm kiếm google: soạn văn 10 sách mới, soạn văn 10 tập 1 kết nối, soạn bài 3 văn 10 kết nối, soạn bài Văn bản Yêu và đồng cảm

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net