Soạn văn 10 kết nối tri thức ngắn nhất bài 2: Văn bản Thu hứng

Soạn bài: Văn bản Thu hứng sách ngữ văn 10 tập 1 kết nối tri thưc ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Văn bản Thu hứng” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Bạn đã được làm quen với một số bài thơ Đường luật trong sách giáo khoa Ngữ văn cấp Trung học cơ sở. Hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về đặc điểm hỉnh thức cũng như nội dung của những bài thơ thuộc thể loại này?

Câu 2: Bạn đã bao giờ xa gia đình và thấy nhớ nhà? Nếu có thể hãy chia sẻ trải nghiệm ấy của bạn. 

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN 

Câu 1: Khung cảnh của mùa thu được tái hiện trong bài thơ (màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật).

Câu 2: Hãy nhận diện phép đối trong cả nguyên tác và bản dịch nghĩa trong các cặp câu thơ 3-4 và 5-6.

Câu 3: Âm thanh của tiếng dao thước may áo, tiếng chày đập vải gợi ra không khí gì?

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Mô tả một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường luật (bố cục, cách gieo vần, luật bằng – trắc, phép đối) được thể hiện trong bài thơ Thu hứng.

Câu 2: Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên văn (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.

Câu 3: Những hình ảnh và từ ngữ nào được dùng để gọi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu của bài thơ? Khung cảnh mùa thu này có thể gợi cho bạn những ấn tượng gì?

Câu 4: Qua các từ ngữ và hình ảnh ở hai câu thơ 5 – 6, người đọc có thể nhận biết được điều gì về nhân vật trữ tình?Câu 5: 

Câu 5: Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Câu 6: Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Phải chăng tác phẩm chỉ thể hiện nỗi niềm thân phận cá nhân của nhà thơ?

Câu 7: Có ý kiến cho rằng câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu. Bạn suy nghĩ gì về ý kiến này?

KẾT NỐI ĐỌC VIẾT

Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những điểm tương đồng ấy

II. Soạn bài siêu ngắn: Văn bản Thu hứng

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Ấn tượng của bạn về đặc điểm hỉnh thức cũng như nội dung của những bài thơ thuộc thể loại thơ Đường luật: Thơ Đường luật là một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở năm điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục

Câu 2: Bạn đã từng xa gia đình 2 tuần và thấy nhớ nhà. Đó là vào hè năm em lớp 8, em được vào Đà Nẵng thăm nhà bác em. Nhà bác em có 2 anh chị lớn tuổi hơn em. Mấy hôm đầu mới vào, 2 anh chị dẫn em đi chơi biển, đi ăn những món ăn nổi tiếng ở Đà Nẵng. Em rất là thích và vui. Được tầm một tuần thì anh chị đều phải đi làm, còn mỗi em ở nhà với bác, lúc này em rất nhớ bố mẹ. Mỗi tối sau khi gọi điện thoại nói chuyện với bố mẹ, em đều khóc. Vì em ngủ với chị nên chị biết em khóc vì nhớ nhà nên đã gọi điện nói cho bố mẹ em biết. Hôm sau, bố mẹ gọi điện cho em và bảo sang tuần bố mẹ sẽ vào đón em về. Lúc đó em mừng hơn bao giờ hết. Em không nghĩ mới xa gia đình có 2 tuần mà em lại thấy nhớ bố mẹ như vậy. 

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ:

- Qua màu sắc: màu trắng của sương trời, xanh thẳm của lòng sông, màu bạc của mây. Những gam màu gợi cảm giác lạnh lẽo

- Qua không khí: Không khí ảm đạm, hiu hắt, u buồn, trĩu nặng tâm tư.

- Qua trạng thái vận động của sự vật: Sự vật vận động theo trạng thái mạnh mẽ, dữ dội, chao đảo, được mô tả từ xa đến gần, như hòa trộn vào nhau và có tính đối xứng chặt chẽ: "Lưng trời"-"mặt đất"; "sóng rợn-mây đùn": "lòng sông thẳm" -"cửa ải xa",...

=> Mùa thu buồn và ảm đạm, được nhìn từ xa, rộng và bao quát, gợi nỗi sầu buồn, trầm uất.

Câu 2: Phép đối trong cả nguyên tác và bản dịch nghĩa trong các cặp câu thơ 3-4 và 5-6:

Phép đối trong cặp câu thơ 3-4: hình ảnh đối lập vô cùng thú vị, sóng vọt lên tận lưng trời, mây sa sầm xuống mặt đất (từ thấp lên cao rồi từ cao xuống thấp), qua đó không gian được mở rộng ra nhiều chiều:

+ Chiều cao: sóng vọt lên lưng trời, mây sa sầm xuống mặt đất.

+ Chiều sâu: sâu thẳm.

+ Chiều xa: cửa ải.

-> Cảnh thu chuyển động dữ dội tạo nên bức tranh thu vừa hùng vĩ vừa bi tráng.

- Cặp câu thơ 5 – 6: Đối tùng cúc >< Cô chu; lưỡng khai >< nhất hệ ; tha nhật lệ >< cố viên tâm. Đối khóm cúc và con thuyền; “hai lần” với “lẻ loi”; “rơi nước mắt” và “nhớ về vườn cũ”

->Nghệ thuật đối rất chỉnh, vừa tả cảnh thu mà cũng là tình thu. 

Câu 3:  Âm thanh tiếng chày đập vải nhộn nhịp trên sông để chuẩn bị cho mùa đông tới, vẽ lên cuộc sống sinh hoạt vui tươi và nhộn nhịp, vang động, lại càng xoáy sâu vào lòng người nỗi nhớ quê nhà tê tái, khuôn nguôi, nhớ đến cuộc sống bình yên nơi quê nhà càng mong nhớ quê da diết hơn. Trời tối rồi, nhà thơ không nhìn thấy gì nữa mà chỉ nghe tiếng chày đập vải và chạnh lòng nhớ những người lính nơi quan ải.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: - Bố cục có thể chia thành 4 phần: đề - thực – luận – kết.

- Cách gieo vần: vần bằng ở câu 1-2-4-6-8: lâm - sâm – âm – tâm – châm.

- Luật bằng – trắc: tiếng thứ 2 thanh bằng thì tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo ngược lại:

Câu 1: T T B B T T B (v)

Câu 2: B B T T T B B (v)

Câu 3: B B T T B B T

Câu 4: T T B B T T B (v)

Câu 5: T T B B B T T

Câu 6: B B T T T B B (v)

Câu 7: B B T T B B T

Câu 8: T T B B T T B (v)

Câu 2: 

(1) So sánh bản dịch 1 với nguyên văn:

- Câu thơ đầu, từ “điêu thương”: đây là một tính từ đã được động từ hóa nhằm gợi sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong. Nhưng trong bản dịch thơ thì hình ảnh này lại nhẹ nhàng hơn.

- Câu 2: bản dịch không dịch hai địa danh Vu sơn và Vu giáp. Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu lòa” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này.

- Câu 3: từ “thẳm” làm cho âm hưởng thơ bị trầm xuống so với nguyên tác.

- Câu 5: bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai” chỉ số lần, làm mất đi dụng ý mà nhà thơ muốn thể hiện trong nguyên tác.

- Câu 6: bản dịch bổ mất chữ “cô” chỉ sự lẻ loi, đơn độc, làm mất đi dụng ý mà nhà thơ muốn thể hiện trong nguyên tác.

(2) So sánh bản dịch 2 với nguyên văn:

- Câu thơ đầu của bản dịch 2 cũng giống bản dịch 1 đều chưa làm rõ ý sự tác động của sương giá, đã tàn phá dữ dội rừng phong và rừng cây phong là đối tượng chịu tác động.

- Câu 2: Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu dày” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này.

Câu 3:

(1) Những hình ảnh và từ ngữ được dùng để gợi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu:

  - “Rừng phong lác đác, hạt móc sa” => gợi vẻ xơ xác, tiêu điều.

  - “Vu sơn, Vu giáp” => làm nổi lên sự lạnh lẽo: hẻm Vu hiểm trở, hùng vĩ dựng đứng nên ánh mặt trời khó lọt xuống lòng sông.

  - “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm.

- Hình ảnh đối lập: sóng vọt lên tận lưng trời - mây sa sầm xuống mặt đất: chuyển động từ trên cao xuống thấp.

=> Bức tranh thu rộng lớn nhưng xơ xác, tiêu điều.

(2) Bốn câu thơ tả cảnh cụ thể đặt cạnh nhau làm toát lên bức tranh thu rộng lớn vừa tiêu điều hiu hắt, vừa dữ dội, hùng vĩ. Chính cảnh vật ấy vừa gợi nỗi buồn tê tái, vừa ngầm thể hiện nỗi lo âu của nhà thơ về sự không yên bình nơi biên ải. Sự chuyển động chao đảo của cảnh vật, cũng là sự chao đảo xã hội lúc bấy giờ.

Câu 4:

- Cúc là loài hoa của mùa thu, biểu tượng niềm vui và vẻ đẹp vậy mà nhìn nó lại "tuôn thêm dòng lệ", gợi một nỗi buồn sâu lắng của nhà thơ, nhìn hoa cúc nhớ về những mùa thu ở quê hương mà lòng u sầu, nghẹn ngào. Chữ " lệ" trong bài thơ rất khó phân biệt lệ của người hay của hoa, tuy nhiên có lẽ nên hiểu: mỗi lần nhìn hoa cúc nở, nhà thơ lại chạnh lòng nhớ về quê hương. Những giọt nước mắt cũng cứ thế tuôn rơi không ngăn lại được, hình ảnh hoa cúc nở rồi lại nở vừa gợi sự trở đi trở lại của nỗi nhớ quê, vừa gợi ra những dòng lệ chứa chan ân tình của nhà thơ.

- "Cố chu" con thuyền cô độc, khi nhìn thấy con thuyền nỗi lòng tác giả càng dâng trào, càng nhớ quê da diết. Hình ảnh con thuyền trôi nổi, lưu lạc , là phương tiện duy nhất nhà thơ gửi gắm ước nguyện về quê hương.

- "Cố viên tâm" (lòng nhớ vườn xưa) như buộc chặt nỗi lòng con người với quê nhà, như con thuyền trôi về quê hương.

=> Bằng nghệ thuật ẩn dụ tinh xảo hai câu thơ biểu hiện nỗi nhớ quê một cách sinh động và tha thiết, sâu lắng của nhà thơ.

Câu 5: Ở hai câu cuối bỗng đột ngột nổi lên âm thanh dồn dập của tiếng chày đập vải trên bến sông, trong bóng hoàng hôn. Âm thanh duy nhất này đem đến cho bức tranh sinh hoạt nơi biên ải xa xôi một thoáng vui nhưng thoáng vui ấy không đủ để xua đi những áng mây buồn đang vây phủ trong tâm hồn thi sĩ.

Khí thu lạnh lẽo như nhắc nhở mọi người rằng mùa đông sắp đến, phải chuẩn bị nhanh nhanh cho việc may áo ấm. Lúc này, Loạn An Lộc Sơn đã dẹp xong nhưng đất nước chưa yên, chồng con của bao người còn trấn giữ nơi ải xa, nỗi lo còn đó. Trời tối rồi (mộ), không nhìn thấy gì nữa, nhà thơ chỉ nghe thấy tiếng chày đập vải và chạnh lòng nghĩ tới những người lính thú nơi quan ải. Âm thanh của mùa thu may áo vừa kết thúc bài thơ, vừa mở ra nỗi buồn nhớ mênh mang... "Ngôn tận nhi ý bất tận" (lời hết mà ý không hết). Đỗ Phủ cảm thấy Không lời lẽ nào có thể nói hết nỗi niềm Thu hứng.

Câu 6: Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Bài thơ được làm vào năm 766, khi ông đang đưa cả gia đình đi chạy loạn. Bài thơ thể hiện được hai yếu tố "cảm xúc" và "mùa thu ", vừa tả cảnh vừa chất chứa tâm trạng. Đó là một chiều thu cụ thể ở vùng đất Quý Châu trong giai đoạn suy vong của triều đình phong kiến đương thời. Chiến tranh xảy ra liên miên đã đầy Đỗ Phủ phiêu bạt về tận góc trời xa thẳm. Ngày đêm, ông chi còn ôm ấp một hi vọng mong manh là được trở về quê cũ. Đây không chỉ là ước mơ của Đỗ Phủ mà còn là ước mơ của bao người dân nghèo khổ lưu vong. Bởi vậy, bài thơ tuy không miêu tả trực tiếp tình hình xã hội nhưng vẫn có ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời.

Câu 7: Trong bài thơ, câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu là không chính xác. Ta có thể thấy, 4 câu thơ đầu tác giả miêu tả khung cảnh mùa thu, nhưng 4 câu sau, lại là những nỗi niềm tâm sự của thi nhân. Đó cũng là tâm sự, ước mơ của bao người nghèo khổ bởi cuộc sống loạn lạc phải rời quê xa xứ.

KẾT NỐI ĐỌC VIẾT

Thơ hai-cư là thể thơ ngắn nhất thế giới và cũng là thể thơ truyền thống có vị trí quan trong trong văn chương Nhật Bản. Thơ Đường luật là thể thơ xuất phát từ Trung Quốc, thường có hai thể tiêu biểu là thơ thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú. Thơ hai-cư và thơ Đường luật đều là những thể thơ ngắn gọn và thường viết về những cảm xúc của con người trước hình ảnh thiên nhiên. Thơ hai-cư với những dòng thơ ngắn gọn chỉ từ ba đến bảy chữ tả cảnh thiên nhiên trong sáng, nhẹ nhàng và từ cảnh thiên nhiên gợi lên những rung động, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Còn thơ Đường luật cũng là thể thơ ngắn gọn với mỗi câu chỉ bảy chữ như bài thơ Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ tả cảnh mà chan chứa nỗi niềm tâm sự. Từ cảnh thiên nhiên núi non, bầu trời mùa thu cùng với cảnh sinh hoạt làng quê chuẩn bị đón đông đến, người đọc cũng cảm nhận được nỗi niềm tâm sự, nỗi mong nhớ được về thăm quê của tác giả. Hai thể thơ tuy đến từ hai đất nước khác nhau những điểm tương đồng của chúng đều là tả cảnh thiên nhiên để gợi nên nỗi niềm.

III. Soạn bài ngắn nhất: Văn bản Thu hứng

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Thơ Đường luật là một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở năm điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục

Câu 2: Em đã từng xa gia đình 2 tuần và thấy nhớ nhà. Đó là vào hè năm em lớp 8, em được vào Đà Nẵng thăm nhà bác em. Mấy hôm đầu mới vào, 2 anh chị con bác dẫn em đi chơi biển, đi ăn những món ăn nổi tiếng ở Đà Nẵng. Em rất là thích và vui. Được tầm một tuần thì anh chị đều phải đi làm, còn mỗi em ở nhà với bác, lúc này em rất nhớ bố mẹ. Mỗi tối sau khi gọi điện thoại nói chuyện với bố mẹ, em đều khóc. Bố mẹ em biết nên hôm sau đã gọi điện cho em và bảo sang tuần bố mẹ sẽ vào đón em về. Lúc đó em mừng hơn bao giờ hết. Em không nghĩ mới xa gia đình có 2 tuần mà em lại thấy nhớ bố mẹ như vậy. 

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: 

- Qua màu sắc: màu trắng của sương trời, xanh thẳm của lòng sông, màu bạc của mây. Những gam màu gợi cảm giác lạnh lẽo

- Qua không khí: Không khí ảm đạm, hiu hắt, u buồn, trĩu nặng tâm tư.

- Qua trạng thái vận động của sự vật: Sự vật vận động theo trạng thái mạnh mẽ, dữ dội, chao đảo, được mô tả từ xa đến gần, như hòa trộn vào nhau và có tính đối xứng chặt chẽ

=> Mùa thu buồn và ảm đạm, được nhìn từ xa, rộng và bao quát, gợi nỗi sầu buồn, trầm uất.

Câu 2: 

Phép đối trong cặp câu thơ 3-4: hình ảnh đối lập vô cùng thú vị, sóng vọt lên tận lưng trời, mây sa sầm xuống mặt đất (từ thấp lên cao rồi từ cao xuống thấp), qua đó không gian được mở rộng ra nhiều chiều.

-> Cảnh thu chuyển động dữ dội tạo nên bức tranh thu vừa hùng vĩ vừa bi tráng.

- Cặp câu thơ 5 – 6: Đối tùng cúc >< Cô chu; lưỡng khai >< nhất hệ ; tha nhật lệ >< cố viên tâm. Đối khóm cúc và con thuyền; “hai lần” với “lẻ loi”; “rơi nước mắt” và “nhớ về vườn cũ”

->Nghệ thuật đối rất chỉnh, vừa tả cảnh thu mà cũng là tình thu. 

Câu 3:  Âm thanh tiếng chày đập vải nhộn nhịp trên sông để chuẩn bị cho mùa đông tới, vẽ lên cuộc sống sinh hoạt vui tươi và nhộn nhịp, vang động, lại càng xoáy sâu vào lòng người nỗi nhớ quê nhà tê tái, khuôn nguôi, nhớ đến cuộc sống bình yên nơi quê nhà càng mong nhớ quê da diết hơn. Trời tối rồi, nhà thơ không nhìn thấy gì nữa mà chỉ nghe tiếng chày đập vải và chạnh lòng nhớ những người lính nơi quan ải.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: 

- Bố cục có thể chia thành 4 phần: đề - thực – luận – kết.

- Cách gieo vần: vần bằng ở câu 1-2-4-6-8: lâm - sâm – âm – tâm – châm.

- Luật bằng – trắc: tiếng thứ 2 thanh bằng thì tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo ngược lại.

Câu 2: 

(1) So sánh bản dịch 1 với nguyên văn:

- Câu thơ đầu, từ “điêu thương”: đây là một tính từ đã được động từ hóa nhằm gợi sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong. Nhưng trong bản dịch thơ thì hình ảnh này lại nhẹ nhàng hơn.

- Câu 2: bản dịch không dịch hai địa danh Vu sơn và Vu giáp. 

- Câu 3: từ “thẳm” làm cho âm hưởng thơ bị trầm xuống so với nguyên tác.

- Câu 5: bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai” chỉ số lần.

- Câu 6: bản dịch bổ mất chữ “cô” chỉ sự lẻ loi, đơn độc.

(2) So sánh bản dịch 2 với nguyên văn:

- Câu thơ đầu của bản dịch 2 cũng giống bản dịch 1 đều chưa làm rõ ý sự tác động của sương giá.

- Câu 2: Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu dày” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này.

Câu 3:

(1) 

  - “Rừng phong lác đác, hạt móc sa” => gợi vẻ xơ xác, tiêu điều.

  - “Vu sơn, Vu giáp” => làm nổi lên sự lạnh lẽo

  - “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm.

- Hình ảnh đối lập: sóng vọt lên tận lưng trời - mây sa sầm xuống mặt đất.

=> Bức tranh thu rộng lớn nhưng xơ xác, tiêu điều.

(2) Bốn câu thơ tả cảnh cụ thể đặt cạnh nhau làm toát lên bức tranh thu rộng lớn vừa tiêu điều hiu hắt, vừa dữ dội, hùng vĩ. Chính cảnh vật ấy vừa gợi nỗi buồn tê tái, vừa ngầm thể hiện nỗi lo âu của nhà thơ về sự không yên bình nơi biên ải.

Câu 4:

- Cúc là loài hoa của mùa thu, biểu tượng niềm vui và vẻ đẹp vậy mà nhìn nó lại "tuôn thêm dòng lệ", gợi một nỗi buồn sâu lắng của nhà thơ, nhìn hoa cúc nhớ về những mùa thu ở quê hương mà lòng u sầu, nghẹn ngào. Chữ " lệ" trong bài thơ rất khó phân biệt lệ của người hay của hoa, tuy nhiên có lẽ nên hiểu: mỗi lần nhìn hoa cúc nở, nhà thơ lại chạnh lòng nhớ về quê hương. 

- "Cố chu" con thuyền cô độc, khi nhìn thấy con thuyền nỗi lòng tác giả càng dâng trào, càng nhớ quê da diết. 

- "Cố viên tâm" như buộc chặt nỗi lòng con người với quê nhà, như con thuyền trôi về quê hương.

=> Bằng nghệ thuật ẩn dụ tinh xảo hai câu thơ biểu hiện nỗi nhớ quê một cách sinh động và tha thiết, sâu lắng của nhà thơ.

Câu 5: Ở hai câu cuối bỗng đột ngột nổi lên âm thanh dồn dập của tiếng chày đập vải trên bến sông, trong bóng hoàng hôn. Âm thanh duy nhất này đem đến cho bức tranh sinh hoạt nơi biên ải xa xôi một thoáng vui nhưng thoáng vui ấy không đủ để xua đi những áng mây buồn đang vây phủ trong tâm hồn thi sĩ.

Câu 6: Bài thơ được làm vào năm 766, khi Đỗ Phủ đang đưa cả gia đình đi chạy loạn. Bài thơ thể hiện được hai yếu tố "cảm xúc" và "mùa thu ", vừa tả cảnh vừa chất chứa tâm trạng. Đó là một chiều thu cụ thể ở vùng đất Quý Châu trong giai đoạn suy vong của triều đình phong kiến đương thời. 

Câu 7: Trong bài thơ, câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu là không chính xác. Ta có thể thấy, 4 câu thơ đầu tác giả miêu tả khung cảnh mùa thu, nhưng 4 câu sau, lại là những nỗi niềm tâm sự của thi nhân. 

KẾT NỐI ĐỌC VIẾT

Thơ hai-cư và thơ Đường luật đều là những thể thơ ngắn gọn và thường viết về những cảm xúc của con người trước hình ảnh thiên nhiên. Thơ hai-cư với những dòng thơ ngắn gọn chỉ từ ba đến bảy chữ tả cảnh thiên nhiên trong sáng, nhẹ nhàng và từ cảnh thiên nhiên gợi lên những rung động, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Còn thơ Đường luật cũng là thể thơ ngắn gọn với mỗi câu chỉ bảy chữ như bài thơ Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ tả cảnh mà chan chứa nỗi niềm tâm sự. Hai thể thơ tuy đến từ hai đất nước khác nhau những điểm tương đồng của chúng đều là tả cảnh thiên nhiên để gợi nên nỗi niềm.

IV. Soạn bài cực ngắn: Văn bản Thu hứng

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Thơ Đường luật là một hệ thống quy tắc phức tạp.

Câu 2: Em đã từng xa gia đình 2 tuần và thấy nhớ nhà. Đó là vào hè năm em lớp 8, em được vào Đà Nẵng thăm nhà bác em. Mấy hôm đầu mới vào, 2 anh chị con bác dẫn em đi chơi biển, đi ăn những món ăn nổi tiếng ở Đà Nẵng. Em rất là thích và vui. Được tầm một tuần thì anh chị đều phải đi làm, còn mỗi em ở nhà với bác, lúc này em rất nhớ bố mẹ. Mỗi tối sau khi gọi điện thoại nói chuyện với bố mẹ, em đều khóc. Bố mẹ em biết nên hôm sau đã gọi điện cho em và bảo sang tuần bố mẹ sẽ vào đón em về. Lúc đó em mừng hơn bao giờ hết. Em không nghĩ mới xa gia đình có 2 tuần mà em lại thấy nhớ bố mẹ như vậy. 

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1:  Mùa thu buồn và ảm đạm, được nhìn từ xa, rộng và bao quát, gợi nỗi sầu buồn, trầm uất.

Câu 2: 

- Phép đối trong cặp câu thơ 3-4: Cảnh thu chuyển động dữ dội tạo nên bức tranh thu vừa hùng vĩ vừa bi tráng.

- Cặp câu thơ 5 – 6:  Nghệ thuật đối rất chỉnh, vừa tả cảnh thu mà cũng là tình thu. 

Câu 3:  Âm thanh tiếng chày đập vải nhộn nhịp trên sông khiến tác giả nhớ đến cuộc sống bình yên nơi quê nhà càng mong nhớ quê da diết hơn. Trời tối rồi, nhà thơ không nhìn thấy gì nữa mà chỉ nghe tiếng chày đập vải và chạnh lòng nhớ những người lính nơi quan ải.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: 

- Bố cục có thể chia thành 4 phần: đề - thực – luận – kết.

- Cách gieo vần: vần bằng ở câu 1-2-4-6-8: lâm - sâm – âm – tâm – châm.

- Luật bằng – trắc: tiếng thứ 2 thanh bằng thì tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo ngược lại.

Câu 2: 

(1) So sánh bản dịch 1 với nguyên văn:

- Câu thơ đầu, từ “điêu thương”: đây là một tính từ đã được động từ hóa nhằm gợi sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong. Nhưng trong bản dịch thơ thì hình ảnh này lại nhẹ nhàng hơn.

- Câu 2: bản dịch không dịch hai địa danh Vu sơn và Vu giáp. 

- Câu 3: từ “thẳm” làm cho âm hưởng thơ bị trầm xuống so với nguyên tác.

- Câu 5: bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai” chỉ số lần.

- Câu 6: bản dịch bổ mất chữ “cô” chỉ sự lẻ loi, đơn độc.

(2) So sánh bản dịch 2 với nguyên văn:

- Câu thơ đầu của bản dịch 2 cũng giống bản dịch 1 đều chưa làm rõ ý sự tác động của sương giá.

- Câu 2: Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu dày” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này.

Câu 3:

(1) 

- “Rừng phong lác đác, hạt móc sa” => gợi vẻ xơ xác, tiêu điều.

- “Vu sơn, Vu giáp” => làm nổi lên sự lạnh lẽo

- “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm.

- Hình ảnh đối lập: sóng vọt lên tận lưng trời - mây sa sầm xuống mặt đất.

=> Bức tranh thu rộng lớn nhưng xơ xác, tiêu điều.

(2) Bốn câu thơ tả cảnh cụ thể đặt cạnh nhau làm toát lên bức tranh thu rộng lớn vừa tiêu điều hiu hắt, vừa dữ dội, hùng vĩ. Chính cảnh vật ấy vừa gợi nỗi buồn tê tái, vừa ngầm thể hiện nỗi lo âu của nhà thơ về sự không yên bình nơi biên ải.

Câu 4:

- Mỗi lần nhìn hoa cúc nở, nhà thơ lại chạnh lòng nhớ về quê hương. 

- Khi nhìn thấy con thuyền nỗi lòng tác giả càng dâng trào, càng nhớ quê da diết. 

- "Cố viên tâm" như buộc chặt nỗi lòng con người với quê nhà, như con thuyền trôi về quê hương.

=> Bằng nghệ thuật ẩn dụ tinh xảo hai câu thơ biểu hiện nỗi nhớ quê một cách sinh động và tha thiết, sâu lắng của nhà thơ.

Câu 5: Ở hai câu cuối bỗng đột ngột nổi lên âm thanh dồn dập của tiếng chày đập vải trên bến sông, trong bóng hoàng hôn. Âm thanh duy nhất này đem đến cho bức tranh sinh hoạt nơi biên ải xa xôi một thoáng vui nhưng thoáng vui ấy không đủ để xua đi những áng mây buồn đang vây phủ trong tâm hồn thi sĩ.

Câu 6: Bài thơ thể hiện được hai yếu tố "cảm xúc" và "mùa thu ", vừa tả cảnh vừa chất chứa tâm trạng. Đó là một chiều thu cụ thể ở vùng đất Quý Châu trong giai đoạn suy vong của triều đình phong kiến đương thời. 

Câu 7: Không chính xác. Ta có thể thấy, 4 câu thơ đầu tác giả miêu tả khung cảnh mùa thu, nhưng 4 câu sau, lại là những nỗi niềm tâm sự của thi nhân. 

KẾT NỐI ĐỌC VIẾT

Thơ hai-cư và thơ Đường luật đều là những thể thơ ngắn gọn và thường viết về những cảm xúc của con người trước hình ảnh thiên nhiên. Hai thể thơ tuy đến từ hai đất nước khác nhau những điểm tương đồng của chúng đều là tả cảnh thiên nhiên để gợi nên nỗi niềm.

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài văn bản thu hứng ngắn nhất, soạn bài văn bản thu hứng ngữ văn 10 kết nối ngắn nhất, soạn văn 10 kết nối tri thức bài văn bản thu hứng cực ngắn

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com