Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 KNTT bài 3: Văn bản Yêu và đồng cảm

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 3: Văn bản Yêu và đồng cảm. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

VĂN BẢN 2. YÊU VÀ ĐỒNG CẢM

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc văn bản

- Thể loại: văn bản nghị luận

- Bố cục: 4 phần

  • Phần 1: Câu chuyện khởi đầu và dư âm để lại.
  • Phần 2: Chiêm nghiệm về cách nhìn đời của hoạ sĩ.
  • Phần 3, 4: Luận về vai trò của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật.
  • Phần 5, 6: Bài học sáng tác từ cách nhìn thế giới của trẻ em.

2. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

-Tên: Phong Tử Khải

- Nam sinh – năm mất: 1898-1975

- Là nhà tản văn, họa sĩ, dịch giả và nhà lí luận giáo dục âm nhạc, nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc

- Ông từng tôn Pháp sư Hoằng Nhất (Lý Thúc Đồng) làm thầy, thông hiểu văn hóa Trung Quốc lẫn phương Tây.

b. Tác phẩm

- Văn bản Yêu và đồng cảm được trích trong tập Sống vốn đơn thuần của Phong Tử Khải, là chương 5 của cuốn sách, có tiêu đề là Sống mà học nghệ thuật.

- Sống vốn đơn thuần là tập văn - họa khá đặc trưng cho phong cách viết, vẽ của tác giả.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Câu chuyện khởi đầu và dư âm để lại

- Tác giả đã kể lại một số hành động của chú bé: thấy cái đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó lật lại hộ; thấy đôi giày dưới gầm giường một xuôi một ngược, nó đảo lại giúp…

=> Tấm lòng đồng cảm của cậu bé đã khiến tác giả cảm phục, ngộ ra ý nghĩa lớn lao, đích thực của đồng cảm.

- Tác giả nêu lên quan điểm: người nghệ sĩ có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình.

- Tác giả đã nêu vấn đề, bàn luận vấn đề từ trải nghiệm cá nhân, qua cuộc nói chuyện với cậu bé. Từ đó tác giả dễ dàng chia sẻ những điều khiến ông bận lòng, suy nghĩ.

=> Sức hấp dẫn, thuyết phục cho văn bản.

2. Chiêm nghiệm về cách nhìn đời của họa sĩ

- Thế giới của người nghệ sĩ có sự giao hòa, đồng cảm, chia sẻ với nhau giữa mọi đối tượng.

- Tấm lòng của người nghệ sĩ đối với mọi sự vật trên đời đều đồng cảm và nhiệt thành.

3. Vai trò của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật

- Tác giả đã nêu lên những lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật:

  • Lí lẽ đã được nêu lên: “Tấm lòng của hoạ sĩ thường đồng điệu đồng cảm, cùng buồn cùng vui, cùng khóc cùng cười với đối tượng miêu tả; nếu không có tấm lòng đồng cảm bao la như thế mà chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực sự được. Dù có vẽ được thì tối đa cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi.” (phần 3); “Thực ra nếu chúng ta bước được vào thế giới của Mĩ, mở rộng lòng ra để biết đổng cảm nhiều hơn với vạn vật thì sẽ cảm nhận được rõ rệt những tình cảnh ấy.” (phần 4).
  • Bằng chứng đã dẫn ra: “Nếu nó không đủ khoáng đạt để đồng điệu với anh hùng thì không mô tả được anh hùng, nếu nó không đủ dịu dàng để hòa nhịp cùng thiếu nữ thì không khắc họa được thiếu nữ,” (phần 3); “Chưa đích thân trải nghiệm sức sống của rồng ngựa thì chẳng vẽ được rồng ngựa, không chứng kiến vẻ đẹp rắn rỏi của tùng bách thì đâu hoạ nổi tùng bách. [...] Họa sĩ chúng tôi vẽ một cái bình hoa là phải để tâm vào bình hoa, để mình biến thành bình hoa cảm nhận cái lực của bình hoa mới thể hiện được cái thần của bình hoa.”(phần 4).

 

=> Khẳng định giá trị và ý nghĩa của lòng đồng cảm đối với con người, giúp cuộc sống nhiều cảm xúc và con người có thể gần gũi, gắn kết nhau hơn.

4. Bài học sáng tác từ cách nhìn thế giới của trẻ em

- Những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ: Toàn phần 1 của văn bản; câu đầu của phần 3; đoạn văn giữa của phần 5, đoạn văn cuối cùng của phần 6.

- Lí do tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ: Theo tác giả, chính trẻ em là người đã dạy cho nghệ sĩ và tất cả chúng ta về cách nhìn đời, cách nhận ra mối tương thông giữa vạn vật và về sự cần thiết phải duy trì sự hồn nhiên, vô tư trong suốt khi ứng xử với thế giới, với nghệ thuật.

- Điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ mà tác giả đã phát hiện ra: Có cái nhìn không vụ lợi về mọi đối tượng (không quan tâm đến "giá trị thực tiễn" của chúng), luôn duy trì được trạng thái "hồn nhiên" khi nhìn đời bằng "tấm lòng đồng cảm bao la", luôn phát hiện ra được những điều thú vị của thế giới ngay ở chỗ bao người đã nhìn mà không thấy.

- Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả không chỉ là tình cảm tự nhiên thuần tuý của một người lớn giàu lòng nhân ái, mà còn là loại tình cảm được soi sáng, dẫn dắt bởi trí tuệ, bởi sự am hiểu sâu sắc bản chất của đời sống, của nghệ thuật.

- Càng mong muốn một "thế giới hạnh phúc, nhân ái và hoà bình", càng ngộ ra điều khiến nghệ thuật tồn tại được và trở nên hữu ích, tác giả lại càng tìm thấy ở trẻ em những lời dạy hiền minh, đáng suy ngẫm suốt đời.

=> Càng tự nhiên, thuần khiết, chúng ta càng giàu lòng đồng cảm với người khác hơn.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Văn bản đã bàn về lòng đồng cảm của con người. Cho thấy lòng đồng cảm luôn hiện hữu trong cuộc sống của con người và tác động đến cả vạn vật xung quanh. Khẳng định giá trị và ý nghĩa của lòng đồng cảm đối với con người, giúp cuộc sống nhiều cảm xúc và con người có thể gần gũi, gắn kết nhau hơn

- Văn bản có sức truyền cảm mạnh mẽ tới độc giả, thúc đẩy mỗi cá nhân biết yêu thương và cảm thông với người khác

2. Nghệ thuật

- Ngôn từ mộc mạc, dễ hiểu

- Cách triển khai ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic

- Văn phong tự nhiên, dễ tiếp nhận.

 
Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 KNTT bài 3: Văn bản Yêu và đồng cảm, ôn tập ngữ văn 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net