Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 KNTT bài 2: Chùm thơ hai-cư (Haiku) Nhật Bản

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 2: Chùm thơ hai-cư (Haiku) Nhật Bản. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

VĂN BẢN 1, 2, 3. CHÙM THƠ HAI-CƯ (HAIKU) NHẬT BẢN

I. TÌM HIỂU CHUNG

2. Thơ Hai-cư

a. Thể thơ:

- Hai cư là một thể thơ truyền thống độc đáo của Nhật Bản (thi quốc), được hình thành từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ XVII có những thành tựu nổi bật.

- Hình thức: thơ Hai cư thuộc loại ngắn nhất thế giới (cả bài chỉ 17 âm tiết, ngắt thành 3 đoạn 5-7-5). Nguyên bản tiếng Nhật chỉ có một câu thơ.

  • Dòng 1: giới thiệu.
  • Dòng 2: Tiếp tục ý trên và chuẩn bị cho dòng 3.
  • Dòng 3: Ý thơ kết lại nhưng không rõ ràng, mở ra những suy ngẫm, cảm xúc cho người đọc ngân nga, lan tỏa.

b. Nội dung

- Phản ánh tâm hồn người Nhật - tâm hồn ưa thích hòa nhập với thiên nhiên, vì vậy nội dung thường hướng đến một phong cảnh, một vài sự vật cụ thể, một tứ thơ, một cảm xúc, một suy tư… của người viết.

- Tứ thơ: khơi gợi xúc cảm, suy tư trong một khoảnh khắc hiện tại (quy tắc sử dụng "quý ngữ)

c. Nghệ thuật:

- Thủ pháp tượng trưng:

  • Thể hiện một khoảnh khắc của cảnh vật và đỉnh điểm của cảm xúc, hàm súc nghệ thuật khơi gợi chứ không phải là hàm xúc của châm ngôn, triết lý, thiên nhiên. Tìm cái đẹp trong những hình ảnh giản dị bình thường của thiên nhiên.
  • Thấm đẫm tinh thần Thiền tông (Phật giáo) và tinh thần văn hóa phương Đông.

- Ngôn ngữ: thiên về gợi, đa nghĩa.

2. Đọc văn bản

3. Tác giả, tác phẩm

a. Mát-chư-ô Ba-sô (1644 - 1694)

- Là nhà thơ nổi tiếng của văn học Nhật

- Ông là người có công lớn trong việc hoàn thiện thơ hai-cư, đưa nó trở thành thể thơ độc đáo nhất của Nhật Bản

b. Chi-ô (1703 - 1775)

-  Là người đánh dấu sự hiện diện của các tác giả nữ trong truyền thống thơ hai-cư.

- Trước bà, thơ hai-cư của tác giả nữ thường bị coi thường và quên lãng

- Bà đã trở thành một tiếng nói thơ ca độc đáo, được nhiều người yêu thích

c. Cô-ba-y-a-si Ít-sa (1763 - 1828)

- Là nhà thơ kiêm tu sĩ Phật giáo

- Ông còn là họa sĩ tài ba, nổi tiếng với những bức tranh có đề các bài thơ hai-cư do chính ông sáng tác.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Bài thơ số 1

- Hình ảnh trung tâm là con quạ.

- Cánh quạ đáp xuống cành khô làm nổi bật sự mênh mông và tĩnh lặng của không gian, nối không gian thực (sự hiện diện đơn độc, sắc nét của hai đối tượng nhỏ bé) với không gian u huyền của vũ trụ mà nhà thơ muốn đắm mình vào.

- Cành khô vốn đã gợi lên ấn tượng về một mùa tiêu sơ, tàn ứa, khi có thêm cánh quạ, vẻ tiêu sơ, tàn úa càng được tô đậm, khiến người quan sát lập tức nhận ra đó là hình ảnh điển hình của mùa thu, chiều thu.

Cánh quạ đã đem mùa thu, chiều thu đến cho bức tranh thơ.

- Nếu đảo ngược câu thơ cuối lên trên, bài thơ dường như chỉ mang tính chất minh hoạ cho một ý niệm đã biết trước, không thể phản ánh được sự"chợt thức" của tâm trí trước sự vật, như điều mà chính nhà thơ muốn gợi ra.

- Trạng thái của con quạ cũng là trạng thái tự tại, không đuổi bắt cái gì cả, không vọng động bởi bất cứ cái gì bên ngoài. Bằng sự im lặng ấy, con quạ như đang chiêm ngắm sự u huyền (yugen) của vũ trụ. Bài thơ hai-cư của Ba-sô gợi sự tỉnh thức về ý nghĩa của những khoảng lặng trong đời sống. Những khoảng lặng là cần thiết để ta nhận ra chiều sâu, sự bí ẩn của thế giới ta đang sống.

2. Bài thơ số 2

- Hình ảnh trung tâm: dây hoa triêu nhan vương vào sợi dây gàu. 

- Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng:

  • Hoa triêu nhan trong tư duy thẩm mĩ của người Nhật Bản là biểu tượng cho cái đẹp của thiên nhiên ban sơ, thuần khiết, mong manh.
  • Sợi dây gàu: một sự vật đời thường xù xì, thô ráp, vốn chỉ mang chức năng thực dụng: (để người ta) múc nước.

- Thiên nhiên quấn quýt, giao hòa: 

Hoa với sợi dây gàu quấn quýt với nhau trong tương quan bạn bè. Sự quấn quýt này khiến dây gàu trở thành điểm tựa cho hoa và sự góp mặt của hoa đã làm mờ đi sự xù xì, thô ráp của sợi dây. 

Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới không chia cắt với nhau như cách chúng ta vẫn hằng nghĩ.

- Con người khi phát hiện tương quan đẹp đẽ đó giữa các sự vật thì cũng có cách ứng xử rất nhân văn: để hoa tiếp tục vướng vít bên sợi dây gàu, mình sang xin nước nhà bên. Đó cũng là cách để người với người kết nối, làm bạn với nhau. 

Bài thơ gợi ra một cách ứng xử đẩy nâng niu, trân trọng đối với tạo vật trong đời sống.

3. Bài thơ số 3

- Hình ảnh trung tâm: con ốc nhỏ bé.

- Tác giả đã xây dựng hai hình ảnh tương phản, đối lập: 

  • Con ốc là một sinh vật nhỏ bé, bình thường, có tác phong chậm chạp, hành trình nó theo đuổi thì dài.
  • Ngọn núi cao, là một biểu tượng kì vĩ. 

- Con ốc chậm rì trong bài thơ của Ít-sa chính là sự phản ánh cảm thức thanh thoát (karumi): con ốc ung dung, tự tại trong hành trình của mình. 

- Hành trình con ốc theo đuổi có thể không đạt đến được nhưng bản thân việc theo đuổi hành trình ấy làm nó có sự tự do trong tinh thần. 

- Giữa hai hình ảnh trên tuy đối lập nhưng có sự đồng nhất, tương quan: ai có việc nấy, con ốc tiếp tục bò còn núi Phu-gi cứ lớn, mãi mãi.

Sự tự do tinh thần ấy cũng là thứ quý giá nhất mà đời người cần phải hướng tới.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Ba bài thơ thể hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên như một buổi “chiều thu”, cành “hoa triêu nhan” và sự vật nhỏ bé như “dây gàu”, “giếng” nước, “con ốc”

- Những hình ảnh được sử dụng trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng cho những cố gắng của con người (hình ảnh con ốc trèo núi Fu-ji), tâm trạng man mác bâng khuâng (cánh quạ đậu trên cành khô),...

2. Nghệ thuật

- Ngắn gọn, hàm súc

- Hình ảnh được sử dụng nhẹ nhàng, trong sáng nhưng giàu tính tượng trưng.

 
Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 KNTT bài 2: Chùm thơ hai-cư (Haiku) Nhật Bản, ôn tập ngữ văn 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net