Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 KNTT bài 1: Thực hành tiếng việt - Sử dụng từ Hán Việt

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 1: Thực hành tiếng việt - Sử dụng từ Hán Việt. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TỪ HÁN VIỆT

I. LÝ THUYẾT

- Từ Hán Việt được tạo nên bởi các yếu tố Hán Việt. Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập,... có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.

- Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:

  • Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
  • Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
  • Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.

II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK

1. Bài tập 1

- Hàn sĩ: người trí thức nghèo thời phong kiến.

- Khoan dung: rộng lượng, tha thứ cho người dưới mắc lỗi lầm.

- Hiếu sinh: quý trọng sinh mệnh, bảo vệ sự sống.

- Nghĩa khí: chí khí, khí chất của người hào hiệp, trọng lẽ phải.

- Hoài bão: ý muốn, khát vọng làm những điều tốt đẹp, lớn lao.

2. Bài tập 2

a. Liệt kê các từ và cụm từ Hán Việt: nhất sinh, quyền thế, tứ bình, trung đường, biệt nhỡn liên tài, thiên hạ,...

b. Thử thay thế một trong năm từ Hán Việt đó bằng một từ ngữ có ý nghĩa tương đương và nhận xét về sự khác biệt của chúng:

  • Nhất sinh: suốt một đời.
  • Tứ bình: bộ tranh hoặc thư pháp gồm bốn bức, khổ chữ nhật có cùng một chủ đề.
  • Trung đường: còn gọi là hoành phi, làm bằng gỗ, hình chữ nhật, treo ngang ở gian giữa nhà.
  • Biệt nhỡn: cái nhìn thể hiện sự kính trọng đặc biệt.
  • Liên tài: quý trọng người có tài.

 

 

 

 

Sự khác biệt: các từ Hán Việt này có sắc thái cổ kính.

3. Bài tập 3

Một số từ Hán Việt có một trong những yếu tố tạo nên các từ: cương trực, hàn sĩ, hiếu sinh: cương nghị, trung trực; hàn vi, sĩ phu; hiếu thảo, sinh thời;...

HS tự đặt câu với các từ tìm được.

4. Bài tập 4

a. Dùng từ sai do nhầm lẫn về ngữ âm và chính tả: trí thức, sửa: tri thức.

b. Dùng từ sai nghĩa: hàn sĩ là từ chỉ người trí thức nghèo, không phù hợp với ngữ cảnh (sự cứng cỏi, ngang tàng); cần thay bằng từ kẻ sĩ.

c. Dùng từ sai do hiểu sai nghĩa của các yếu tố cấu tạo từ: yếu điểm - điểm quan trọng; phương án sửa: thay bằng cụm từ điểm yếu - điểm hạn chế, yếu kém.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 KNTT bài 1: Thực hành tiếng việt - Sử dụng từ Hán Việt, ôn tập ngữ văn 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com