Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 KNTT bài 4: Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 4: Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

SỬ DỤNG TRÍCH DẪN, CƯỚC CHÚ VÀ CÁCH ĐÁNH DẤU PHẦN BỊ TỈNH LƯỢC TRONG VĂN BẢN

I. LÝ THUYẾT

1. Trích dẫn

- Trích dẫn là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình… của bản gốc vào bài viết. 

- Cước chú là là một đoạn chú thích đặt ở cuối trang trong một quyển sách hoặc văn bản. Cước chú thường được ghi một con số nằm phía trên sau đoạn văn bản mà nó muốn chú thích.

- Phân loại:

  • Trích dẫn trực tiếp lả đưa nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn,... của bản gốc vào bài viết và toàn bộ phần trích dẫn này phải được đặt trong ngoặc kép.
  • Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại theo cách viết của minh nhưng phải đảm bảo trung thành với ý tưởng được trích dẫn. Phần trích dẫn gián tiếp không phải đặt trong dấu ngoặc kép.

- Lưu ý:

  • Khi tạo lập văn bản, cần tránh lạm dụng trích dẫn vì điều đó dẫn đến tình trạng ỳ kiến riêng của người viết bị lu mờ hoặc chỉ còn mang tính chất phụ hoạ.
  • Để việc trích dẫn đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, các phần trích dẫn cần được ghi rõ nguồn gốc, bao gồm thông tin về tác giả, tên và bản gốc, nơi công bố, thời gian công bố văn bản, vị trí của phần trích dẫn trong văn bản gốc.

2. Phần bị tỉnh lược trong văn bản

- Là phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo cách nhìn và định hướng sử dụng văn bản của người tổ chức bản thảo) đã được lược bò, giúp cho nội dung văn bản trích dẫn trở nên tập trung và cô đọng hơn.

- Phần bị tình lược thường được đánh dấu bằng dấu ngoặc vuông và dấu ba chấm [...].

II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK

1. Bài tập 1

a. Lời trích dẫn trong đoạn văn giới thiệu về tác giả Hô-me-rơ không sử dụng dấu ngoặc kép vì đây là lời trích dẫn gián tiếp, tác giả không dùng nguyên văn tài liệu tham khảo.
b. Nội dung của phần được đưa vào ngoặc kép là trích dẫn nguyên vẹn một nhận định của M. Ga-xpa-rốp (MikhaiI Gasparov).
c. Phẩn được đánh dấu ngoặc vuông [...] trong đoạn là phần đã được người viết tỉnh lược, nhằm làm cho các thông tin cô đọng hơn.

2. Bài tập 2

a. Phần cước chú chân trang giúp giải nghĩa các từ ngữ, bổ sung, diễn giải chi tiết về các thông tin được nhắc tới trong văn bản, giúp người đọc có thêm tri thức nền để hiểu sâu về văn bản. Trong một văn bản sử thi, những thông tin trong phần cước chú càng đặc biệt quan trọng, giúp người đọc hiểu rõ ngữ cảnh văn hoá xung quanh văn bản.
b. Đoạn văn có 2 cước chú, gồm: giải thích từ ngữ, giải thích các điển cố; bổ sung thông tin.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 KNTT bài 4: Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, ôn tập ngữ văn 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net