Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 KNTT bài 5: Lắng nghe và phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 5: Lắng nghe và phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

LẮNG NGHE VÀ PHẢN HỒI VỀ MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I. CHUẨN BỊ NÓI VÀ NGHE

* Chuẩn bị nói:

- Xây dựng bài thuyết trình kết quả nghiên cứu, dựa trên bài hay công trình nghiên cứu đã có.

- Khi thuyết trình, dựa trên văn bản đã soạn, cần nêu rõ vấn đề nghiên cứu, các luận điểm chính được đề xuất, những bằng chứng và lí lẽ đã sử dụng  để làm rõ luận điểm, đặc biệt cần nhấn mạnh những phát hiện mới về vấn đề.

* Chuẩn bị nghe

- Tìm hiểu trước về tên của báo cáo kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày đề có định hướng nghe phù hợp.

- Phác ra những câu hỏi ban đầu về vấn đề đề dễ theo dõi nội dung của bài trình bày.

- Ghi những điều đã biết và muốn biết để theo dõi trong quá trình lắng nghe nhóm bạn trình bày.

II. TRÌNH BÀY BÀI NÓI

* Người nói

- Mở đầu: Nêu vấn đề nghiên cứu và lí do chọn vấn đề đó; trình bày ngắn gọn về cách thức và quá trình thực hiện công việc nghiên cứu.

- Triển khai: Dựa vào văn bản báo cáo kết quả nghiên cứu để trình bày tóm tắt các luận điểm, thông tin chính có trong công trình nghiên cứu, kết hợp với việc trình chiếu PowerPoint (nếu có).

- Kết luận: Khái quát lại những kết quả nghiên cứu chính, khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu và gợi mở những hướng tiếp cận mới.

* Người nghe

- Nắm bắt được mục đích nghiên cứu của người thuyết trình (chú ý lắng nghe phần mở đầu và kết thúc bản thuyết trình để có được những thông tin cần thiết).

- Nhận biết cấu trúc của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu

- Theo dõi và đánh giá được tác dụng tích cực các hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, động tác hình thể mà tác giả của bài sử dụng

- Phát hiện các tư liệu, bằng chứng chưa đủ độ tin cậy trong bài thuyết trình

II. TRAO ĐỔI BÀI NÓI

* Người nghe: đặt câu hỏi, phản biện những điểm còn mơ hồ hoặc mâu thuẫn, thiếu chính xác trong bài thuyết trình.

* Người nói: Tiếp nhận ý kiến, phản hồi và trao đổi các thành viên khác trong nhóm.

 
Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 KNTT bài 5: Lắng nghe và phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu, ôn tập ngữ văn 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net