Câu hỏi trong bài đọc:
1. Đoạn chữ in đậm này là sa-pô của văn bản. Hãy nhớ lại các chức năng thông thường của một sa-pô.
Trả lời:
Các chức năng của phần sa-pô trong văn bản là:
- Hoàn thiện tít (title), bằng cách nói rõ chủ đề bài viết và góc độ mà bạn lựa chọn, giúp độc giả hình dung bài viết sẽ nói gì.
- Tóm tắt thông tin, đưa ra thông tin chủ yếu của bài viết.
- Giải thích bài viết, chỉ ra tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này
- Nêu rõ hoàn cảnh, bài viết ra đời
- Thông báo bố cục, phát triển thông điệp cốt lõi của bài viết mà trong tít đã nhắc đến. Điều này rất cần thiết với những độc giả đọc nhanh, bởi cách này rõ ràng.
2. Trò rối nước ở Việt Nam ra đời từ bao giờ?
Trả lời:
Trò múa rối nước ở Việt Nam không có thời gian ra đời chính xác. Tương truyền, múa rối nước được hình thành từ thế kỉ XI – XII.
3. Không gian biểu diễn đặc trưng của múa rối nước.
Trả lời:
- Múa rối nước trước kia được biểu diễn trên thủy đình, dựng trên mặt ao làng với lối kiến trúc mái chùa cong cùng mành tre, cờ phướn, võng lọng, cổng hàng mã,…
- Ngày nay, thủy đình được dựng ngay trong các nhà hát và trong các khu du lịch sinh thái, sân khấu là hồ nhân tạo.
4. Trong trò rối nước, con rối đã được chế tác và điều khiển như thế nào?
Trả lời:
- Chế tác: những con rối được đẽo gọt từ gỗ sung, tạo hình ngộ nghĩnh
- Điều khiển: người điều khiển sử dụng hệ thống sào kết hợp với dây được gắn ở phần thân dưới để điều khiển con rối.
5. Việc bảo tồn, phát triển rối nước có điểm gì chung với bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật cổ truyền khác của dân tộc?
Trả lời:
Việc bảo tồn, phát triển rối nước với bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật cổ truyền khác của dân tộc đều có điểm chung là đang gặp khó khăn trong việc đến với khán giả vì hiện nay có rất nhiều loại hình nghệ thuật mới ra đời, du nhập từ nước ngoài như Kpop, hiphop,… hấp dẫn hơn, thu hút và bắt mắt hơn. Rõ ràng, đứng trong bối cảnh của xã hội hiện đại, múa rối nước không thể cạnh tranh với những bộ môn đó.