Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 KNTT bài 1: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 1: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

VĂN BẢN 1. TRUYỆN VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO THẾ GIỚI

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Truyện thần thoại

a. Khái niệm thần thoại

Thần thoại là thể loại truyện kể xa xưa nhất, ra đời từ buổi đầu sơ khai của lịch sử loài người, kể về các vị thần, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của các thị tộc, bộ lạc thời nguyên thủy.

b. Phân loại

- Căn cứ theo chủ đề:

  • Thần thoại suy nguyên: kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài.
  • Thần thoại sáng tạo: kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn họa

- Căn cứ theo đề tài, nội dung:

  • Truyện kể về việc sinh ra trời đất, núi sông, cây cỏ, muông thú.
  • Truyện kể về việc sinh ra loài người và các tộc người.
  • Truyện kể về kì thích sáng tạo văn hóa.

c. Đặc điểm

- Cốt truyện đơn giản.

- Thời gian, không gian: Câu chuyện mang thời gian phiếm chỉ, ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau.

- Nhân vật chính: là các vị thần hoặc những con người khổng lồ, có sức mạnh phi thường và có chức năng giải thích nhiều vấn đề trong đời sống xã hội của cộng đồng.

- Thủ pháp nghệ thuật: cường điệu, phóng đại.

- Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn, niềm tin thần thoại.

Thể hiện sức sống lâu bền cho thần thoại.

2. Đọc văn bản

 Thể loại: thần thoại suy nguyên

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Thần trụ trời

- Thời gian: từ thuở chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người.

- Không gian: chưa có muôn vật và loài người.

- Nhân vật: thần Trụ Trời

- Hình dạng: thân thể to lớn, vóc dáng kì vĩ

- Công việc:

  • Ông thần đứng dậy dùng đầu đội trời, đào đất, đá đắp thành cột cao, to để trống trời.
  • Khi trời đã cao vừa ý, ông thần phá cột đá đi. Thần ném vung đá và đất đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng ra tạo thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đất tung tóe mọi nơi tạo thành cồn đồi, cao nguyên.
  • Sau thần Trụ Trời, các vị thần khác được phân công kiến thiết thế giới: thần lào sao, thần đào sông, thần tát biển, thần trồng cây…..

2. Thần Sét

- Thời gian: không nêu rõ trong truyện.

- Không gian: Trên thiên đình và dưới trần gian.

- Nhân vật: Thần Sét (Thiên Lôi), Ngọc Hoàng, ông Cường Bạo

- Hình dạng: mặt mũi rất nặng ác, tiếng quát tháo rất dữ dội.

- Tính khí: nóng nảy , cực oai, cực dữ

- Công việc: chuyên thi hành luật pháp ở trần gian. Hành động của thần phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng.

3. Thần Gió

- Thời gian: Không có thời gian cụ thể

- Không gian: trên trời

- Các nhân vật: Thần Gió, thần Mưa, thần Sét, Ngọc Hoàng, đứa con của thần Gió.

- Hình dạng: kì quặc, không có đầu, có một thứ quạt nhiệm màu.

- Công việc: tạo ra gió, bão ở trần gian

* Nhận xét chung:

- Lời kể truyện giải thích về sự hình thành thế giới và thói quen, hành vi: thần Trụ Trời xây dựng vũ trụ; thần Sét lí giải cho hiện tượng sấm sét; thần Gió lí giải cho hiện tượng gió, lốc, tên gọi cây ngải "tướng quân" và "hành vi" dùng loại cây này chữa bệnh cho trâu, bò.

- Việc miêu tả hình dạng, tính khí của các vị thần  được khắc họa qua vài nét chấm phá: Thần Trụ Trời có vóc dáng kì vĩ, thần Sét mặt mũi nanh ác, thần Gió hình dáng kì quặc. Việc miêu tả đó bắt nguồn từ thế giới và từ cuộc sống lao động, sinh hoạt của con người nguyên thủy. Họ đã quan sát, hình dung về chúng như những con người, trao đổi cho chúng các hình dạng tương ứng.

- Công việc của mỗi vị thần cụ thể, hướng tới mục đích nhận thức, lí giải các hiện tượng tự nhiên. Vì vậy công việc của họ lớn lao, kì vĩ, thần bí, đáng sợ ( tạo lập vũ trụ, trừng trị kẻ ác, dùng quạt màu nhiệm làm ra gió bão) nhưng cũng là những người lao động bình thường, vất vả, cần mẫn (thần Trụ Trời) và có lúc chểnh mảng, sai sót (thần Gió).

- Qua hình tượng các vị thần, người xưa đã thể hiện quan niệm vạn vật đều có linh hồn nên họ đã nhân hóa tự nhiên thành các vị thần (thần Gió, thần Sét, thần Nước, thần Đất…) và trao cho các thần công việc kiến tạo thế giới.

Thể hiện rằng người xưa gửi vào các vị thần khát vọng nhận thức, lí giải và chinh phục, sáng tạo thế giới.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Truyện kể về các vị thần đã sáng tạo ra thế giới. Qua truyện, người xưa nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên và khát vọng nhận thức, lí giải và chinh phục, sáng tạo thế giới.

2. Nghệ thuật

Đặc trưng cho nhóm thần thoại suy nguyên:

  • Cốt truyện đơn giản.
  • Thời gian, không gian: Câu chuyện mang thời gian phiếm chỉ, ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau (thiên đình, trần gian…)
  • Nhân vật chính: là các vị thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió có hình dạng dị thường, có sức mạnh phi thường, tính cách đơn giản, luôn gắn với công việc cụ thể.
  • Thủ pháp nghệ thuật: cường điệu, phóng đại.
 
Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 KNTT bài 1: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới , ôn tập ngữ văn 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net