Soạn văn 10 KNTT bài 3: Văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Soạn bài 3: Văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Sách kết nối tri thức với cuộc sống ngữ văn 10 tập 1. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Câu hỏi trong bài đọc:

1. Các vị vua anh minh đã ban ân gì cho kẻ sĩ?

2. Lí do chính của việc dựng bia là gì?

Trả lời:

1. Các vị vua quí trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng: cho khoa danh, đề cao bằng tước trật, ban ân lớn, nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ, triều đình không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

2. Lí do chính của việc dựng bia là để vinh danh, lưu lại tiếng thơm lâu dài cho những người đỗ đạc, đồng thời cũng là để kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua.

Trả lời: Những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng hiền tài của "các đấng thánh đế minh vương" trong đoạn 2 là:- Bồi dưỡng nhân tài- Kén chọn kẻ sĩ- Vun trồng nguyên khí- Quý chuộng kẻ sĩ- Yêu mến cho khoa danh- Đề cao bằng tước trật- Nêu tên ở tháp Nhạn- Ban danh hiệu Long hổ- Bày tiệc Văn hỉ
Trả lời: Câu trực tiếp nói về mục đích của việc dựng bia ghi danh những người đỗ tiến sĩ: "Thế thì việc dựng tấm bia đá này lợi ích rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.”
Trả lời: - Luận đề của văn bản: bàn luận về việc đãi ngộ hiền tài và tầm quan trọng của hiền tài đối với sự phát triển của đất nước.- Lý do xác định luận đề:  + Nhan đề của văn bản: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.  + Các luận điểm, lý lẽ, bằng chứng trong văn bản đều hướng đến việc làm nổi...
Trả lời: Nội dung đoạn 3 và đoạn 2 có sự liên kết, bổ sung cho nhau. Nếu như đoạn 2 nói về những việc làm thể hiện sự coi trọng, khuyến khích nhân tài của các đấng thánh đế minh vương thì đoạn 3 cũng nói về một việc làm để lưu danh, khuyến khích hiền tài, đó là dựng đá đề danh. Đồng thời, đây cũng là động...
Trả lời: - Nội dung đoạn 4: Nói về việc kẻ sĩ nên biết cách tự trọng tấm thân mà báo đáp lại những đãi ngộ của triều đình.- Chức năng trong mạch lập luận: là một luận cứ trong mạch lập luận, nối tiếp đoạn (3) với đoạn (5), với những chính sách, việc làm đề cao người hiền tài của triều đình thì họ đã,...
Trả lời: Cách triển khai luận điểm của tác giả:- Tác giả nêu quan điểm với vị thế là một người truyền đạt “thánh ý”, đưa ra luận điểm, luận cứ về việc trọng dụng hiền tài của triều đình nhà nước.- Tác giả cũng trình bày luận điểm về những suy nghĩ của kẻ sĩ được trọng dụng, bày tỏ thái độ của bản thân, đưa...
Trả lời: Dẫn chứng lịch sử: nước ta coi trọng những bậc hiền tài như - Quang Trung, Trần Hưng Đạo có tài chỉ huy, là những vị tướng lĩnh tài ba có công đánh giặc ngoại xâm.- Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, và một số nhà văn, nhà thơ khác đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp văn học của nước nhà.- Chủ...
Trả lời: Tầm quan trọng của việc xác định mục đích viết và bày tỏ quan điểm của người viết trong văn nghị luận:- Đối với người viết:  + Biết được nội dung cần viết, bày tỏ được những quan điểm, suy nghĩ của bản thân trong bài văn nghị luận  + Xác định được những luận điểm, sắp xếp hệ thống luận cứ...
Trả lời: Khi xưa, Thân Nhân Trung đã viết "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp". Quả thật, sự trường tồn của một quốc gia nằm ở chính tài năng của mỗi người trong quốc gia đó. Tuy nhiên, tình trạng lãng phí một...
Tìm kiếm google: soạn văn 10 sách mới, soạn văn 10 tập 1 kết nối, soạn bài 3 văn 10 kết nối, soạn bài Văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com