Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Bàn về đọc sách

Soạn bài: Bàn về đọc sách - ngữ văn 9 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Bàn về đọc sách cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Vấn đề nghị luận là gì? Dựa theo bố cục bài viết tóm tắt các luận điểm khi tác giả khi khai triển vấn đề?

Câu 2: Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, đọc sách có ý nghĩa gì?

Câu 3: Muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả thì trước hết phải biết lựa chọn sách để đọc. Theo Chu Quang Tiềm thì nên chọn sách theo các tiêu chí như thế nào?

Câu 4: Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận trình bày

Câu 5: Bài viết Bàn về việc đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em điều ấy được tạo nên từ những yếu tố nào?

Luyện tập

Câu 1: Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi đọc bài Bàn về việc đọc sách

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Có ý kiến cho rằng học sinh ngày nay không thích đọc sách. Em có bình luận gì về ý kiến trên

II. Soạn bài siêu ngắn: Bàn về đọc sách

Câu 1: Vấn đề nghị luận: 

  • Ý nghĩa của việc đọc sách 
  • Phương pháp đọc sách

Các luận điểm khi tác giả khi khai triển vấn đề:

  • Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
  • Những khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
  • Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.

Câu 2: Sách có tầm quan trọng và ý nghĩa:

  Sách chứa đựng những tri thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội mà ông cha ta đã tích lũy từ ngàn đời.

  Là một nguồn tài nguyên vô tận mà con người có thể thỏa sức tìm tòi, học hỏi, làm cơ sở cho mọi sáng tạo.

  Giúp chúng ta tích lũy nâng cao vốn hiểu biết học vấn

  Đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống.

Câu 3: Theo Chu Quang Tiềm thì nên chọn sách theo các tiêu chí như sau:

  Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải đọc cho tinh, tìm tòi cho kĩ. Bởi mục đích cuối cùng của việc đọc sách là những tri thức, tức chất lượng chứ không phải là số lượng nhiều nhưng đầu óc lại sáo rỗng.

  Ngoài sách chuyên phổ thông cần tham khảo sách chuyên môn để mở rộng tầm hiểu biết

  Trong khi đọc sách cần phải có sơ sở của những môn học khác, tức phải có sự liên hệ giữa những kiến thức mình đã biết và những kiến thức mình đang học hỏi.

Câu 4: Theo tác giả, đọc sách có hiệu quả cần có những phương pháp đọc hợp lí, đúng đắn:

  Không nên đọc lướt mà phải đọc có hệ thống, vừa đọc vừa suy ngẫm.

  Cần đọc có trọng tâm,và coi việc đọc sách là một quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài.

  Tác giả đã sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng vừa gần gũi, thân thuộc vừa đầy tính thuyết phục để đưa ra những lời khuyên sâu sắc cho người đọc sách.

Câu 5: Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao:

  Hệ thống luận điểm được triển khai rõ ràng một cách có lí lẽ và bằng những dẫn chứng sinh động, gần gũi, dễ hiểu.

  Bố cục của bài viết rất chặt chẽ, được dẫn dắt một cách hợp lí, tự nhiên, gây được thiện cảm cho người đọc, người nghe.

  Sử dụng rất nhiều hình ảnh ví von, những câu văn dài, giàu sức gợi.

Luyện tập

Câu 1: Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi đọc bài Bàn về việc đọc sách

Bài viết tham khảo

Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm đã khẳng định tầm quan trọng của việc đọc sách đối với ciệc tích lũy và nâng cao học vấn của con người. Bài viết đã mang đến cho người đọc nhiều nhận thức đúng đắn nhưng đối với em, em thấm thía nhất, tâm đắc nhất ở bài viết là cách đọc sách  - điều mà rất nhiều người đọc sách hiện nay không nhận thức được. Sách ngày nay được xuất bản một cách tràn lan mà không có sự kiểm duyệt nên buộc lòng những người đọc sách cần phải tỉnh táo để nhậ ra những cuốn sách thực sự có giá trị. Chu Quang Tiềm cũng khẳng định, đọc sách thà đọc ít mà chắc, mà hiểu, mà nghiền ngẫm còn hơn đọc nhiều mà không thấm, mà rỗng. Trong quá trình đọc sách cũng cần phải kết hợp giữa việc đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thương thức với sách chuyên môn bởi đó là cách để ta có thể lĩnh hội tốt nhất những tri thức có trong sách. Điều quan trọng hơn cả, sách không chỉ mang đến cho ta tri thức mà còn là một cách giải trí, giúp đầu óc thanh thản, thoải mái, thư giẫn hơn. Có thể nói, nhờ Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm mà em nhận ra từ trước tới giờ mình chưa biết cách đọc sách đúng đắn. Em sẽ thay đổi để có cách đọc sách lành mạnh hơn.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Học sinh ngày nay không thích đọc sách. Bình luận gì về ý kiến trên

Bài viết tham khảo

Trong một năm qua, bạn đã đọc được bao nhiêu cuốn sách? Câu hỏi ấy tôi nghĩ rằng sẽ khiến nhiều người phải giật mình. Sách là người bạn, là người thầy, là những kinh nghiệm và tri thức quý báu được chắt lọc qua bao đời nay. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông số bùng nổ, máy tính và những chiếc điện thoại thông minh đang dần thay thế những cuốn sách trên tay mỗi người. Nhiều bạn học sinh không còn yêu thích và giữ thói quen đọc sách. Vậy hiện tượng đó có ý nghĩa như thế nào?

Sách là một hình thức ghi chép, lưu trữ những kiến thức của nhân loại, là tổng hợp những tinh hoa được chắt lọc qua ngàn đời. Từ thời nguyên thủy, khi chưa có những dụng cụ hiện đại như giấy và mực, cha ông ta đã sử dụng nhiều vật liệu như mai rùa, gỗ, tre… để cố gắng lưu giữ và truyền lại cho đời sau những điều mắt thấy tai nghe trong tự nhiên, những kinh nghiệm trong sản xuất hay những phong tục tâp quán văn hóa truyền thống.

Theo khảo sát của các tổ chức thế giới, tỉ lệ người đọc sách tại nước ta còn khá cao. Tuy nhiên, ở lứa tuổi học sinh, tỉ lệ này lại khá thấp. Đó cũng là thực trạng chung của các nước trên thế giới. Học sinh Việt Nam ngày nay không có hứng thú đọc sách. Ngoài những quyển sách bắt buộc phải đọc học sinh ít quan tâm đến sách khác. Học sinh thường hay đọc các loại truyện tranh có nội dung nhảm nhí, vô bổ mà ít tìm đến các loại sách khoa học. Những quyển sách văn học tuổi teen với nội dung dễ dãi thường được học sinh lựa chọn đọc. Còn sách lịch sử, sách địa lí, sách khoa học gần như không nằm trong danh mục lựa chọn.

Vậy tại sao những cuốn sách giá trị đó không còn thu hút được sự quan tâm và chú ý của các bạn học sinh?  Khoa học ngày càng phát triển, công nghệ thông tin bùng nổ trên toàn thế giới. Các trò chơi điện tử, phim ảnh giải trí, mạng xã hội ngày càng hấp dẫn và đa dạng, đã thu hút sự chú ý của các bạn học sinh. Những cuốn sách dần dần bị thay thế bởi những chiếc máy tính hay điện thoại thông minh. Không những vậy, chỉ cần một thiết bị có thể kết nối mạng, bạn có thể ngồi ở bất cứ đâu để truy cập các thông tin mình quan tâm mà không cần phải đến nhà sách. Việc tiếp cận và say mê nguồn thông tin này khiến học sinh suy đồi đạo đức, trở nên lười biếng trong học tập, mất dần các thói quen bổ ích, chẳng hạn như là việc đọc sách hằng ngày.

Mỗi cuốn sách như đại dương rộng lớn, kiến thức bạn biết chỉ như một giọt nước nhỏ. Như vậy, tình trạng học sinh ngày càng lười đọc sách đã gây ra hậu quả to lớn cho chính họ và toàn xã hội. Ít đọc sách nên nguồn tri thức và kinh nghiệm sống hạn chế, hiểu biết hạn hẹp, tình trạng diễn đạt kém và sai chính tả còn xuất hiện ở nhiều học sinh. Không đọc sách cũng dần làm cho tâm hồn mỗi chúng ta trở nên khô cằn, thiếu những cảm xúc, những rung động chân thành. Việc ít đọc sách, vùi đầu trong những trò chơi điện tử hay mạng xã hội khiến nhiều bạn học sinh trở nên vô cảm, học sinh không biết cảm thông, chia sẻ hay yêu thương; không biết tự kiềm chế bản thân làm nảy sinh ngày càng nhiều các vụ bạo lực xảy ra trong học đường. Như vậy, việc ít đọc sách ỏ các bạn học sinh đang ngày càng trở nên phổ biến và về lâu dài, sẽ gây hậu quả không tốt với toàn xã hội, cần phải có những biện pháp để khắc khục tinh trạng này.

 “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua”, câu nói ấy đã luôn nhắc nhở tôi về giá trị của những cuốn sách. Đối với mỗi bạn học sinh, chúng ta cần hình thành thói quen tốt cho chính bản thân mình. Hãy bỏ chiếc điện thoại xuống, mỗi ngày bạn hãy dành khoảng 30 phút cho một vài trang sách mà bạn yêu thích. Điều đó sẽ khiến tâm hồn bạn lắng lại. Hãy quý trọng, giữ gìn và nâng niu những cuốn sách như những người bạn tốt của ta. Cùng khuyến khích bạn bè, người thân cùng đọc sách. Tổ chức thảo luận, bàn luận về những quyển sách hay, ý nghĩa, có giá trị lớn lao. Vừa đọc sách cũng là vừa rèn luyện bản thân mình.

Đọc sách chính là một nét văn hóa đẹp của con người. Có đọc sách thì chúng ta mới có thể tìm hiểu, tích lũy được nhiều kiến thức của nhân loại. Đọc sách để có thể suy ngẫm cũng như chiêm nghiệm về cuộc đời của mỗi người. Sách là ngọn đuốc sáng, là người thầy soi đường chỉ lối về tri thức cũng như những kỹ năng cần thiết cho con người. Bạn và tôi trong xã hội ngày nay hãy biết phục dựng lại nét văn hóa đọc tốt đẹp của dân tộc ta bạn nhé!

III. Soạn bài ngắn nhất: Bàn về đọc sách

Câu 1: Bài viết Bàn về đọc sách nên ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Vũ Quang Tiềm đễ triển khai vấn đề qua các luận điểm là (1) tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách (2) khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay (3) Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.

Câu 2: Đọc sách có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người đặc biệt là trong xã hội đang ngày một phát triển ngày. Sách chứa đựng những tri thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội mà ông cha ta đã tích lũy từ ngàn đời. Sách bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống, vì vậy mà sách vở chính là những cuốn bách khoa toàn thư về thế giới, là một nguồn tài nguyên vô tận mà con người có thể thỏa sức tìm tòi, học hỏi, làm cơ sở cho mọi sáng tạo giúp chúng ta tích lũy nâng cao vốn hiểu biết học vấn. Với mỗi người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống, là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích lũy tri thức, khám phá chinh phục thế giới. Chính vì lẽ ấy mà ngạn ngữ có câu "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".

Câu 3: Phải biết lựa chọn sách để đọc, các các tiêu chí chọn sách là: Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải đọc cho tinh, tìm tòi cho kĩ, cần tham khảo sách chuyên môn để mở rộng tầm hiểu biết và trong khi đọc sách cần phải có sơ sở của những môn học khác, tức phải có sự liên hệ giữa những kiến thức mình đã biết và những kiến thức mình đang học hỏi.

Câu 4: Muốn đọc sách có hiệu quả cần có những phương pháp đọc hợp lí, đúng đắn, theo tác giả cần đọc sách một cách có hệ thống, vừa đọc vừa suy ngẫm, cần đọc có trọng tâm,và coi việc đọc sách là một quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài.

=> Những lí lẽ, dẫn chứng vừa gần gũi, thân thuộc vừa đầy tính thuyết phục, lời khuyên sâu sắc.

Câu 5: Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Sức thuyết phục ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản sau: Hệ thống luận điểm triển khai rõ ràng, bằng những dẫn chứng sinh động dễ hiểu; Bố cục của bài viết rất chặt chẽ, được dẫn dắt một cách hợp lí, tự nhiên; sử dụng rất nhiều hình ảnh ví von, những câu văn dài, giàu sức gợi tạo ra được cảm xúc cho bài nghị luận.

Luyện tập

Câu 1: Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi đọc bài Bàn về việc đọc sách

Bài viết tham khảo

"Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người" vì thế đọc sách là một việc rất quan trọng. Bài viết Bàn về đọc sách là một bài viết hữu ích, nêu lên ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.  Bài viết đã mang đến cho người đọc nhiều nhận thức đúng đắn nhưng đối với em, em thấm thía nhất, tâm đắc nhất ở bài viết là cách đọc sách  - điều mà rất nhiều người đọc sách hiện nay không nhận thức được. Tác giả đã đưa ra những cách đọc sách đầy thuyết phục và hữu ích. Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải đọc cho tinh, tìm tòi cho kĩ, cần tham khảo sách chuyên môn để mở rộng tầm hiểu biết và trong khi đọc sách cần phải có sơ sở của những môn học khác, tức phải có sự liên hệ giữa những kiến thức mình đã biết và những kiến thức mình đang học hỏi. Điều quan trọng hơn cả, sách không chỉ mang đến cho ta tri thức mà còn là một cách giải trí, giúp đầu óc thanh thản, thoải mái, thư giẫn hơn. Như vậy, đọc sách giúp ích cho chúng ta rất nhiều nhưng chúng ta cần phải có một cách đọc hợp lí và đúng đắn. Tác giả Chu Quang Tiềm đã chỉ ra điều đó với những cách đọc thật hữu ích cho em.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Có ý kiến cho rằng học sinh ngày nay không thích đọc sách. Em có bình luận gì về ý kiến trên

Bài viết tham khảo

Sách chứa đựng những tri thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội mà ông cha ta đã tích lũy từ ngàn đời. Sách bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống, vì vậy mà sách vở chính là những cuốn bách khoa toàn thư về thế giới, là một nguồn tài nguyên vô tận mà con người có thể thỏa sức tìm tòi, học hỏi, làm cơ sở cho mọi sáng tạo giúp chúng ta tích lũy nâng cao vốn hiểu biết học vấn. 

Thế nhưng theo như những gì em được biết thì các bạn học sinh Việt Nam ngày nay thường không có hứng thú đọc sách. Vậy tại sao những cuốn sách giá trị đó không còn thu hút được sự quan tâm và chú ý của các bạn học sinh? Khoa học ngày càng phát triển, công nghệ thông tin bùng nổ trên toàn thế giới. Các trò chơi điện tử, phim ảnh giải trí, mạng xã hội ngày càng hấp dẫn và đa dạng, đã thu hút sự chú ý của các bạn học sinh. Những cuốn sách dần dần bị thay thế bởi những chiếc máy tính hay điện thoại thông minh. Không những vậy, chỉ cần một thiết bị có thể kết nối mạng, bạn có thể ngồi ở bất cứ đâu để truy cập các thông tin mình quan tâm mà không cần phải đến nhà sách. Việc tiếp cận và say mê nguồn thông tin này khiến học sinh suy đồi đạo đức, trở nên lười biếng trong học tập, mất dần các thói quen bổ ích, chẳng hạn như là việc đọc sách hằng ngày.

Tình trạng học sinh ngày càng lười đọc sách đã gây ra hậu quả to lớn cho chính họ và toàn xã hội. Ít đọc sách nên nguồn tri thức và kinh nghiệm sống hạn chế, hiểu biết hạn hẹp, tình trạng diễn đạt kém và sai chính tả còn xuất hiện ở nhiều học sinh. Không đọc sách cũng dần làm cho tâm hồn mỗi chúng ta trở nên khô cằn, thiếu những cảm xúc, những rung động chân thành. Việc ít đọc sách, vùi đầu trong những trò chơi điện tử hay mạng xã hội khiến nhiều bạn học sinh trở nên vô cảm, học sinh không biết cảm thông, chia sẻ hay yêu thương; không biết tự kiềm chế bản thân làm nảy sinh ngày càng nhiều các vụ bạo lực xảy ra trong học đường. 

Đối với mỗi bạn học sinh, chúng ta cần hình thành thói quen tốt cho chính bản thân mình. Hãy bỏ chiếc điện thoại xuống, mỗi ngày bạn hãy dành khoảng 30 phút cho một vài trang sách mà bạn yêu thích. Điều đó sẽ khiến tâm hồn bạn lắng lại. Hãy quý trọng, giữ gìn và nâng niu những cuốn sách như những người bạn tốt của ta. Cùng khuyến khích bạn bè, người thân cùng đọc sách.

Sách là ngọn đuốc sáng, là người thầy soi đường chỉ lối về tri thức cũng như những kỹ năng cần thiết cho con người. Có đọc sách thì chúng ta mới có thể tìm hiểu, tích lũy được nhiều kiến thức của nhân loại. Đọc sách để có thể suy ngẫm cũng như chiêm nghiệm về cuộc đời của mỗi người.

IV. Soạn bài cực ngắn: Bàn về đọc sách

Câu 1: Bài viết về vấn đề: ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

Các luận điểm triễn khai:

1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.

2. Những khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.

3. Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.

Câu 2: Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, sách có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người đặc biệt là trong xã hội đang ngày một phát triển. Những lợi ích của sách là: 

  Sách là một nguồn tài nguyên vô tận=> những hiểu biết về tự nhiên, xã hội mà ông cha ta đã tích lũy từ ngàn đời, những cuốn bách khoa toàn thư về thế giới.

  Sách giúp ta nâng cao vốn hiểu biết học vấn => tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống, là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích lũy tri thức, khám phá chinh phục thế giới.

Câu 3: Các tiêu chí để chọn sách mà Chu Quang Tiềm đã đưa ra là:

1. Chất lượng không phải số lượng => không cốt lấy nhiều mà phải đọc cho tinh, tìm tòi cho kĩ

2. Cần sách phù hợp chuyên môn => Ngoài sách chuyên phổ thông cần tham khảo sách chuyên môn để mở rộng tầm hiểu biết

3. Đọc sách cần phải có sơ sở của những môn học khác => phải có sự liên hệ giữa những kiến thức mình đã biết và những kiến thức mình đang học hỏi.

Câu 4: Đọc sách như thế nào là đúng đắn, dưới đây là những lí lẻ của tác giả với những cách đọc đúng:

1. Không nên đọc lướt => đọc có hệ thống, vừa đọc vừa suy ngẫm

2. Không nên đọc sách một cách tràn lan => đọc có trọng tâm,và coi việc đọc sách là một quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài.

Qua đó ta thấy được tác giả đã sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng vừa gần gũi, thân thuộc vừa đầy tính thuyết phục => đưa ra những lời khuyên sâu sắc cho người đọc sách.

Câu 5: Sức thuyết phục Bàn về đọc sách được tạo nên từ những yếu tố cơ bản:

  Hệ thống luận điểm => rõ ràng, có lí lẽ.

  Dẫn chứng => sinh động, gần gũi, dễ hiểu.

  Bố cục => chặt chẽ, được dẫn dắt một cách hợp lí.

  Nhiều hình ảnh, ví von, những câu văn dài, giàu sức gợi.

Luyện tập

Câu 1: Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi đọc bài Bàn về việc đọc sách

Bài viết tham khảo

Chắc rằng trong chúng ta ai cũng mong muốn có được trở thành những người tri thức, hiểu biết sâu rộng. Vậy một trong những việc giúp chúng ta đạt được điều đó chính là đọc sách. Trong bài viết Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của việc đọc sách và đưa ra cách đọc sách đúng đắn. Trong bài viết đó, điều mà em thấm thía nhất chính là cách đọc sách. điều mà rất nhiều người đọc sách hiện nay không nhận thức được. Sách ngày nay được xuất bản một cách tràn lan mà không có sự kiểm duyệt nên buộc lòng những người đọc sách cần phải tỉnh táo để nhậ ra những cuốn sách thực sự có giá trị. Chu Quang Tiềm cũng khẳng định, đọc sách thà đọc ít mà chắc, mà hiểu, mà nghiền ngẫm còn hơn đọc nhiều mà không thấm, mà rỗng. Trong quá trình đọc sách cũng cần phải kết hợp giữa việc đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thương thức với sách chuyên môn bởi đó là cách để ta có thể lĩnh hội tốt nhất những tri thức có trong sách. Điều quan trọng hơn cả, sách không chỉ mang đến cho ta tri thức mà còn là một cách giải trí, giúp đầu óc thanh thản, thoải mái, thư giẫn hơn. Như vậy qua bài Viết Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm em đã hiểu hơn về cách đọc đúng và hiệu quả, em sẽ áp dụng những gì học được vào việc đọc sách của mình.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Có ý kiến cho rằng học sinh ngày nay không thích đọc sách. Em có bình luận gì về ý kiến trên

Bài viết tham khảo

Sách là một hình thức ghi chép, lưu trữ những kiến thức của nhân loại, là tổng hợp những tinh hoa được chắt lọc qua ngàn đời.  Từ thời nguyên thủy, khi chưa có những dụng cụ hiện đại như giấy và mực, cha ông ta đã sử dụng nhiều vật liệu như mai rùa, gỗ, tre… để cố gắng lưu giữ và truyền lại cho đời sau những điều mắt thấy tai nghe trong tự nhiên, những kinh nghiệm trong sản xuất hay những phong tục tâp quán văn hóa truyền thống.

Theo khảo sát của các tổ chức thế giới, tỉ lệ người đọc sách tại nước ta còn khá cao. Tuy nhiên, ở lứa tuổi học sinh, tỉ lệ này lại khá thấp. Đó cũng là thực trạng chung của các nước trên thế giới. Học sinh Việt Nam ngày nay không có hứng thú đọc sách. Ngoài những quyển sách bắt buộc phải đọc học sinh ít quan tâm đến sách khác. Học sinh thường hay đọc các loại truyện tranh có nội dung nhảm nhí, vô bổ mà ít tìm đến các loại sách khoa học. Những quyển sách văn học tuổi teen với nội dung dễ dãi thường được học sinh lựa chọn đọc. Còn sách lịch sử, sách địa lí, sách khoa học gần như không nằm trong danh mục lựa chọn.

Mỗi cuốn sách như đại dương rộng lớn, kiến thức bạn biết chỉ như một giọt nước nhỏ. Như vậy, tình trạng học sinh ngày càng lười đọc sách đã gây ra hậu quả to lớn cho chính họ và toàn xã hội. Ít đọc sách nên nguồn tri thức và kinh nghiệm sống hạn chế, hiểu biết hạn hẹp, tình trạng diễn đạt kém và sai chính tả còn xuất hiện ở nhiều học sinh. Không đọc sách cũng dần làm cho tâm hồn mỗi chúng ta trở nên khô cằn, thiếu những cảm xúc, những rung động chân thành. Việc ít đọc sách, vùi đầu trong những trò chơi điện tử hay mạng xã hội khiến nhiều bạn học sinh trở nên vô cảm, học sinh không biết cảm thông, chia sẻ hay yêu thương; không biết tự kiềm chế bản thân làm nảy sinh ngày càng nhiều các vụ bạo lực xảy ra trong học đường. Như vậy, việc ít đọc sách ỏ các bạn học sinh đang ngày càng trở nên phổ biến và về lâu dài, sẽ gây hậu quả không tốt với toàn xã hội, cần phải có những biện pháp để khắc khục tinh trạng này.

Việc đọc sách đối với mỗi người là rất quan trọng, đặc biệt là với học sinh ngày này, vì thế hãy tích cực đọc sách dù là sách về chủ đề gì thì cũng tốt đối với chúng ta. Hãy quý trọng, giữ gìn và nâng niu những cuốn sách như những người bạn tốt của ta. Cùng khuyến khích bạn bè, người thân cùng đọc sách. Tổ chức thảo luận, bàn luận về những quyển sách hay, ý nghĩa, có giá trị lớn lao.

Tìm kiếm google: soan van 9 tap 2, soan van 9 cuc ngan, soan van 9 sieu ngan bai ban ve doc sach

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com