[toc:ul]
Câu 1: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích dưới đây:
a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
(Kim Lân, Làng)
b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
(Nam Cao, Lão Hạc)
c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
e) Đối với cháu, thật là đột ngột […].
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 2: Hãy viết lại câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thêm khởi ngữ:
a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm
b. Tôi hiểu rồi nhưng tôi vẫn chưa giải được
Câu 1: Khởi ngữ trong các câu là:
a) điều này
b) đối với chúng mình
c) một mình
d) làm khí tượng
e) đối với cháu
Câu 2: Chuyển câu thành câu có khởi ngữ:
a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
Câu 1: Khởi ngữ trong các câu lần lượt là: điều này (a), đối với chúng mình (b), một mình (c), làm khí tượng (d), đối với cháu (e)
Câu 2: Chuyển phần in đậm thêm khởi ngữ, ta có các câu như sau:
a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm => Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b. Tôi hiểu rồi nhưng tôi vẫn chưa giải được => Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
Câu 1: Các khởi ngữ trong các câu là:
Câu a => điều này
Câu b => đối với chúng mình
Câu c => một mình
Câu d => làm khí tượng
Câu e => đối với cháu
Câu 2: Chuyển câu thành câu có khởi ngữ như sau:
Trong câu a, chuyển “làm bài” ra đầu câu => Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
Trong câu b là chuyên như sau => Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.