Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Bố của Xi mông

Soạn bài: Bố của Xi mông - ngữ văn 9 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Bố của Xi mông cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Hãy xác định từng phần nếu chia bài văn trên thành bốn phần căn cứ vào diễn biên của truyện: nỗi tuyệt vọng của Xi-mông; Phi-líp gặp Xi-mông và nói sẽ cho em một ông bố; Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em; Xi-mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi-líp.

Câu 2: Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc hoạ như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn?

Câu 3: Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối vơi khách và nồi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt. 

Câu 4: Nêu lên diễn biến tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi-mông; trên đường đưa Xi-mông về nhà; khi gặp chị Blăng-sốt; lúc đối đáp với Xi-mông. 

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật Xi-mông

Câu 2:  Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi lip

Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản Bố của Xi-mông

II. Soạn bài siêu ngắn: Bố của Xi mông

Câu 1: 4 phần của bài văn:

  Phần 1 (từ đầu đến "em chỉ khóc hoài"): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông

  Phần 2 (tiếp ... một ông bố): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.

  Phần 3 (tiếp ... bỏ đi rất nhanh): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em.

  Phần 4 (còn lại) : Xi-mông tin tưởng và nới với các bạn rằng em có bố Phi-líp.

Câu 2: Xi-mông đau đớn vì bạn bè trêu chọc và đánh em vì em không có bố

Nỗi đau đớn đó được bộc lộ qua ý nghĩ và hành động của em:

  Ý nghĩ bỏ nhà ra bờ sông định tự tử, cảnh vật khiến em nghĩ đến nhà, đến mẹ.

  Em khóc nhiều, buồn bã vô cùng, “em lại khóc, người em rung lên”,...

  Em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng, các tiếng cứ lặp đi lặp lại.

Câu 3: Chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt:

  Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lờ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chị là người phụ nữ đức hạnh, đứng đắn, chẳng qua bị  lừa dối.

  Ngôi nhà của chị tuy nhỏ, quét vôi trắng, sạch sẽ, cuộc sống có khó khăn, nghèo đói  nhưng chị sống đúng đắn, nghiêm túc.

  Bản chất của chị còn được bộc lộ qua thái độ của chị đối với khách. Chị khiến người lạ cảm giác không thể bỡn cợt được với vẻ nghiêm nghị “như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa”.

  Bản chất tốt còn bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố, thương con chị  “nước mắt lã chã”, đau đớn lặng ngắt.

Câu 4: Diễn biến tâm trạng của Phi-lip:

  Mới đầu, gặp Xi-mông, bác rất thương em, lựa lời an ủi em và có những suy nghĩ khá thú vị.

  Khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng- sốt nhưng đó là một suy nghĩ mang ẩn ý không được trong sáng lắm

  Khi gặp chị Blăng-sốt: nhận ra ý nghĩ sai lầm của mình, lúng túng.

  Cuối cùng, khi đôi đáp với Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật là bác vui lòng làm bố của Xi-mông. Phi-líp quyết định mở lòng mình đón nhận chú bé

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật Xi-mông

Bài viết tham khảo

Trong chúng ta, ai cũng mong có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, có đủ cha mẹ và sống trong bầu không khí yêu thương. Nhưng không phải ai cũng có được sự may mắn đó. Cậu bé Xi-mông trong tác phẩm Bố của Xi-mông luôn khao khát yêu thương và ước mong về một cuộc sống gia đình đầy đủ cha mẹ. Em phải chịu cảnh bất hạnh khi sống thiếu hụt tình cảm của người bố. Vì vậy, em đã nhận sự châm chọc, chê cười từ các bạn, đó như những mũi dao vô tình khứa vào trái tim thơ dại, bé bỏng. Em không thể sống trong tủi nhục vì "không có bố” nên tìm ra bờ sông với ý định tự tử, để xoa dịu nỗi đau trong lòng. Thật đáng thương cho một tâm hồn thơ dại, em cũng khát khao một hạnh phúc bình thường như bao đứa trẻ khác. Em khóc nức nở như giải tỏa bao nỗi ấm ức trong lòng. Và rồi, bác Phi-lip xuất hiện như chiếc phao cầu cứu, như cơn mưa tưới mát tâm hồn em. Em mong mỏi được gọi một tiếng bố và bác Phi-lip đã nhận lời. Đó như một cái kết có hậu, khao khát nhỏ nhoi trong em đã thành hiện thực khi được gọi đầy đủ hai tiếng mẹ cha. Truyện gửi gắm một thông điệp đến chúng ta: Hãy đối xử yêu thương, cảm thông, đừng cười cợt trên nỗi bất hạnh của người khác. Đó là tiếng lòng cảm thông cảm tác giả với những em bé bất hạnh, thiếu thốn tình thương như cậu bé Xi-mông.

Câu 2: Đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi lip

Bài viết tham khảo

Một trái tim sẽ sưởi ấm một trái tim,một tình cảm chân thành có thể cứu rỗi một tâm hồn đang chìm trong khổ đau và bất hạnh. Câu chuyện về nhân vật Phi-lip trong tác phẩm Bố của Xi-mông khiến chúng ta thật cảm động. Giữa những đau khổ và tủi nhục vì nỗi đau không có bố, cậu bé Xi-mông đã tìm đến bờ sông với ý định tự tử để quên đi tất cả. Và trong lúc ấy, bác thợ rèn Phi-lip đã xuất hiện như một vị thần mang đến niềm vui và hi vọng cho em. Bác xuất hiện với dáng vẻ cao lớn, bộ râu đen, quăn và nhìn em nhân hậu. Khi biết được câu chuyện cả em, bác đã dắt tay em về nhà và trong lời đề nghị bất ngờ của Xi-mông, bác đã trở thành bố của em. Với nhiều người, hành động này có thể là nhất thời để xoa dịu nỗi buồn của cậu bé. Thế nhưng, ẩn sâu trong con người bác là tấm lòng nhân hậu, cao cả. Việc làm của con người có tấm lòng nhân hậu ấy là đại diện cho sự công bằng, lòng nhân ái, giúp các nhân vật bị đau khổ, bất hạnh có niềm tin hơn vào cuộc sống. Họ là những con người bình thường nhưng làm nên những điều phi thường trong cuộc sống. Nhân vật đã truyền tải một thông điệp vô cùng ấm áp đến mọi người: hãy trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương nhiều hơn thế.

Câu 3: Giá trị nội dung:

- Khắc họa hình tượng cậu bé Xi mông

- Cảm thông với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác

- Nhắc nhở về lòng yêu thương bạn bè, rộng ra là lòng yêu thương con người.

Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật miêu tả, khắc họa diện mạo nhân vật được sử dụng thành công

- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.

- Kể theo trình tự diễn biến của các sự kiện tiếp nối nhau, không hể đảo ngược thời gian.

III. Soạn bài ngắn nhất: Bố của Xi mông

Câu 1: nếu chia bài văn trên thành bốn phần căn cứ vào diễn biên của truyện: nỗi tuyệt vọng của Xi-mông; Phi-líp gặp Xi-mông và nói sẽ cho em một ông bố; Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em; Xi-mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi-líp.

=> (1) từ đầu đến "em chỉ khóc hoài; (2) tiếp ... một ông bố; (3) tiếp ... bỏ đi rất nhanh; (4) còn lại

Câu 2: Xi-mông đau đớn vì bạn bè trêu chọc và đánh em vì em không có bố. Nỗi đau đớn đó được bộc lộ qua ý nghĩ và hành động của em chính là ý nghĩ bỏ nhà ra bờ sông định tự tử; khóc nhiều, buồn bã vô cùng, “em lại khóc, người em rung lên”,... và em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng, các tiếng cứ lặp đi lặp lại.

Câu 3: Chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt, Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lờ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chị là người phụ nữ đức hạnh, đứng đắn, chẳng qua bị lừa dối. Ngôi nhà của chị tuy nhỏ, quét vôi trắng, sạch sẽ, cuộc sống có khó khăn, nghèo đói  nhưng chị sống đúng đắn, nghiêm túc.Chị khiến người lạ cảm giác không thể bỡn cợt được với vẻ nghiêm nghị “như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa”.  Khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố, thương con chị  “nước mắt lã chã”, đau đớn lặng ngắt.

Câu 4: Diễn biến tâm trạng của Phi-lip: Mới đầu, gặp Xi-mông, bác rất thương em, lựa lời an ủi em và có những suy nghĩ khá thú vị; Khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng- sốt; Khi gặp chị Blăng-sốt: nhận ra ý nghĩ sai lầm của mình, lúng túng; Cuối cùng, khi đôi đáp với Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật là bác vui lòng làm bố của Xi-mông. Phi-líp quyết định mở lòng mình đón nhận chú bé.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật Xi-mông

Bài viết tham khảo

Cậu bé Xi-mông trong tác phẩm Bố của Xi-mông luôn khao khát yêu thương và ước mong về một cuộc sống gia đình đầy đủ cha mẹ. Em phải chịu cảnh bất hạnh khi sống thiếu hụt tình cảm của người bố. Vì vậy, em đã nhận sự châm chọc, chê cười từ các bạn, đó như những mũi dao vô tình khứa vào trái tim thơ dại, bé bỏng. Em không thể sống trong tủi nhục vì "không có bố” nên tìm ra bờ sông với ý định tự tử, để xoa dịu nỗi đau trong lòng. Thật đáng thương cho một tâm hồn thơ dại, em cũng khát khao một hạnh phúc bình thường như bao đứa trẻ khác. Em khóc nức nở như giải tỏa bao nỗi ấm ức trong lòng. Và rồi, bác Phi-lip xuất hiện như chiếc phao cầu cứu, như cơn mưa tưới mát tâm hồn em. Em mong mỏi được gọi một tiếng bố và bác Phi-lip đã nhận lời. Đó như một cái kết có hậu, khao khát nhỏ nhoi trong em đã thành hiện thực khi được gọi đầy đủ hai tiếng mẹ cha. Trong chúng ta, ai cũng mong có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, có đủ cha mẹ và sống trong bầu không khí yêu thương. Nhưng không phải ai cũng có được sự may mắn đó. Vì thế Truyện gửi gắm một thông điệp đến chúng ta: Hãy đối xử yêu thương, cảm thông, đừng cười cợt trên nỗi bất hạnh của người khác. 

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật Xi-mông

Bài viết tham khảo

Không phải ai cũng may mắn có được một cuộc sống gia đình hạnh phúc, có đủ cha mẹ và sống trong bầu không khí yêu thương. đó. Cậu bé Xi-mông trong tác phẩm Bố của Xi-mông luôn khao khát yêu thương và ước mong về một cuộc sống gia đình đầy đủ cha mẹ. Em phải chịu cảnh bất hạnh khi sống thiếu hụt tình cảm của người bố. Vì vậy, em đã nhận sự châm chọc, chê cười từ các bạn, đó như những mũi dao vô tình khứa vào trái tim thơ dại, bé bỏng. Em không thể sống trong tủi nhục vì "không có bố” nên tìm ra bờ sông với ý định tự tử, để xoa dịu nỗi đau trong lòng. Thật đáng thương cho một tâm hồn thơ dại, em cũng khát khao một hạnh phúc bình thường như bao đứa trẻ khác. Em khóc nức nở như giải tỏa bao nỗi ấm ức trong lòng. Và rồi, bác Phi-lip xuất hiện như chiếc phao cầu cứu, như cơn mưa tưới mát tâm hồn em. Em mong mỏi được gọi một tiếng bố và bác Phi-lip đã nhận lời. Đó như một cái kết có hậu, khao khát nhỏ nhoi trong em đã thành hiện thực khi được gọi đầy đủ hai tiếng mẹ cha. Tác giả đã nói lên tiếng lòng cảm thông cảm tác giả với những em bé bất hạnh, thiếu thốn tình thương như cậu bé Xi-mông. Đó chính là hãy đối xử yêu thương, cảm thông, đừng cười cợt trên nỗi bất hạnh của người khác.

Câu 3: Cảm nhận của em về nhân vật Phi lip

Bài viết tham khảo

Câu chuyện về nhân vật Phi-lip trong tác phẩm Bố của Xi-mông khiến chúng ta thật cảm động. Giữa những đau khổ và tủi nhục vì nỗi đau không có bố, cậu bé Xi-mông đã tìm đến bờ sông với ý định tự tử để quên đi tất cả. Và trong lúc ấy, bác thợ rèn Phi-lip đã xuất hiện như một vị thần mang đến niềm vui và hi vọng cho em. Bác xuất hiện với dáng vẻ cao lớn, bộ râu đen, quăn và nhìn em nhân hậu. Khi biết được câu chuyện cả em, bác đã dắt tay em về nhà và trong lời đề nghị bất ngờ của Xi-mông, bác đã trở thành bố của em. Với nhiều người, hành động này có thể là nhất thời để xoa dịu nỗi buồn của cậu bé. Thế nhưng, ẩn sâu trong con người bác là tấm lòng nhân hậu, cao cả. Việc làm của con người có tấm lòng nhân hậu ấy là đại diện cho sự công bằng, lòng nhân ái, giúp các nhân vật bị đau khổ, bất hạnh có niềm tin hơn vào cuộc sống. Họ là những con người bình thường nhưng làm nên những điều phi thường trong cuộc sống. Nhân vật đã truyền tải một thông điệp vô cùng ấm áp đến mọi người: hãy trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương nhiều hơn thế. Một trái tim sẽ sưởi ấm một trái tim,một tình cảm chân thành có thể cứu rỗi một tâm hồn đang chìm trong khổ đau và bất hạnh.

Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản Bố của Xi-mông

Nội dung: cảm thông với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác. Đồng thời, nhắc nhở về lòng yêu thương bạn bè, rộng ra là lòng yêu thương con người.

Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả, khắc họa diện mạo nhân vật được sử dụng thành công, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn… là nét đặc sắc trong đoạn trích; trình tự diễn biến của các sự kiện tiếp nối nhau, không hể đảo ngược thời gian. Cách kể như vậy có vẻ đơn giản nhưng truyện vẫn hấp dẫn vì tác giả đã lựa chọn, sáng tạo những tình tiết bất ngờ mà hợp lí, có mối quan hệ nhân quả chặt chẽ.

IV. Soạn bài cực ngắn: Bố của Xi mông

Câu 1: Bài văn chia thành 4 phần:

1. nỗi tuyệt vọng của Xi-mông => từ đầu đến "em chỉ khóc hoài

2. bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em => tiếp ... một ông bố

3. bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em => tiếp ... bỏ đi rất nhanh

4. Xi-mông tin tưởng và nới với các bạn rằng em có bố Phi-líp => còn lại

Câu 2: Xi-mông không có bố nên bị bạn bè trêu chọc và đánh => sự đau đớn.

Nỗi đau đó được bộc lộ như sau:

  • Qua ý nghĩ => bỏ nhà ra bờ sông định tự tử, cảnh vật khiến em nghĩ đến nhà, đến mẹ
  • Hành động => khóc nhiều, buồn bã vô cùng, nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng, các tiếng cứ lặp đi lặp lại

Câu 3: 

  • Hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt => tuy nhỏ, quét vôi trắng, sạch sẽ, cuộc sống có khó khăn, nghèo đói  nhưng chị sống đúng đắn, nghiêm túc
  • Thái độ của chị đối vơi khách => Chị khiến người lạ cảm giác không thể bỡn cợt được với vẻ nghiêm nghị
  • Nỗi lòng của chị khi nghe con nói => khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố, thương con chị  “nước mắt lã chã”, đau đớn lặng ngắt

=> Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lờ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chị là người phụ nữ đức hạnh, đứng đắn, chẳng qua bị lừa dối.

Câu 4: Diễn biến tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi-mông; trên đường đưa Xi-mông về nhà; khi gặp chị Blăng-sốt; lúc đối đáp với Xi-mông. 

1. Khi gặp Xi-mông => bác rất thương em, lựa lời an ủi em và có những suy nghĩ khá thú vị

2. Trên đường đưa Xi-mông về nhà => nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng- sốt

3. Khi gặp chị Blăng-sốt => nhận ra ý nghĩ sai lầm của mình, lúng túng

4. Lúc đối đáp với Xi-mông => thương Xi-mông, cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật là bác vui lòng làm bố của Xi-mông.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật Xi-mông

Bài viết tham khảo

Không phải ai cũng may mắn có được một cuộc sống gia đình hạnh phúc, có đủ cha mẹ và sống trong bầu không khí yêu thương. đó. Cậu bé Xi-mông trong tác phẩm Bố của Xi-mông luôn khao khát yêu thương và ước mong về một cuộc sống gia đình đầy đủ cha mẹ. Em phải chịu cảnh bất hạnh khi sống thiếu hụt tình cảm của người bố. Vì vậy, em đã nhận sự châm chọc, chê cười từ các bạn, đó như những mũi dao vô tình khứa vào trái tim thơ dại, bé bỏng. Em không thể sống trong tủi nhục vì "không có bố” nên tìm ra bờ sông với ý định tự tử, để xoa dịu nỗi đau trong lòng. Thật đáng thương cho một tâm hồn thơ dại, em cũng khát khao một hạnh phúc bình thường như bao đứa trẻ khác. Em khóc nức nở như giải tỏa bao nỗi ấm ức trong lòng. Và rồi, bác Phi-lip xuất hiện như chiếc phao cầu cứu, như cơn mưa tưới mát tâm hồn em. Em mong mỏi được gọi một tiếng bố và bác Phi-lip đã nhận lời. Đó như một cái kết có hậu, khao khát nhỏ nhoi trong em đã thành hiện thực khi được gọi đầy đủ hai tiếng mẹ cha. Tác giả đã nói lên tiếng lòng cảm thông cảm tác giả với những em bé bất hạnh, thiếu thốn tình thương như cậu bé Xi-mông. Đó chính là hãy đối xử yêu thương, cảm thông, đừng cười cợt trên nỗi bất hạnh của người khác.

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi lip

Bài viết tham khảo

Trong truyện Bố của Xi mông, tác giả đã xây dựng hình tương nhân vật Phi lip mang đến thông điệp vô cùng ấm áp, hãy trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương nhiều hơn thế.  Câu chuyện về nhân vật Phi-lip trong tác phẩm Bố của Xi-mông khiến chúng ta thật cảm động. Giữa những đau khổ và tủi nhục vì nỗi đau không có bố, cậu bé Xi-mông đã tìm đến bờ sông với ý định tự tử để quên đi tất cả. Và trong lúc ấy, bác thợ rèn Phi-lip đã xuất hiện như một vị thần mang đến niềm vui và hi vọng cho em. Bác xuất hiện với dáng vẻ cao lớn, bộ râu đen, quăn và nhìn em nhân hậu. Khi biết được câu chuyện cả em, bác đã dắt tay em về nhà và trong lời đề nghị bất ngờ của Xi-mông, bác đã trở thành bố của em. Với nhiều người, hành động này có thể là nhất thời để xoa dịu nỗi buồn của cậu bé. Thế nhưng, ẩn sâu trong con người bác là tấm lòng nhân hậu, cao cả. Việc làm của con người có tấm lòng nhân hậu ấy là đại diện cho sự công bằng, lòng nhân ái, giúp các nhân vật bị đau khổ, bất hạnh có niềm tin hơn vào cuộc sống. Họ là những con người bình thường nhưng làm nên những điều phi thường trong cuộc sống. 

Câu 3: Đoạn trích khắc họa hình tượng cậu bé Xi mông. Truyện cảm thông với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác. Đồng thời, nhắc nhở về lòng yêu thương bạn bè, rộng ra là lòng yêu thương con người. Qua nghệ thuật đặc sắc:

1. Nghệ thuật miêu tả => khắc họa diện mạo nhân vật được sử dụng thành công, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn

2. Trình tự kể => Truyện được kể theo trình tự diễn biến của các sự kiện tiếp nối nhau, không hể đảo ngược thời gian.

Tìm kiếm google: soan van 9 cuc ngan, soạn văn 9 siêu ngắn, soạn văn 9 bài bố của Xi mông

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com