Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Các thành phần biệt lập

Soạn bài: Các thành phần biệt lập - ngữ văn 9 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Các thành phần biệt lập cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1:  Đọc các câu sau đây và chỉ ra những thành phần tình thái, cảm thán:

a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Kim Lân, Làng)

Câu 2: Hãy sắp xếp các từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn):

chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.

Câu 3: Hãy cho biết, trong những từ ngữ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây, với những từ nào người nói phải chịu trách nghiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với những từ nào người nói chịu trách nghiệm cao nhất về độ tin tưởng của sự việc nói ra, với những từ nào trách nghiệm cao nhất. Tại sao tác giả Chiếc lược ngà lại chọn từ chắc?

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…), trong đoạn văn có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái

II. Soạn bài siêu ngắn: Các thành phần biệt lập

Câu 1: Chỉ ra những thành phần tình thái, cảm thán

  Các thành phần tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ

  Các thành phần cảm thán: chao ôi

Câu 2: Sắp xếp các từ ngữ sau theo trình tự tăng dần độ tin cậy:

1. dường như

2. hình như

3. có vẻ như

4. có lẽ

5. chắc là

6. chắc hẳn

7. chắc chắn

Câu 3: Từ (3) “chắc chắn” người nói phải chịu trách nghiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra

Từ (2) “hình như” người nói chịu trách nghiệm độ tin cậy thấp nhất.

Tác giả Chiếc lược ngà lại chọn từ “chắc” vì đó mới chỉ là dự đoán của nhân vật " tôi" một người bạn của nhân vật "anh" => không thể dùng từ quá chắc chắn hoặc không có độ tin cậy cao như hai từ còn lại.

Câu 4: Đoạn văn ngắn, có sử dụng cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ 

Bài viết tham khảo

Trong truyện ngắn Người con gái Nam Xương, chắc chắn người đọc chúng ta đều cảm thương cho nhân vật Vũ Nương- người phụ nữ xinh đẹp hiền lành nhưng có cuộc đời bất hạnh. Vũ Nương là hình ảnh đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội xưa với nét đẹp hiền hậu thùy mị nết na, công, dung, ngôn hạnh. Thế nhưng một con người hiền hậu ấy lại chẳng thể có số phận cuộc đời tốt đẹp. Bi kịch từ cuộc hôn nhân không trọn vẹn đã đẩy nàng đến bước đường cùng gieo mình xuống sông để chứng minh cho tấm lòng son sắc thủy chung của mình. Bi kịch ấy đã vạch trần ra hiện thực xã hội phong kiến mà người đàn ông có quyền có tiếng nói còn người phụ nữ lúc nào cũng phải cam chịu, không được bênh vực che chở đối xử một cách bất công, vô lí. Đó chính là giá trị hiện thực mà Nguyễn Dữ muốn vạch ra để từ đó xây dựng lên giá trị nhân đạo, cảm thương cho những người có số phận bất hạnh như nàng.

III. Soạn bài ngắn nhất: Các thành phần biệt lập

Câu 1: Có các thành phần tình thái là: “có lẽ, hình như, chả nhẽ” và các thành phần cảm than là: “chao ôi”.

Câu 2: Sắp xếp các từ ngữ sau theo trình tự tăng dần độ tin cậy lần lượt như sau: 

dường như/ hình như/ có vẻ như/ có lẽ /chắc là /chắc hẳn/ chắc chắn

Câu 3: Từ (3) chắc chắn người nói phải chịu trách nghiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, còn từ (2) hình như người nói chịu trách nghiệm độ tin cậy thấp nhất. Nhà văn chọn từ (1) chắc vì lời của người kể chuyện nói về suy nghĩ của nhân vật (anh) và đó chỉ là dự đoán của nhân vật " tôi" => không thể dùng từ quá chắc chắn hoặc không có độ tin cậy cao như hai từ còn lại.

Câu 4: Đoạn văn ngắn, có sử dụng cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ 

Bài viết tham khảo

Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, chắc chắn không ai không thương xót cho số phận của nàng Kiều - một người con gái tài hoa bạc mệnh. Thúy Kiều, người con gái xinh đẹp tài hoa thế nhưng, dường như ông trời ghen ghét, cuộc đời nàng chẳng thể nào tốt đẹp như nàng mong muốn. Mang trong mình mối tình sâu nặng với Kim Trọng nhưng nhưng vì cha, Kiều đành phải bán mình cứu cha. Đời người có bao nhiêu cái mười lăm năm, Kiều mười lăm năm lưu lạc gặp phải biết bao chông gai, gian khó,tủi nhục. Chính cuộc đời lận đận kiếp hồng nhan ấy, đã vạch trần bộ mặt của bộ mặt xã hội thực dân phong kiến bấy giờ, một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền, sẵn sàng chà đạp lên mọi nhân phẩm, giá trị của con người. Nguyễn Du đã thể hiện những giá trị hiện thực xã hội đồng thời mang đến những giá trị nhân đạo bênh vực, xót thương cho những con người tài hoa bất hạnh như Thúy Kiều.

IV. Soạn bài cực ngắn: Các thành phần biệt lập

Câu 1: Các thành phần biệt lập:

  có lẽ, hình như, chả nhẽ => Thành phần tính thái 

  chao ôi => Thành phần cảm than

Câu 2: Sắp xếp như sau:

Theo trình tự tăng dần độ tin cậy => dường như < hình như < có vẻ như < có lẽ < chắc là < chắc hẳn < chắc chắn

Câu 3:  Trách nhiệm về độ tin cậy của lời nói

  Từ chắc chắn (3) => trách nhiệm cao nhất

  Từ hình như (2) => trách nhiệm thấp nhất

Từ “chắc” (1) được tác giả Chiếc lược ngà chọn:

  Là lời của người kể chuyện nói về suy nghĩ của nhân vật (anh). 

  Chỉ là dự đoán của nhân vật " tôi" một người bạn của nhân vật " anh"

=> không thể dùng từ quá chắc chắn hoặc không có độ tin cậy cao như hai từ còn lại.

Câu 4: Đoạn văn ngắn, có sử dụng cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ 

Bài viết tham khảo

Trong các tác phẩm mà em đã được học, chắc chắn sẽ có những tác phẩm đọng lại trong em những cảm xúc có vui có buồn, có thương cảm. Khi đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, hình ảnh nàng Kiều hiện lên chính là một người con gái tài hoa bạc mệnh. Thúy Kiều, người con gái xinh đẹp tài hoa thế nhưng, dường như ông trời ghen ghét, cuộc đời nàng chẳng thể nào tốt đẹp như nàng mong muốn. Mang trong mình mối tình sâu nặng với Kim Trọng nhưng nhưng vì cha, Kiều đành phải bán mình cứu cha. Đời người có bao nhiêu cái mười lăm năm, Kiều mười lăm năm lưu lạc gặp phải biết bao chông gai, gian khó,tủi nhục. Chính cuộc đời lận đận kiếp hồng nhan ấy, đã vạch trần bộ mặt của bộ mặt xã hội thực dân phong kiến bấy giờ, một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền, sẵn sàng chà đạp lên mọi nhân phẩm, giá trị của con người. Qua tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du em thấy được sự bất công của xã hội xưa, người phụ nữ phải chịu sự đau thương, mất mát về tinh thần và thể xác, một người tài sắc vẹn toàn như Kiều nhưng dường như cuộc sống lại không được trọn vẹn.

Tìm kiếm google: soan van 9 cuc ngan, soan van 9 ngan nhat, soan van 9 sieu ngan bai cac thanh phan biet lap

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 2 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net