Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Ôn tập tổng kết

Soạn bài: Ôn tập tổng kết - ngữ văn 9 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Ôn tập tổng kết cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Cơ thể có những cơ chế sinh lí nào để đảm bảo tính ổn định cho môi trường trong cơ thể?

Câu 2: Cơ thể có thể phản ứng lại những đổi thay của môi trường xung quanh nằng cách nào để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển? Cho ví dụ minh họa.

Câu 3: Cơ thể điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường trong mọi lúc, ở mọi nơi bằng cách nào? Cho ví dụ minh họa.

Câu 4: Để có thể tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh không phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên phải chú ý những gì?

Câu 5: Trình bày tính thống nhất trong mọi hoạt động sống của cơ thể thông qua một số ví dụ tự chọn.

II. Soạn bài siêu ngắn: Ôn tập tổng kết

Câu 1: Những cơ chế sinh lí đảm bảo tính ổn định cho môi trường trong cơ thể:

  Các tế bào của cơ thể được tắm trong môi trường trong (máu, nước mô): sự thay đổi độ pH của môi trường trong sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí diễn ra trong tế bào; sự thay đổi nhiệt độ, huyết áp cũng gây rối loạn quá trình chuyển hóa trong tế bào…

  Cơ chế điều hòa thần kinh và nội tiết diễn ra liên tục, thường xuyên để giữ được tính ổn định tương đối của môi trường trong, đảm bảo cho các quá trình sinh lí được tiến hành bình thường.

Câu 2: Cơ chế phản ứng lại những thay đổi của môi trường xung quanh bằng:

  • Cơ chế phản xạ (phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện) dưới sự điều khiển, điều hòa của hệ thần kinh, sự tham gia hỗ trợ của các tuyến nội tiết.

Ví dụ: Khi trời nóng, cơ thể phản ứng lại bằng dãn các mao mạch dưới da, tiết mồ hôi để tăng sự thoát nhiệt giữ cho thân nhiệt được bình thường.

Câu 3: Cơ thể điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường nhờ cơ chế điều hòa và phối hợp hoạt động của các phân hệ giao cảm, phân hệ đối giao cảm và hoạt động của các tuyến nội tiết dưới sự điều khiển, điều hòa của hệ thần kinh.

Ví dụ: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều…

Câu 4: Để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc không phải nạo phá thai:

  • Giữ quan hệ tình bạn lành mạnh, trong sáng.
  • Phải trang bị những kiến thức về sinh sản để tránh mang thai hoặc phải nạo phá thai ngoài ý muốn.
  • Khi không kiềm chế được sự ham muốn thì phải sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn (sử dụng thuốc tránh thai, bao cao su…).

Câu 5: Tính thống nhất trong mọi hoạt động sống của cơ thể:

Một số ví dụ: 

  • Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều… 
  • Khi dẫm phải đinh, các tế bào thần kinh thông báo về trung ương thần kinh đáp ứng kích thích là đưa chân lên và thụt chân về sau.

=> các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động thống nhất với nhau dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh.

III. Soạn bài ngắn nhất: Ôn tập tổng kết

Câu 1: Những cơ chế sinh lí đảm bảo tính ổn định cho môi trường trong cơ thể là các tế bào của cơ thể được tắm trong môi trường trong (máu, nước mô), sự thay đổi nhiệt độ, huyết áp, độ pH và cơ chế điều hòa thần kinh và nội tiết diễn ra liên tục, thường xuyên để giữ được tính ổn định tương đối của môi trường trong

Câu 2: Cơ chế phản ứng lại những thay đổi của môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển bằng cơ chế phản xạ (phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện) dưới sự điều khiển, điều hòa của hệ thần kinh, sự tham gia hỗ trợ của các tuyến nội tiết.

=> Ví dụ: Khi chạm tay vào nước nóng, tay sẽ có phản xạ rụt lại

Câu 3: Sự điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường phù hợp với nhu cầu trao đổi chất của cơ thể do:

  Cơ chế điều hòa và phối hợp hoạt động của các phân hệ giao cảm

  Phân hệ đối giao cảm và hoạt động của các tuyến nội tiết dưới sự điều khiển, điều hòa của hệ thần kinh.

=> Ví dụ: Khi trời rét da co lại, sởn gai ốc để ngăn sự trao đổi máu với môi trường ngoài, phản ứng run để tăng nhiệt.

Câu 4: Chúng ta cần giữ quan hệ tình bạn lành mạnh, trong sáng, trang bị những kiến thức về sinh sản, không kiềm chế được sự ham muốn thì phải sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn => tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc không phải nạo phá thai ảnh hưởng tới sức khỏe và học tập đối với lứa tuổi học sinh.

Câu 5: Các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động thống nhất với nhau dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh. Ví dụ "Căng da bụng trùng da mắt" khi ăn no chúng ta thường buồn ngủ và không muốn làm việc do khi ăn no, hệ thần kinh huy động các tế bào thần kinh và máu tập trung về dạ dày để tiêu hóa thức ăn. 

IV. Soạn bài cực ngắn: Ôn tập tổng kết

Câu 1: Để đảm bảo tính ổn định cho môi trường trong cơ thể có những cơ chế sinh lí:

  • Nồng độ các chất hòa tan trong máu tăng giảm sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu
  • Sự thay đổi độ pH của môi trường trong 
  • Sự thay đổi nhiệt độ, huyết áp 

=> Vì vậy cơ chế điều hòa thần kinh và nội tiết diễn ra liên tục, thường xuyên để giữ được tính ổn định tương đối của môi trường trong.

Câu 2: Cơ thể có thể phản ứng lại những đổi thay của môi trường xung quanh:

=> Cơ chế phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Ví dụ: Khi gặp phải chó dữ, cơ thể sẽ lập tức phản xạ lại và co chân chạy

Câu 3: Cơ thể điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường trong mọi lúc, ở mọi nơi bằng cách: 

=> nhờ cơ chế điều hòa và phối hợp hoạt động của các phân hệ giao cảm, phân hệ đối giao cảm và hoạt động của các tuyến nội tiết dưới sự điều khiển, điều hòa của hệ thần kinh.

Ví dụ: khi lao động nhịp tim tăng, thở gấp, người nóng bừng, mồ hôi toát đầm đìa…, lúc nghỉ mọi hoạt động lại dần trở lại bình thường.

Câu 4: Để có thể tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh không phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên

=> sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn như thuốc tránh thai, bao cao su…và trang bị những kiến thức về sinh sản.

Và điều đặc biệt là vì còn lứa tuổi học sinh nên chúng ta cần giữ quan hệ tình bạn lành mạnh, trong sáng

Câu 5: Khi dẫm phải đinh, các tế bào thần kinh thông báo về trung ương thần kinh đáp ứng kích thích là đưa chân lên và thụt chân về sau, sau đó tế bào thần kinh phân tích xử lí nguyên nhân và giải pháp tiếp tục truyền về cơ quan vận động để đi tiếp. => Như vậy, các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động thống nhất với nhau dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh.

Tìm kiếm google: soan van 9 cuc ngan, soạn văn 9 siêu ngắn bài Ôn tập tổng kết, soạn văn 9 ngắn nhất

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com