Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Tiếng nói của văn nghệ

Soạn bài: Tiếng nói của văn nghệ - ngữ văn 9 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Tiếng nói của văn nghệ cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ” đã phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định dức mạnh lớn lao của nó đới với đời sống của con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét của bố cục bài nghị luận.

Câu 2: Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ gì?

Câu 3: Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?

Câu 4: Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng khả năng nào mà kì diệu đến vậy? ( Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm tác động đến con đường nào? bằng cách gì?)

Câu 5: Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này ( cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm sự kết hợp nhận định lí lẽ dẫn chứng thực tế,..)

Luyện tập

Câu 1: Nêu một tác phẩm mà em thích và phân tích ý nghĩa tác động của tác phẩm đó với mình

II. Soạn bài siêu ngắn: Tiếng nói của văn nghệ

Câu 1: Hệ thống luận điểm của bài:

Nội dung của văn nghệ

  Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người

  Con đường đến với người tiếp nhận , tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ

Bố cục của bài:

  Phần 1: Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”: Trình bày nội dung của văn nghệ.

  Phần 2:  Còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.

Câu 2: Nội dung phản ánh thể hiện của văn bản là:

  Phản ánh thực tại của cuộc sống, thực tại xã hội thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ

  Thực tại khác quan không theo một khuân khổ nhất định 

  Tác phẩm văn nghệ không phải những lí thuyết khô khan mà nó luôn chứa đựng niềm say mê của người nghệ sĩ

Câu 3: Con người cần tiếng nói của văn nghệ vì:

  Văn nghệ mang đến cho con người đời sống phong phú, thú vị hơn

  Văn nghệ gắn kết con người trong xã hội lại với nhau

  Văn nghệ đem đến cho con người những giá trị ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống như tình yêu, niềm say mê, lạc quan. niềm tin,..

Câu 4: Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng: những rung cảm, cảm xúc chân thành nhất của người đọc.

Tác phẩm tác động đến con đường: con đường tình cảm muốn gửi đến người đọc những cảm xúc, suy nghĩ chân thành của người viết => lưu lại những giá trị tốt đẹp trong tâm thức của người đọc.

Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Tiếng nói văn nghệ”:

  Bố cục chặt chẽ

  Lập luận sắc bén, thuyết phục

  Cách dẫn dắt tự nhiên

  Giọng văn chân thành, truyền cảm.

Luyện tập

Câu 1: Một tác phẩm mà em thích và phân tích ý nghĩa tác động của tác phẩm đó với mình

Các bạn có thể tham khảo gợi ý sau:

Trong những tác phẩm văn học mà tôi từng đọc có lẽ tác phẩm Người con gái Nam Xương là tác phẩm văn học mà tôi thích. Nguyễn Dữ đã khiến người đọc như tôi có cái nhìn, sự đồng cảm với người phụ nữ trong xã hội xưa.  Ở họ có cho mình nhan sắc, đức hạnh nhưng dưới chế độ phong kiến họ không có tiếng nói. Chỉ vì lời nói ngây thơ của một đứa trẻ mà bị chồng nghi ngờ, xỉ nhục, bị đẩy đến chỗ chọn cái chết để giãi bày tấm lòng trong sạch. Truyện cũng đề cao ước mơ ngàn đời của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.

III. Soạn bài ngắn nhất: Tiếng nói của văn nghệ

Câu 1: Bài viết bao gồm các luận điểm như nội dung của văn nghệ; sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người; con đường đến với người tiếp nhận , tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ.

Bố cục của bài gồm 2 phần: Trình bày nội dung của văn nghệ (Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”) và Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người (Còn lại)

Câu 2: Văn bản phản ánh thực tại của cuộc sống, thực tại xã hội qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, những hiện thực khách quan không tồn tại độc lập mà luôn gắn chặt với cuộc sống của con người. Tác phẩm văn nghệ không phải những lí thuyết khô khan mà nó luôn chứa đựng niềm say mê của người nghệ sĩ, qua đó khơi dậy những xúc cảm của người tiếp nhận.

Câu 3: Con người cần văn nghệ vì văn nghệ mang đến cho con người đời sống phong phú, thú vị hơn, gắn kết con người trong xã hội lại với nhau và đem đến cho con người những giá trị ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống như tình yêu, niềm say mê, lạc quan. niềm tin,..

Câu 4: Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng chính những rung cảm, cảm xúc chân thành nhất của người đọc. Văn nghệ là những giá trị tinh thần mà con người tạo ra thông qua con đường tình cảm muốn gửi đến người đọc những cảm xúc, suy nghĩ chân thành của người viết. Đây là con đường đi đặc biệt có thể lưu lại những giá trị tốt đẹp trong tâm thức của người đọc.

Câu 5: Vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi chính là bố cục chặt chẽ, lập luận sắc bén, cách dẫn dắt tự nhiên và giọng văn chân thành, truyền cảm.

Luyện tập

Câu 1: Một tác phẩm mà em thích và phân tích ý nghĩa tác động của tác phẩm đó với mình

Tác phẩm Chuyện Người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ:

Ý nghĩa: cho người đọc có cái nhìn, sự đồng cảm với người phụ nữ trong xã hội xưa => họ có cho mình nhan sắc, đức hạnh nhưng dưới chế độ phong kiến họ không có tiếng nói, họ luôn luôn phải chịu những áp bức, chèn ép, dù bị oan nhưng vẫn không được nói lên tiếng nói để minh oan cho mình. 

IV. Soạn bài cực ngắn: Tiếng nói của văn nghệ

Câu 1: Những luận điểm của bài liên kết với nhau gồm 3 luận điểm như sau:

1. Nội dung của văn nghệ

2. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người

3. Con đường đến với người tiếp nhận , tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ.

Về bố cục, bài được chia làm 2 phần

1. Trình bày nội dung của văn nghệ => Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”

2. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người => Còn lại

Câu 2: Nội dung phản ánh thể hiện của văn bản nêu lên thực tại của cuộc sống, thực tại xã hội thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ:

=> Chiều sâu nhân văn: những hiện thực khách quan không tồn tại độc lập mà luôn gắn chặt với cuộc sống của con người.

Tác phẩm văn nghệ không phải những lí thuyết khô khan: nó luôn chứa đựng niềm say mê của người nghệ sĩ

Câu 3: Tiếng nói của văn nghệ là thứ mà con người cần:

1. Mang đến cho con người đời sống phong phú, thú vị hơn

2. Gắn kết con người trong xã hội lại với nhau

3. Đem đến cho con người những giá trị ý nghĩa tốt đẹp => tình yêu, niềm say mê, lạc quan. niềm tin

Câu 4: Chính những rung cảm, cảm xúc chân thành nhất của người đọc đã đưa tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc => bằng con đường tình cảm muốn gửi đến người đọc những cảm xúc, suy nghĩ chân thành của người viết, đó là những giá trị tinh thần mà con người tạo.

Câu 5: Ta thấy trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi có những đặc sắc nghệ thuật về 

  Bố cục => chặt chẽ, hợp lí

  Lập luận => sắc bén, thuyết phục

  Cách dẫn dắt => tự nhiên

  Giọng văn  => chân thành, truyền cảm

Luyện tập

Câu 1: Tác phẩm lựa chọn: Chuyện Người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ đã khiến người đọc như tôi có cái nhìn, sự đồng cảm với người phụ nữ trong xã hội xưa. Chuyện Người con gái Nam Xương cho tôi thấy được số phận bạc bẽo đến tột cùng của người phụ nữ xưa. Họ không làm sai, họ bị oan nhưng nỗi oan ấy không được thanh minh. Người phụ nữ xưa phải chịu cảnh sống dưới đáy xã hội, không có tiếng nói cho mình, luôn phải nghe theo sự chén ép của xã hội phong kiến “trọng nam khinh nữ”.

Tìm kiếm google: soan van 9 ngan nhat, soan van 9 sieu ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com