Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Mây và sóng

Soạn bài: Mây và sóng - ngữ văn 9 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Mây và sóng cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Lời nói của em bé gồm 2 phần có nhiều nét giống nhau

a) Hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau( về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh về cách tổ chức khổ thơ,..) giữa hai phần và phân tích tác dúng của những chố giống và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ

b) Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?

Câu 2: Xác định vị trí dòng thơ: " Con hỏi:..." ở mỗi phần 

(Gợi ý: hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sống “trên mây” và những người sống “trong sóng”).

Câu 3: Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra. Sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa các cuộc chơi đó nói lên điều gì?

Câu 4: Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển).

Câu 5: Phân tích hình ảnh của câu thơ “Con lăn, lăn mãi... ở chốn nào”.

Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Mây và sóng

Câu 2: Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài Mây và sóng

Câu 3: Viết một đoạn văn cảm nhận về em bé trong bài thơ mây và sóng. Từ đó, nêu những suy nghĩ về trách nhiệm của người con với gia đình.

II. Soạn bài siêu ngắn: Mây và sóng

Câu 1: a. Những điểm giống và khác nhau:

Điểm giống nhau: 

  • Mỗi phần đều có kết cấu theo trình tự:
  • Lời rủ rê.
  • Lời từ chối của em bé và lí do từ chối.
  • Trò chơi thú vị giữa mẹ và em do em bé sáng tạo.

Điểm khác nhau:

  • Lời rủ rê mỗi lần một hấp dẫn hơn
  • Tình cảm của em bé đối với mẹ: lời rủ rê của mây và sóng cũng như là một sự thử thách đối với em bé bởi lẽ trẻ con ai chẳng ham vui, ham chơi, những lời rủ rê hấp khó chối từ

b. Kết cấu của bài thơ gồm có hai phần giống nhau.

  • Phần thứ hai vừa là sự lặp lại vừa là sự phát triển cao hơn so với phần thứ nhất đó là một tình huống thử thách mới thể hiện tình yêu thương mẹ của em bé. 

=> Vì vậy nếu ta bỏ phần thứ hai ý thơ sẽ không trọn vẹn.

Câu 2: Vị trí của dòng thơ con hỏi: nằm ở dòng thơ thứ ba của mỗi phần sau những lời rủ rê mời mọc hấp dẫn:

  Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.

  Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Lí do em không từ chối ngay lời mời: trẻ con vốn rất ham chơi, bởi vậy khi nghe những lời mời bao giờ cũng rất tò mò muôn biết là điều gì.

Câu 3: Sự giống nhau: 

  • Trò chơi thể hiện sự khoáng đạt bao la
  • Uớc mong được đi đến mọi nơi tận cùng.

Sự khác nhau: 

  • Trò chơi do em bé tạo ra thể hiện sự quấn quýt của tình mẹ con
  • Lòng mẹ là biển cả bao la, là mặt trăng dịu hiền để cho con lăn, lăn, lăn mãi.

Câu 4: Thành công về nghệ thuật của bài thơ:

  Hình thức lạ theo lối hỏi - đáp: lời người ở trên mây rồi đến lời của con hỏi, rồi lời đáp ... tạo nên sự sinh động và thể hiện trí tưởng tượng phong phú của tâm hồn trẻ thơ.

  Kết cấu theo lối trùng điệp.

  Hình ảnh thơ bay bổng, mang tầm vóc vũ trụ: mây - sóng, biển - bờ, trời xanh...

  Hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé tạo nên sự độc đáo, mới lạ

Câu 5: Hình ảnh của câu thơ “Con lăn, lăn mãi... ở chốn nào”.

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

Hai câu thơ miêu tả hình ảnh rất thực của cuộc đời, đó là bức tranh hạnh phúc của tình mẹ con thắm thiết. Có mẹ có con là có cả cuộc đời, cả vũ trụ. Lòng mẹ là đại dương mênh mông không có bến bờ, để cho con được lăn mãi, tan mãi vào trong đó. “Mây và sóng” là bài thơ kể về tình mẹ con sâu nặng và kì diệu biết chừng nào. Tình yêu ấy vừa giản dị như những gì tồn tại trên mặt đất và cũng thánh thiện như những mơ mộng, con người cất giữ thiên đường bí mật”

Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm:

  Trong cuộc sống vẫn thường gặp những cám dỗ và quyến rũ. Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong hững điểm tựa ấy

  Hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn, do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng.

  Bài thơ cho thấy mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo  gợi lên tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung: 

  • Tình cảm gia đình ấm cúng
  • Ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình
  • Hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

Giá trị nghệ thuật:

  • Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…
  • Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang - > lời khuyên của cha thấm sâu vào con.
  • Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi

Câu 2: Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài Mây và sóng

Bài viết tham khảo

Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Mỗi nhà thơ có những khám phá riêng khi viết về đề tài tình mẹ. Với Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ.

Nhà thơ lựa chọn điểm nhìn từ cậu bé là một cách kể rất thú vị và đậm chất hồn nhiên của trẻ thơ. Trong câu chuyện mây rủ cậu bé đi chơi xa, cậu khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao.Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp hư trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc.

Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đáng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế.

Tác phẩm đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp về tình mẫu tử. Tình yêu thương chân thành trong tâm hồn ngây thơ, bé dại của em luôn gắn liền hình bóng của mẹ dù ngoài kia là những cám dỗ, đam mê hấp dẫn đến nhường nào. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

Câu 3: Đoạn văn cảm nhận về em bé trong bài thơ mây và song, trách nhiệm của người con với gia đình

Bài viết tham khảo

Từ câu chuyện kể trong tác phẩm Mây và sóng, đã cho người đọc những cảm nhận thiêng liêng về tình mẫu tử và trách nhiệm của người con đối với gia đình. Giống như bao đứa trẻ khác, cậu bé cũng hồn nhiên và ham vui với những trò chơi mới lạ. Em muốn được là đám mây rong chơi trên bầu trời rộng lớn hay là con sóng nhỏ lăn xa ra mãi đại dương. Đó là những ước mơ về chinh phục thiên nhiên rất hồn nhiên và đáng yêu của trẻ thơ. Thế nhưng, trong những ước mơ đó em luôn hình dung về mẹ, mẹ đợi em ở nhà và muốn em ở bên mẹ. Vì thế, em đã trả lời “làm sao có thể rời mẹ và đi được”. Câu trả lời của em cho thấy trách nhiệm và tình yêu thương của em đối với mẹ của mình. Mẹ đã sinh con trong bao khó nhọc ,đau đớn để rồi nuôi nấng ta qua những tháng ngày vất vả, gian nan. Hạnh phúc của em đơn giản là được bên mẹ và cùng đùa vui trong những trò chơi em tạo ra chứ không phải mây xa biển rộng. Từ câu chuyện của cậu bé đã nhắc nhở chúng ta về vai trò và trách nhiệm của người con trong gia đình. Bạn đã từng thấy ánh mặt mẹ ngóng trông mỗi khi mình đi học về muộn hay giọt nước mắt giấu vội khi mình ngang bướng cãi lời? Hãy yêu thương cha mẹ, hãy làm mẹ vui từ những hành động nhỏ hay lời nói quan tâm những lúc mẹ buồn. Hãy trân trọng khi còn có mẹ ở bên để quan tâm chăm sóc. Tình cảm gia đình là một dòng suối ấm áp, hiền hòa nuôi dưỡng tâm hồn ta, giúp ta có thể đứng vững trên đường đời đầy chông gai. Thế nên, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy sống thật có trách nhiệm với và dành tình yêu thương chân thành cho gia đình, đó là nghĩa vụ và cũng là tấm lòng hiếu thảo đền đáp công ơn sinh thành của mẹ cha.

III. Soạn bài ngắn nhất: Mây và sóng

Câu 1: a. Chúng ta khẳng định: Lời của em bé ở hai phần có những nét giông nhau và sự khác biệt

  Giống nhau: Thuật lại lời rủ rê, Lời từ chối, lí do từ chối, Những trò chơi do em bé sáng tạo đều có em và mẹ.

  Khác biệt: Số dòng thơ ở phần hai dài hơn phần 1 và cách xây dựng hình ảnh của hai phần (Phần một những người bạn là mây với trò chơi cùng bình minh vàng và vâng trăng bạc; phần hai những người bạn là sóng với những chuyến ngao du)

b. Nếu không có phần thứ hai thì ý thơ không được trọn vẹn, đầy đủ. Phần thứ hai vừa là sự lặp lại vừa là sự phát triển cao hơn so với phần thứ nhất đó là một tình huống thử thách mới thể hiện tình yêu thương mẹ của em bé.

Câu 2: Xác định vị trí dòng thơ: " Con hỏi:...": “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?” và Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?” nằm ở dòng thứ 3 của mỗi phần sau những lời rủ rê mời mọc hấp dẫn.

=> trẻ con vốn rất ham chơi bởi vậy khi nghe những lời mời bao giờ cũng rất tò mò muôn biết là điều gì và cũng rất muốn được phiêu du nên em không từ chối ngày lời mời.

Câu 3: Trò chơi của những người trên mây, trong sóng và trò chơi của em bé và mẹ giống nhau ở sự khoáng đạt bao la, ước mong được đi đến mọi nơi tận cùng. Nhưng có sự nhau là trò chơi do em bé tạo ra thể hiện sự quấn quýt của tình mẹ con. Lòng mẹ là biển cả bao la, là mặt trăng dịu hiền để cho con lăn, lăn, lăn mãi.

Câu 4: Bài thơ đã thành công về mặt nghệ thuật trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên như Hình thức lạ theo lối hỏi – đáp (người ở trên mây rồi đến lời của con hỏi, rồi lời đáp), kết cấu theo lối trùng điệp, hình ảnh thơ bay bổng, mang tầm vóc vũ trụ (mây - sóng, biển - bờ, trời xanh...) và hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé tạo nên sự độc đáo, mới lạ

Câu 5: Hình ảnh của câu thơ “Con lăn, lăn mãi... ở chốn nào”:

Hình ảnh rất thực của cuộc đời, đó là bức tranh hạnh phúc của tình mẹ con thắm thiết. 

=> Có mẹ có con là có cả cuộc đời, cả vũ trụ.

      Lòng mẹ là đại dương mênh mông không có bến bờ, để cho con được lăn mãi, tan mãi vào trong đó

      Tình mẹ con sâu nặng và kì diệu 

=> Vừa giản dị như những gì tồn tại trên mặt đất và cũng thánh thiện như những mơ mộng

Câu 6: Bài thơ cho ta nhiều suy ngẫm ngoài tình mẹ con, trong cuộc sống vẫn thường gặp những cám dỗ và quyến rũ cần có những điểm tựa vững chắc như tình mẫu tử để khước từ chúng. Bài thơ cho thấy mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo  gợi lên tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. Và hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn, do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình, giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, ý chí vươn lên trong cuộc sống

Giá trị nghệ thuật: Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc, nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang, ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc mang đậm bản sắc thơ ca miền núi

Câu 2: Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài Mây và sóng

Bài viết tham khảo

Tác phẩm mây và sóng là một trong những tác phẩm ấn tượng về tình mẫu tử. Tác phẩm đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp về tình mẫu tử. Nhà thơ đã thể hiện tình cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ.

Trong câu chuyện mây rủ cậu bé đi chơi xa, cậu khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao.Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp hư trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc.

Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đáng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế.

Tình yêu thương chân thành trong tâm hồn ngây thơ, bé dại của em luôn gắn liền hình bóng của mẹ dù ngoài kia là những cám dỗ, đam mê hấp dẫn đến nhường nào. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

Câu 3: Một đoạn văn cảm nhận về em bé trong bài thơ mây và sóng

Bài viết tham khảo

Tình cảm gia đình là một dòng suối ấm áp, hiền hòa nuôi dưỡng tâm hồn ta, giúp ta có thể đứng vững trên đường đời đầy chông gai. Từ câu chuyện kể trong tác phẩm Mây và sóng, đã cho người đọc những cảm nhận thiêng liêng về tình mẫu tử và trách nhiệm của người con đối với gia đình. Giống như bao đứa trẻ khác, cậu bé cũng hồn nhiên và ham vui với những trò chơi mới lạ. Em muốn được là đám mây rong chơi trên bầu trời rộng lớn hay là con sóng nhỏ lăn xa ra mãi đại dương. Đó là những ước mơ về chinh phục thiên nhiên rất hồn nhiên và đáng yêu của trẻ thơ. Thế nhưng, trong những ước mơ đó em luôn hình dung về mẹ, mẹ đợi em ở nhà và muốn em ở bên mẹ. Vì thế, em đã trả lời “làm sao có thể rời mẹ và đi được”. Câu trả lời của em cho thấy trách nhiệm và tình yêu thương của em đối với mẹ của mình. Mẹ đã sinh con trong bao khó nhọc ,đau đớn để rồi nuôi nấng ta qua những tháng ngày vất vả, gian nan. Hạnh phúc của em đơn giản là được bên mẹ và cùng đùa vui trong những trò chơi em tạo ra chứ không phải mây xa biển rộng. Từ câu chuyện của cậu bé đã nhắc nhở chúng ta về vai trò và trách nhiệm của người con trong gia đình. Bạn đã từng thấy ánh mặt mẹ ngóng trông mỗi khi mình đi học về muộn hay giọt nước mắt giấu vội khi mình ngang bướng cãi lời? Hãy yêu thương cha mẹ, hãy làm mẹ vui từ những hành động nhỏ hay lời nói quan tâm những lúc mẹ buồn. Hãy trân trọng khi còn có mẹ ở bên để quan tâm chăm sóc.

IV. Soạn bài cực ngắn: Mây và sóng

Câu 1: a. Giống nhau: 

  • Thuật lại lời rủ rê.
  • Lời từ chối, lí do từ chối.
  • Những trò chơi do em bé sáng tạo đều có em và mẹ.

Khác biệt: 

  • Số dòng thơ ở phần hai dài hơn phần 1
  • Cách xây dựng hình ảnh của hai phần: Phần một những người bạn là mây với trò chơi cùng bình minh vàng và vâng trăng bạc; phần hai những người bạn là sóng với những chuyến ngao du

=> Nếu ta bỏ phần thứ hai ý thơ sẽ không trọn vẹn vì: Kết cấu của bài thơ gồm có hai phần giống nhau, phần thứ hai vừa là sự lặp lại vừa là sự phát triển cao hơn so với phần thứ nhất

Câu 2: Vị trí của dòng thơ con hỏi =>  thơ thứ ba của mỗi phần

Lí do em không từ chối ngay:

  • Tính ham chơi của trẻ con
  • Tính tò mò và cũng rất muốn được phiêu du. 

Câu 3: giống nhau cũng như sự khác nhau giữa các cuộc chơi nói lên: 

  Sự giống nhau thể hiện sự khoáng đạt bao la, ước mong được đi đến mọi nơi tận cùng.

  Sự khác nhau cho thấy lòng mẹ là biển cả bao la, là mặt trăng dịu hiền và trò chơi do em bé tạo ra thể hiện sự quấn quýt của tình mẹ con.

Câu 4: Thành công về nghệ thuật của bài thơ qua kết cấu, hình ảnh thơ hay hình thức đối thoại trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên: 

  Hình thức lạ => theo lối hỏi – đáp (lời người ở trên mây rồi đến lời của con hỏi, rồi lời đáp)

  Kết cấu => lối kết cấu trùng điệp

  Hình ảnh thơ => bay bổng, mang tầm vóc vũ trụ (mây - sóng, biển - bờ, trời xanh...)

  Hình thức đối thoại =>  lồng trong lời kể của em bé 

Câu 5: Hai câu thơ “Con lăn, lăn mãi... ở chốn nào” miêu tả hình ảnh rất thực của cuộc đời => bức tranh hạnh phúc của tình mẹ 

Lòng mẹ là đại dương mênh mông không có bến bờ và có mẹ có con là có cả cuộc đời => Tình yêu ấy vừa giản dị như những gì tồn tại trên mặt đất và cũng thánh thiện như những mơ mộng.

Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta suy ngẫm về:

  Những cám dỗ trong cuộc sống => Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong hững điểm tựa ấy.

  Mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo => gợi lên tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt

  Chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ => nhắc nhở mọi người về hạnh phúc

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Nói với con

Nội dung: Tình cảm gia đình => truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc => sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

Nghệ thuật:

  • Thể thơ => tự do
  • Hình ảnh thơ =>  đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc
  • Nhịp điệu =>  nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang
  • Ngôn ngữ thơ => hàm súc, nhiều ý nghĩa đậm bản sắc thơ ca miền núi

Câu 2: Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài Mây và sóng

Bài viết tham khảo

Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ đã thể hiện tình cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Ông có những khám phá riêng khi viết về đề tài tình mẹ. 

Nhà thơ lựa chọn điểm nhìn từ cậu bé là một cách kể rất thú vị và đậm chất hồn nhiên của trẻ thơ. Trong câu chuyện mây rủ cậu bé đi chơi xa, cậu khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao.Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp hư trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc.

Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đáng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế.

Nhà văn muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng. Tình yêu thương chân thành trong tâm hồn ngây thơ, bé dại của em luôn gắn liền hình bóng của mẹ dù ngoài kia là những cám dỗ, đam mê hấp dẫn đến nhường nào. Tác phẩm đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp về tình mẫu tử.

Câu 3: Cảm nhận về em bé trong bài thơ mây và sóng và , nêu những suy nghĩ về trách nhiệm của người con với gia đình

Bài viết tham khảo

Tình mẫu tử là thiêng liêng là bất diệt trong mỗi chúng ta. Cũng như qua câu chuyện kể trong tác phẩm Mây và sóng, ta có những cảm nhận thiêng liêng về tình mẫu tử và trách nhiệm của người con đối với gia đình. Giống như bao đứa trẻ khác, cậu bé cũng hồn nhiên và ham vui với những trò chơi mới lạ. Em muốn được là đám mây rong chơi trên bầu trời rộng lớn hay là con sóng nhỏ lăn xa ra mãi đại dương. Đó là những ước mơ về chinh phục thiên nhiên rất hồn nhiên và đáng yêu của trẻ thơ. Thế nhưng, trong những ước mơ đó em luôn hình dung về mẹ, mẹ đợi em ở nhà và muốn em ở bên mẹ. Vì thế, em đã trả lời “làm sao có thể rời mẹ và đi được”. Câu trả lời của em cho thấy trách nhiệm và tình yêu thương của em đối với mẹ của mình. Mẹ đã sinh con trong bao khó nhọc ,đau đớn để rồi nuôi nấng ta qua những tháng ngày vất vả, gian nan. Hạnh phúc của em đơn giản là được bên mẹ và cùng đùa vui trong những trò chơi em tạo ra chứ không phải mây xa biển rộng. Từ câu chuyện của cậu bé đã nhắc nhở chúng ta về vai trò và trách nhiệm của người con trong gia đình. Bạn đã từng thấy ánh mặt mẹ ngóng trông mỗi khi mình đi học về muộn hay giọt nước mắt giấu vội khi mình ngang bướng cãi lời? Hãy yêu thương cha mẹ, hãy làm mẹ vui từ những hành động nhỏ hay lời nói quan tâm những lúc mẹ buồn. Hãy trân trọng khi còn có mẹ ở bên để quan tâm chăm sóc. Tình cảm gia đình là một dòng suối ấm áp, hiền hòa nuôi dưỡng tâm hồn ta, giúp ta có thể đứng vững trên đường đời đầy chông gai. Thế nên, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy sống thật có trách nhiệm với và dành tình yêu thương chân thành cho gia đình, đó là nghĩa vụ và cũng là tấm lòng hiếu thảo đền đáp công ơn sinh thành của mẹ cha.

Tìm kiếm google: soan van 9 ngan nhat bai may va song, soan van 9 cuc ngan, soan van 9 sieu ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com