[toc:ul]
1. Đọc văn bản
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “chắc nịch”: Cảnh hai cha con dạo trên bãi biển.
+ Phần 2: Tiếp đến “để con đi…”: Cuộc trò chuyện giữa hai cha con.
+ Phần 3: Còn lại: Ý nghĩa những ước mơ của cha và con.
2. Tìm hiểu chung
a) Tác giả
- Tên đầy đủ: Hoàng Trung Thông.
- Bút danh: Đặc Công, Bút Châm.
- Quê quán: Nghệ An, Việt Nam.
- Năm sinh – năm mất: 1925 – 1993.
- Thể loại sáng tác: Thi ca, lý luận và phê bình văn học, thư pháp.
- Tác phẩm thơ tiêu biểu: Quê hương chiến đấu (1955), Những cánh buồm (1964), Trong gió lửa (1971), Hương mùa thơ (1964), Mời trăng (1992),…
b) Tác phẩm
- Xuất xứ: Viết năm 1963, in năm 1976 trong tập Thơ Việt Nam 1945 – 1975.
- Thể loại: Thơ tự do.
1. Đặc điểm hình thức của bài thơ
- Đặc điểm hình thức của bài thơ:
Phiếu học tập số 1
Chỉ ra đặc điểm hình thức của bài thơ
| Đặc điểm |
Số tiếng ở các dòng thơ | Thường có 5 đến 7 chữ |
Số dòng ở mỗi khổ thơ | Khác nhau, linh hoạt tùy nội dung |
Cách hiệp vần | Kết hợp cả vần lưng và vần chân |
- Xác định từ láy và nghĩa của chúng:
Từ láy | Nghĩa của từ láy |
Lênh khênh | Cao quá mức, gây ấn tượng không cân đối, khó đứng vững |
Rả rích | Từ gợi tả âm thanh không to, không cao lặp đi lặp lại đều đều và kéo dài không dứt |
Phơi phới | Vẻ vui tươi đầy sức sống của cái gì đang phát triển, đang dâng lên mạnh mẽ |
Trầm ngâm | Có dáng vẻ đang suy nghĩ nghiền ngẫm điều gì |
Thầm thì | Nói thầm với nhau, không để người ngoài nghe thấy. |
2. Cảnh hai cha con dạo trên biển
- Hai cha con trò chuyện về sự mênh mông, vô tận của biển khơi và khát vọng khám phá những vùng đất xa xôi.
- Cảnh hai cha con dạo chơi trên biển:
+ Thời gian: buổi sớm mai, sau một trận mưa đêm, có ảnh Mặt Trời rực rỡ.
+ Không gian: bãi cát mịn, biển trong xanh.
+ Cha “lênh khênh” dắt con “tròn chắc nịch” đi trên cát và trò chuyện.
3. Cuộc trò chuyện giữa cha và con
- Hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến ba lần: ở dòng thơ số 14 (Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa), dòng thơ số 21 và 22 (Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ: / Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé).
=> “Cánh buồm” tượng trưng cho phương tiện để thực hiện hóa khát vọng được đi khắp đó đây, khám phá những điều mới mẻ của người con.
- Trong khổ thơ thứ ba, người cha có:
+ Những cử chỉ ấm áp, yêu thương người con: mỉm cười, xoa đầu.
+ Tâm sự: Những cánh buồm sẽ đưa người con đi đến những vùng đất mới, cho con người những trải nghiệm và hiểu biết mới.
- Trong khổ thơ thứ tư, dấu chấm lửng có tác dụng thể hiện lời nói ngập ngừng
4. Ý nghĩa ước mơ của cha và con
a) Ước mơ của con
- Người con đã hỏi cha:
Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cửa, không thấy người ở đó?
[...]
Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...
=> Qua những câu hỏi, lời nói ở trên, người con muốn được đến những nơi “chưa hề đi đến” để khám phá những điều mới mẻ ở đó. Đó là ước mơ rất hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng và đẹp đẽ.
b) Ước mơ của cha
- Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến những ước mơ của mình khi còn nhỏ. Người cha cũng từng khao khát được đi xa, đến những vùng đất mới để tìm hiểu những điều mới lạ.
- Ý nghĩa của dòng thơ cuối bài: Người con có những ước mơ, khát vọng như người cha khi xưa, khiến người cha nhớ lại bản thân mình khi còn trẻ.
1. Nội dung
Bài thơ nêu lên cảm xúc, ước mơ của hai cha con muốn đi khám phá những vùng đất xa xôi được thể hiện qua cuộc nói chuyện khi đi dạo trên bờ biển.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ tự do linh hoạt.
- Những biện pháp tu từ, điệp ngữ, từ láy,... sinh động.
- Hình ảnh thơ trong sáng, hấp dẫn.