Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 6: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)

Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 6: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1). Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN, LAO ĐỘNG VÀ CON NGƯỜI, XÃ HỘI (1)

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Khái niệm:

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:

+ Quy luật của thiên nhiên

+ Kinh nghiệm lao động sản xuất

+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.

2. Đọc văn bản

- Bố cục:

+ Câu 1 -> câu 2: Những câu tục ngữ về thiên nhiên.

+ Câu 3 -> câu 5: Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.

+ Từ câu 6 -> câu 10: Những câu tục ngữ về con người và xã hội.

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Tục ngữ về thiên nhiên:

Câu 1: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”

- Nghệ thuật:

+ Câu gồm 8 tiếng

+ Vần lưng: nắng – vắng

+ Nhịp thơ: 4/4

+ Sử dụng phép đối giữa hai vế à giúp dễ nhớ đối với kinh nghiệm quan sát về nắng, mưa thông qua hiện tượng tự nhiên.

- Cơ sở thực tế: nhìn sao để dự đoán thời tiết nắng mưa.

- Nội dung: Trời nhiều sao thì trời hôm sau sẽ có nắng; trời âm u, ít sao thì hôm sau sẽ mưa.

- Giá trị kinh nghiệm: mọi người chủ động sắp xếp công việc, nhà cửa đề phòng mưa bão.

Câu 2:

Mưa tháng Ba hoa đất

Mưa tháng Tư hư đất

- Nghệ thuật:

+ Câu gồm 10 tiếng

+ Vần lưng: ba – hoa, tư - hư

+ Nhịp thơ: 5/5

+ Sử dụng phép đối giữa hai vế à nhấn mạnh cơn mưa của tháng Ba và tháng Tư có ảnh hưởng lớn tối nông vụ.

- Cơ sở thực tế: thông qua kinh nghiệm trồng trọt mà đúc kết nên câu tục ngữ

- Nội dung: Tháng ba âm lịch, hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích. Tháng Tư cây trồng đang trong quá trình phát triển, ít cần nước nên mưa tháng Tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.

- Giá trị kinh nghiệm: chủ động trong vụ mùa, gieo trồng.

2. Tục ngữ về lao động sản xuất

Câu 3: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”

- Nghệ thuật:

+ Câu gồm 8 tiếng

+ Vần cách: phân – cần

+ Nhịp thơ: 2/2/2/2

+ Sử dụng phép liệt kê, nhấn mạnh bón yếu tố quan trọng trình tự việc trồng lúa nước để có một vụ mùa bội thu, năng suất cao

- Cơ sở thực tế: thông qua kinh nghiệm sản xuất mà đúc kết nên.

- Nội dung: Trồng lúa nước nước được người xưa đúc kết gồm 4 yếu tố cần thiết và quan trọng để đạt được năng suất cao.

- Giá trị kinh nghiệm: nắm được vai trò của các yếu tố trong sản xuất nhằm đạt năng suất cao.

Câu 4: Tấc đất, tấc vàng

- Nghệ thuật:

+ Câu gồm 4 tiếng

+ Vần cách: tấc – tấc

+ Nhịp thơ: 2/2

+ Sử dụng phép so sánh, nhằm đề cao giá trị của đất.

- Cơ sở thực tế: thông qua kinh nghiệm sản xuất.

- Nội dung: Nói đến giá trị của đất, quý như vàng.

1 tấc đất – 1 tấc vàng

- Giá trị kinh nghiệm: khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng đất, có ý thức bảo vệ và giữ gìn, không được lãng phí đất đai

Câu 5: Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng

- Nghệ thuật:

+ Câu gồm 10 tiếng

+ Vần cách: nằm - tằm

+ Nhịp thơ: 5/5

+ Sử dụng phép đối.

- Cơ sở thực tế: thông qua kinh nghiệm sản xuất.

- Nội dung: Nuôi tằm vất vả, người lao động phải “đứng”, chân tay luôn phỉa làm việc. Nuôi lợn nhà hạ hơn, được “ăn cơm nằm” à khẳng định sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn.

- Giá trị kinh nghiệm: phản ánh cho mọi người thấy hiểu nỗi vất vả của người dân và trân trọng những sản phẩm nông nghiệp do chính công sức lao động của họ tạo nên.

3. Tục ngữ về con người và xã hội

Câu 6: “Cái răng, cái tóc là góc con người”

- Nghệ thuật:

+ Câu gồm 8 tiếng

+ Vần cách: tóc - góc

+ Nhịp thơ: 2/2/4

+ Sử dụng so sánh: răng, tóc – góc con người

- Nội dung: Nói đến những bộ phận như răng, tóc là những phần dễ nhìn thấy ở mỗi người, nên được ví như “góc con người

-> nhấn mạnh việc giữ gìn hình thức bên ngoài sẽ góp phần thể hiện một phần tính cách con người.

Câu 7: Một mặt người bằng mười mặt của

- Nghệ thuật:

+ Câu gồm 7 tiếng

+ Vần cách: người – mười

+ Nhịp thơ: 3/4

+ Sử dụng so sánh và nói quá: một – mười

- Nội dung: Câu tục ngữ muốn nói đến giá trị của con người quan trọng hơn của cải.

-> nhấn mạnh tầm quan trọng tính mạng con người, đồng thời khuyên mọi người phải biết quý trọng mạng sống.

Câu 8: Thương người như thể thương thân

- Nghệ thuật:

+ Câu gồm 6 tiếng

+ Vần cách: thương - thương

+ Nhịp thơ: 2/2/2

+ Sử dụng so sánh: thương người – thương chính bản thân mình.

- Nội dung: khuyên con người cần biết yêu thương, quý trọng người khác như yêu thương chính bản thân mình.

-> khuyên nhủ mọi người phải có lòng thương người, yêu thương đồng lại như yêu thương chính bản thân mình.

Câu 9:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Nghệ thuật:

+ Câu gồm 14 tiếng

+ Vần cách: non - hòn

+ Nhịp thơ: 6/8

+ Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ

- Nội dung:

  • Nghĩa đen: một cây đơn lẻ - số ít không thể làm nên núi rừng, ba cây – số nhiều sẽ tạo nên cả rừng cây.
  • Nghĩa bóng: khuyên răn con người về bài học đoàn kết một cách sâu sắc và sinh động.

 

Câu 10:

Học ăn, học nói, học gói, học mở

- Nghệ thuật:

+ Câu gồm 8 tiếng

+ Vần cách: nói - gói

+ Nhịp thơ: 2/2/2/2

+ Sử dụng nghệ thuật liệt kê, điệp từ

- Nội dung:

  • Nghĩa đen: con người phải học từ cách ăn, cách nói, cách ứng xử.
  • Nghĩa bóng: khuyên răn con người biết học cách ăn uống cho thanh lịch, học cách nói năng cho nhã nhạn và học cách ứng xử cho khôn khéo, đúng mực.

=> Nhận xét

- Các câu tục ngữ về con người, xã hội đề cao con người và khuyên răn mọi người phải biết yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau, đồng thời khuyên nhủ con người cần có tinh thần vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm trong công việc thì ắt sẽ thành công.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Đúc kết kinh nghiệm quý báu về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội. Qua đó, cha ông ta đã truyền lại những bài học sâu sắc và ý nghĩa.

2. Nghệ thuật

- Ngắn gọn, có vần nhịp, giàu hình ảnh.

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, đối, liệt kê, ẩn dụ tạo nên sức hấp dẫn, nhấn mạnh những bài học, kinh nghiệm bổ ích.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 6: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1), Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm Ngữ văn cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com