Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 10: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 10: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM NGÀY XƯA 

I. TÌM HIỂU CHUNG

- Xuất xứ: Theo TRẦN BÌNH, dlib.huc.edu.vn

- Tác giả triển khai ý tưởng và thông tin theo nhóm đối tượng, giúp người đọc hình dung số lượng thông tin được đề cập đến trong văn bản và thứ tự của các thông tin đó:

+ Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc.

+ Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên.

- Các phương tiện được nói đến trong văn bản là: thuyền, bè, mảng, thuyền độc mộc đuôi én, xe quệt trâu kéo, ngựa, sức voi, thuyền độc mộc của người dân Tây Nguyên,…

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Nội dung của văn bản

a) Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc

- Thuyền: cư dân sống ven sông Đà, sông Mã, sông Lam gồm người Kháng, người La Ha, người Mảng, người Thái, người Cống.

- Bè, mảng: cư dân miền núi phía Bắc

- Thuyền đuôi én: người dân sống ven sông Đà gồm người Thái, người Kháng, người La Ha.

- Thuyền độc mộc đuôi én: người Kháng ở ven sông Đà.

- Xe quệt trâu kéo: người Sán Dìu.

- Ngựa: cư dân sống ở cao nguyên núi đá Hà Giang, vùng cao thuộc dãy Phan Xi Păng gồm người Mông.

b) Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên

- Hiếm khi dùng trâu làm sức kéo, ngược lại, họ dùng sức voi, ngựa vào việc vận chuyển:

+ Voi: người Gia-rai, Ê-đê, M'nông,...

+ Thuyền độc mộc: cư dân dùng để đi lại trên sông.

=> Các phương tiện trên phù hợp với địa bàn sinh sống và những hoạt động chính của người dân địa phương.

c) Ý nghĩa của các phương tiện vận chuyển

- Thể hiện sự phát triển về trí tuệ họ đã biết sử dụng các phương tiện vận chuyển để giảm sức lao động của con người.

- Thể hiện sự phát triển, tiến bộ của nền văn minh nhân loại. 

2. Hình thức của văn bản

- Việc đưa tài liệu tham khảo vào văn bản và trích dẫn các tài liệu đó cho thấy bài viết là kết quả của sự nghiên cứu công phu và khoa học.

- Qua đó, người đọc có thể hiểu rõ hơn vấn đề và có cơ sở đọc thêm tài  liệu mở rộng nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn. 

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Văn bản cung cấp thông tin về phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi ở phía Bắc và Tây Nguyên.

2. Nghệ thuật

- Trình bày nội dung logic, cô đọng, dễ hiểu và cung cấp đầy đủ thông tin.

- Ngôn ngữ phổ thông và trong sáng. 

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 10: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa, Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm Ngữ văn cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net