Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 9: Trưa tha hương

Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 9: Trưa tha hương. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

TRƯA THA HƯƠNG 

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc văn bản

2. Tìm hiểu chung

a) Tác giả

- Tên đầy đủ: Trần Ngọc Cư.

- Năm sinh: 1918

- Quê quán: Thùy Nguyên, Hải Phòng.

- Thể loại sáng tác: truyện ngắn, ký, tùy bút.

- Phong cách sáng tác: chứa đầy cảm xúc về tất cả những khía cạnh trong cuộc sống của tác giả.

- Tác phẩm tiêu biểu: Trưa tha hương (1943), Trên lái thần (1944),….   

b) Tác phẩm

- Xuất xứ: In trong “Bình luận 6 giờ”, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2017.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “xanh dịu trên rèm cửa”: Tình huống, địa điểm , thời gian của câu chuyện.

+ Phần 2: Tiếp đến “nguyên vẹn trong câu hát ru em”: Những âm thanh quen thuộc đưa nhân vật trở về với những kỉ niệm xưa cũ ở quê hương.

+ Phần 3: Còn lại: Câu hát ru quen thuộc, đầy kí ức về quê hương.

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Tình huống, địa điểm, thời gian của câu chuyện

Bối cảnh: nằm ở ngay phần mở đầu: “Một buổi trưa ở Chúp ... ai nấy đều sửa soạn đi nghĩ ... Bỗng nhiên, ở bên trái, ngoài hiên rộng, nồi lên tiếng võng đong đưa ... Rồi một giọng ru em nổi lên – một giọng người Bắc ...”

- Tình huống: nhân vật tôi nằm nghỉ trưa ở nhà người bạn, trước không gian trưa vắng lặng và âm thanh tiếng ru quen thuộc

- Địa điểm:

+ Ở Chúp, bên kia bờ Cửu Long Giang.

+ Ở nhà một người bạn Nam Kỳ.

- Thời gian: buổi trưa lung linh.

2. Những âm thanh quen thuộc đưa nhân vật trở về với những kỉ niệm xưa cũ ở quê hương

- Âm thanh:

+ Tiếng dây thừng căng thẳng thẳng cọ vào guốc võng kẽo kẹt nghe buồn nản lạ.

+ Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo (Từ nào diễn tả một sự bào mòn tâm hồn trong tác giả khi  nghe tiếng võng khiến nỗi nhớ, những kí ức ùa về càng da diết hơn).

+ Một giọng ru em nổi lên – một giọng người Bắc.

- Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ về những ngày thơ ấu ở xứ Bắc với biết bao kỉ niệm ùa về.

+ “Tự nhiên tôi thấy nhớ nhà”, “tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ”.

+ Nhớ về những kỉ niệm ngày xưa với thầy, mẹ và vú em.

=> Tiếng hát ru đã giúp nhân vật “tôi” nhận ra sự hạnh phúc giản dị, bình thường luôn hiện diện trong gia đình của nhân vật “tôi”, nhưng nay phải đi xa rồi, nhân vật “tôi” mới hiểu.

3. Câu hát ru quen thuộc, đầy kí ức về quê hương.

- Chi tiết “ôm con người” cho biết người hát ru là người đi ở vú.

- Qua tiếng hát ru, nhân vật “tôi” thấy hình ảnh về khung cảnh quen thuộc của quê hương ở xứ Bắc:

+ Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ.

+ Những đêm trăng trai gái hát trống quân

+ Những đêm chèo ngày vào đám của quê hương.

=> Những âm thanh quen thuộc ở quê hương vẫn còn mãi trong tâm hồn những người con xa xứ, dì đi tới đâu, ở bất cứ nơi nào vẫn nhớ tới quê hương thân yêu của mình. 

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Bài tùy bút nói lên những suy nghĩ và cảm xúc của tác giả về điệu hát ru nói riêng, nỗi lòng người xa xứ nói chung nhân nghe tiếng hát ru của một người phụ nữ miền Bắc.

2. Nghệ thuật

- Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc, bức tranh nông thôn buổi trưa hiện ra chân thực, sinh động.

- Ngôn ngữ giàu chất thơ, thể hiện cảm xúc nhớ thương, da diết.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 9: Trưa tha hương, Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm Ngữ văn cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com