Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 8: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 8: Đức tính giản dị của Bác Hồ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

 ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc văn bản

2. Tìm hiểu chung

a) Tác giả

- Tên đầy đủ: Phạm Văn Đồng.

- Quê quán: Mộ Đức, Quảng Ngãi.

- Năm sinh – năm mất: 1906 – 2000. 

- Thể loại sáng tác: Văn chính luận.

- Tác phẩm tiêu biểu về Bác Hồ: Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc (1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại (1970),…

b) Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích từ diễn văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại đọc trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác Hồ (1970).

- Trình tự triển khai: Nêu nhận định chung, sau đó chứng minh lối sống giản dị của Bác qua các phương diện.

- Bố cục: 4 phần

+ Phần (1): Nêu nhận định chung về đức tính giản dị của Bác.

+ Phần (2): Sư giản dị của Bác trong đời sống và trong quan hệ với mọi người.

+ Phần (3): Lời bình luận về lối sống vật chất và tinh thần giản dị của Bác

+ Phần (4): Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Vấn đề chính của văn bản

- Vấn đề của văn bản nghị luận này thể hiện rõ ngay ở tên văn bản (nhan đề): Đức tính giản dị của Bác Hồ. Cụ thể hơn, tác giả muốn nêu lên vấn đề: “Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.”.

- Để làm sáng tỏ ý kiến đó, tác giả đã nêu lên các phương diện sau:

+ giản dị trong đời sống (ăn, mặc, làm việc và sinh hoạt hằng ngày).

+ giản dị trong quan hệ với mọi người và giản dị trong nói, viết.

2. Nội dung của văn bản

2.1. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác

- Phần (1) nêu vấn đề trực tiếp.

- Câu văn chứa thông tin chính: “Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.”.

- Lời bình sâu sắc về nét phẩm chất tốt đẹp của Bác: Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao đẹp của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

2.2. Sự giản dị của Bác trong đời sống và trong quan hệ với mọi người.

- Tác giả đưa ra hệ thống lí lẽ kết hợp với dẫn chứng trong phần (2) theo lối song hành với nhau.

- Trong phần (2), tác giả đi sâu vào chứng minh cho đời sống giản dị của Bác Hồ qua các bằng chứng cụ thể về đời sống và trong quan hệ với mọi người.

- Các lí lẽ và bằng chứng trong VB rất cụ thể, rõ ràng, phong phú và sinh động nên rất thuyết phục với người đọc về lối sống giản dị của Bác, cũng làm sáng tỏ được mục đích bài viết của tác giả.

- Những lí lẽ, bằng chứng về sự giản dị của Bác Hồ trong đời sống và trong quan hệ với mọi người: Phiếu học tập đính kèm phía dưới nhiệm vụ. 

Phiếu học tập

Họ và tên:......................................

1. Sự giản dị của Bác Hồ trong đời sống:

Bữa cơm

Chỉ có vài ba món, lúc ăn không để rơi vãi một hột nào, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.

Đồ dùng

Cái bát bao giờ cũng sạch, Bác quý trọng kết quả sản xuất của con người và kính trọng người phục vụ.

Nhà ở

Nhà sàn vỏn vẹn ba phòng, nhà luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa, đời sống thanh bạch và tao nhã.

Làm việc

Suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, làm từ những việc lớn đến việc nhỏ, những việc Bác có thể làm thì không cần đến sự giúp đỡ của người khác.

2. Sự giản dị của Bác Hồ trong mối quan hệ với mọi người:

Bác viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu thiếu nhi, đặt tên cho các anh lính gác, thăm nhà tập thể công nhân,...

2.3. Lời bình luận về lối sống vật chất và tinh thần giản dị của Bác

- Phần (3) sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ để chứng minh, kết hợp bình luận, giải thích sâu sắc:

+ Sự khắc khổ của Bác không nằm ở lối sống khắc khổ của nhà tu hành, các nhà hiền triết.

+ Sự giản dị về đời sống vật chất làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác.

2.4. Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Những lí lẽ, bằng chứng về sự giản dị của Bác Hồ trong lời nói và bài viết Phiếu học tập đính kèm phía dưới nhiệm vụ.

- Phần (4) như nhấn mạnh thêm sự nhất quán trong đức tính giản dị của Bác. Tác giả dùng cách nêu lí lẽ: Bác không những giản dị trong đời sống và quan hệ với mọi người mà còn giản dị trong cả cách viết, cách nói. Từ các ví dụ cụ thể mà nhận xét, bình luận khái quát về sức mạnh của cách viết, cách nói giản dị ấy.

- Câu văn kết thúc văn bản “Những chân lí giản dị ... anh hùng cách mạng” muốn khái quát, khẳng định về sức mạnh to lớn trong cách nói, cách viết giản dị của Bác Hồ. 

Phiếu học tập

Họ và tên:...................................

Nhóm:...........

3. Sự giản dị của Bác Hồ trong lời nói và bài viết:

Trích đoạn lời nói, bài viết của Bác với chân lý giản dị, gần gũi, thân thuộc trong bản Tuyên ngôn độc lập “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một... không bao giờ thay đổi’, mang sức mạnh vô địch, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Bài nghị luận khẳng định lối sống giản dị của Bác Hồ và sức tác động to lớn của lối sống ấy.

 2. Nghệ thuật

Thể hiện rõ đặc điểm và yêu cầu của VB nghị luận xã hội:

- Cách nêu lí lẽ và bằng chứng phong phú, giàu sức thuyết phục. 

- Trình bày (bố cục văn bản) rõ, gọn và sáng sủa, dễ hiểu. 

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 8: Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm Ngữ văn cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com