Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 7: Mẹ và quả

Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 7: Mẹ và quả. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

MẸ VÀ QUẢ 

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc văn bản

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: 2 khổ thơ đầu: Lòng mong mỏi đợi chờ và công phu khó nhọc của người mẹ khi chăm sóc cây trái trong vườn.

+ Phần 2: Khổ thơ cuối: Sự băn khoăn lo lắng khi mẹ đã già mà mình còn chưa trưởng thành. 

2. Tìm hiểu chung

a) Tác giả

- Tên đầy đủ: Nguyễn Khoa Điềm.

- Quê quán: Thừa Thiên Huế.

- Năm sinh: 1943.

- Thể loại sáng tác: Thơ ca  

- Phong cách sáng tác: Thơ ca mang đậm màu sắc trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam.

- Tác phẩm thơ tiêu biểu: Đất nước (1974), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (1971),…

b) Tác phẩm

- Xuất sứ: In trong “Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn”, NXB Văn học, Hà Nội, 2012.

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Đặc điểm hình thức của bài thơ

Phiếu học tập số 1

Họ tên:........................................

1. Phân tích nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua các yếu tố:

Yếu tố

Nét độc đáo

Thể thơ

Tự do

Bố cục

Ba khổ

Từ ngữ

Bình dị, quen thuộc, gợi hình, gợi tả.

Hình ảnh

Trong sáng, gần gũi và mang tính tượng trưng: Mặt trăng, mặt trời, quả bí, quả bầu,...

Sô tiếng mỗi dòng

7 – 8 tiếng xen kẽ nhau tạo nên tứ thơ độc đáo, mang tính phát hiện đầy ám ảnh về người mẹ và những thành quả mà mẹ tạo ra.

Vần

Gieo vần hỗn hợp: vần chân, vần cách.

Nhịp

Ngắt nhịp linh hoạt: 3/4, 3/5, 3/2/3, 2/5.

Biện pháp tu từ

- Điệp ngữ: những mùa quả.

- Đối lập: lặn – mọc, lớn lên – lớn xuống.

- So sánh: quả - như Mặt Trời, như Mặt Trăng; quả - mang dáng giọt mồ hôi mặn.

- Ẩn dụ: chúng tôi, một thứ quả trên đời; hái; quả non xanh.

- Nói giảm – nói tránh: ngày bàn tay mẹ mỏi.

2. Nêu tác dụng của những yếu tố đó.

Những yếu tố đó đã giúp tác giả thể hiện cảm xúc chân thành, đồng thời, nêu được những suy ngẫm, triết lý thâm trầm, sâu lắng của tác giả về mẹ. 

2. Lòng mong mỏi đợi chờ và công phu khó nhọc của người mẹ khi chăm sóc cây trái trong vườn

- Bài thơ là lời nói của tác giả trong vai một người con, nói với mình, cũng là nói với mẹ và với mọi người về công lao của người mẹ.

- Tác giả thể hiện sự thấu hiểu những vất vả, nhọc nhằn mà người mẹ đã trải qua, ca ngợi công lao của mẹ, day dứt khi chưa đền đáp được công lao to lớn ấy.

* Khổ thơ đầu tiên:

Từ “lặn” và “mọc” được sử dụng có ý nghĩa mùa qua hết rồi mùa quả lại tới, là sự đều đặn, tuần hoàn cũng giống như cái lặn và mọc tuần hoàn của Mặt Trời và Mặt Trăng.

* Khổ thơ thứ hai:

- Hình ảnh trong tranh minh họa cho nội dung người mẹ trồng bí, bầu và đã đến lúc được thu hoạch.

- Hình ảnh trong câu thơ: Còn những bí và bầu lớn xuống / Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn: Tác giả dựa vào hình dáng quả bí, quả bầu khi lớn lên, đồng thời liên hệ đến giọt mồ hôi của mẹ, thể hiện sự hi sinh, vất vả, khó nhọc của mẹ. Biết bao giọt mồ hôi mặn của mẹ đã nhỏ xuống âm thầm, lặng lẽ “kết nên” những quả bí, quả bầu.

=> Những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ được thể hiện trong hai khổ thơ đầu:

- Trông chờ mọi thành quả vào đôi bàn tay lao động của mình.

- Lao động chăm chỉ, cần cù.

- Yêu thương, nuôi nấng, dạy dỗ các con.

- Lặng thầm chịu đựng những gian truân, vất vả. 

3. Sự băn khoăn lo lắng khi mẹ đã già mà mình còn chưa trưởng thành

* Khổ thơ thứ 3:

Phiếu học tập số 2

Họ tên:........................................

1. Từ “quả” ở khổ thơ 1 và từ “quả” ở khổ thơ 3 có gì giống và khác nhau về nghĩa?

 

Khổ thơ 1

Khổ thơ 3

Giống nhau

Cùng chỉ một quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc

Khác nhau

Chỉ bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong có hạt.

Cụ thể chỉ những đứa con (“lũ chúng tôi”) của người mẹ.

2. Ở hai dòng thơ cuối, vì sao nhà thơ lại “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ non xanh”?

a) Quả non xanh chỉ điều gì?

- Nghĩa đen: quả chưa chín.

- Nghĩa bóng: người con chưa trưởng thành, chín chắn, chưa báo đáp được ơn sinh thành và dưỡng dục của mẹ.

b) Tại sao điều ấy lại làm tác giả “hoảng sợ”? Tác giả hoảng sợ khi nghĩ đến lúc mẹ già yếu, gần đất xa trời mà mình vẫn chưa khôn lớn, trưởng thành và chưa đáp đền được công ơn của mẹ. 

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Bài thơ thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng của nhà thơ đối với mẹ; đồng thời, bộc lộ sự day dứt, xót xa khi chưa làm cho mẹ được thanh thản lúc cuối đời.

2. Nghệ thuật

- Thơ 7 chữ kết hợp 8 chữ giàu nhịp điệu, sâu lắng.

- Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc.

- Hình ảnh thơ trong sáng, quen thuộc.

- Các biện pháp tu từ sử dụng linh hoạt.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 7: Mẹ và quả, Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm Ngữ văn cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com