Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 8: Thực hành tiếng Việt

Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 8: Thực hành tiếng Việt. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. LÝ THUYẾT

Liên kết và mạch lạc trong văn bản

1. Liên kết

- Là sự thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn, các phần của VB bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp. 

2. Mạch lạc

- Là sự thống nhất về chủ đề chủ đề và tính lô gíc của VB.

- Một VB được coi là có tính mạch lạc khi các phần, các đoạn, các câu của VB đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

1. Bài tập 1 SGK/42

Phiếu bài tập số 1

Họ và tên:..................................................................

Nhóm:................


Hãy lãm rõ tính mạch lạc của VB Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) bằng cách chứng minh các phần, các đoạn, các câu của VB này:

 

Chú đề

Trình tự

Phần mở đầu (Đoạn 1)

Tác giả khẳng định tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta và chỉ ra một cách khái quát truyền thống đó được thể hiện qua suốt chiều dài lịch sử (từ xưa đến nay), nhất là mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng.

Nêu khái quát về truyền thống yêu nước của nhân dân ta






Phần thứ hai (Đoạn 2, 3)

Tác giả chứng minh cụ thể tinh thần yêu nước của nhân dân ta thể hiện qua các giai đoạn lịch sử: 




Làm rõ ý nghĩa khái quát ở phần mở đầu bằng việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta thể hiện qua các giai đoạn lịch sử (từ thời xa xưa đến hiện đại)

Ở đoạn 2, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được tác giả chứng minh qua lịch sử của thời xa xưa với bằng chứng hùng hồn là các cuộc kháng chiến vĩ đại gắn với tên tuổi của những vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung....

Ở đoạn 3, tinh thần yêu nước của nhân dân ta tiếp tục được tác giả đề cập và chứng minh qua lịch sử hiện đại với bằng chứng là sự hết lòng tham gia, ủng hộ kháng chiến của đông đảo các tầng lớp đồng bào ở trong và ngoài nước bằng những hoạt động, những cử chỉ cao quý tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Phần cuối (Đoạn 4)

Tác giả vẫn nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả khẳng định đây là những thứ quý báu nhưng chưa được bộc lộ, chưa được khai thác hết, mà bổn phận của mỗi người chúng ta là phải làm cho chúng được bộc lộ và thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

Khẳng định giá trị quý báu của truyền thống yêu nước và xác định trách nhiệm của mỗi người dân đối với Tổ quốc. 

2. Bài tập 2 SGK 42-43

Phiếu bài tập số 2

Họ và tên:..................................................................

Nhóm:................


Hãy phân tich làm rõ tính liên kết của VB Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh):

  1. Xác định những từ ngữ được dùng làm phương tiện liên kết câu trong đoạn 1 và đoạn 2.

 

Đoạn 1

Đoạn 2





Các từ ngữ được dùng làm phương tiện liên kết

Đại từ đó (thay thế cho câu 1), đại từ ấy (thay thế cho cụm từ nồng nàn yêu nước. Trong đoạn văn này, tác giả còn sử dụng đại từ , nhưng đại từ này được sử dụng để liên kết các về câu trong câu ghép. “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, so lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. cũng có tác dụng tăng cường sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn, nhất là trong văn nói, nhưng đó không phải là tác dụng chính.




Tử được lập, làm phương tiện liên kết câu 2, câu 3 với nhau và với câu 1 là chúng ta, lịch sử. Trong câu 3, cụm từ được dùng để thay thế cho tên các nhân vật lịch sử đã nêu ở câu 2 là các vị anh hùng dân tộc. Cụm từ này là một phương tiện liên kết cấu 3 với câu 2.

+ Từ đồng nghĩa tinh thần (thay thế cho làng). Việc sử dụng phép thể thể hiện ở các từ ngữ cụ thể trên đây có tác dụng liên kết câu 2 với câu 1 trong đoạn văn. 

  1. Xác định những câu có tác dụng iên kết đoạn văn chưa chung với đoạn văn đứng trước trong văn bản.

Câu có tác dụng liên kết

Câu cụ thể 

Biện pháp liên kết

Đoạn 2 với đoạn 1

“Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”. 

phép lặp (lập cụm từ dân ta đã xuất hiện ở đoạn 1)

Đoạn 3 với đoạn 2 và đoạn 1

“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

- phép lặp (lặp từ ta đã xuất hiện ở đoạn 1 và đoạn 2)

- phép thế (thay thế từ dân ở đoạn 1, đoạn 2 bằng từ đồng nghĩa: đồng bào).

Đoạn 4 với các câu đoạn văn trước

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý”. 

phép lặp (lặp hai từ yêu nước, cụm từ tinh thần yêu nước đã xuất hiện ở các đoạn văn trước đó).

3. Bài tập 

+ Ở câu a), vị ngữ là cụm động từ càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ, có trung tâm là thấy và thành tố phụ là cụm chủ vị Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.

+ Ở câu b), vị ngữ là cụm động từ chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tạo theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật, có trung tâm là hiểu và thành tố phụ là cụm chủ vị Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tạo theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 8: Thực hành tiếng Việt, Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm Ngữ văn cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com