[toc:ul]
+ Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (đặc điểm nội dung hoặc nghệ thuật của một bài thơ).
+ Xác định các ý kiến khác nhau về vấn đề cần trao đổi.
+ Chuẩn bị lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ ý kiến của mình.
+ Khi trao đổi, cần tôn trọng các ý kiến khác biệt.
* Lựa chọn đề tài.
* Tìm ý.
Phiếu học tập Họ và tên:……………………….. Nhóm:………. Đề tài lựa chọn: số 1. Hoàn thành bảng tìm ý sau cho đề tài mà các em lựa chọn:
|
* Lập dàn ý:
a) Mở đầu: Nêu vấn đề cần trao đổi.
b) Nội dung chính: Nêu và phân tích các ý kiến khác nhau, từ đó phát biểu ý kiến của em theo gợi ý sau:
- Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hai ý kiến.
- Nêu và giải thích những điểm hợp lí và chưa hơp lí trong mỗi ý kiến.
- Ý kiến của em: có thể tán thành một trong hai ý kiến hoặc không tán thánh cả hai và đưa ra ý kiến khác.
c) Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của bản thân và những điểm hợp lí trong hai ý kiến đã nêu.
Người nói | Người nghe |
- Nêu ý kiến của mình trước nhóm hoặc lớp,... - Trình bày bằng lời, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp. - Chú ý điều chỉnh giọng điệu, cách trình bày; quan sát thái độ, lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe. - Trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có). | - Tập trung theo dõi và nắm được thông tin từ người nói; ghi chép các ý chính và các điểm chưa rõ cần hỏi lại. - Sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói. - Nêu câu hỏi về những vấn đề chưa rõ; trao dổi lại về ý kiến mà mình thấy chưa thuyết phục. |