[toc:ul]
1. Đọc, chia bố cục
- Nhóm tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: câu 1, 2, 3, 4.
- Nhóm tục ngữ về con người, xã hội: câu 5, 6, 7, 8.
1. Tục ngữ về thiên nhiên
Câu 1: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”
- Nội dung:
Chân trời xuất hiện những áng mây có màu mỡ gà là trời sắp có bão, cần phải gia cố giữ gìn nhà cửa.
- Cơ sở thực tế:
+ Ráng là màu vàng xuộm của mây do mặt trời chiếu vào.
+ Ráng mỡ gà thường xuất hiện ở phía chân trời trước khi có giông bão
- Nghệ thuật:
+ Lược bỏ 1 số thành phần chính để thành câu rút gọn -> Nhấn mạnh vào nội dung chính để mọi người dễ nhớ
+ Gieo vần lưng: gà – nhà
-> Tạo âm điệu dễ nhớ, dễ thuộc
- Giá trị kinh nghiệm: Cần chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu... Nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt giảm thiểu thiệt hại.
Câu 3: “Mống đông vồng tây/ Chẳng mưa dây cũng bão giật”
- Nội dung:
Cầu vồng, mống cụt xuất hiện là một dự báo thời tiết đáng sợ, nếu trời có cầu vồng ở phía đông hoặc ở phía tây là sắp có mưa to gió lớn.
- Nghệ thuật:
+ Lược bỏ 1 số thành phần chính để thành câu rút gọn -> Nhấn mạnh vào nội dung chính để mọi người dễ nhớ
+ Gieo vần lưng: đông – vồng
-> Tạo âm điệu dễ nhớ, dễ thuộc
- Giá trị kinh nghiệm: Nhân dân đã đúc kết thành kinh nghiệm quý báu lâu đời để phòng tránh, lo liệu làm ăn. Nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt giảm thiểu thiệt hại.
2. Tục ngữ về lao động sản xuất
Câu 2: “Nhất thì, nhì thục”
- Nội dung: Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của việc cày xới đối với nghề trồng trọt
- Cơ sở thực tế:
+ Trồng trọt đúng thời vụ mới tránh được thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh -> Đem lại năng suất, hiệu quả cao
+ Làm đất kĩ, cần cù chăm chỉ cũng không kém phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
- Nghệ thuật:
+ Đưa ra thứ tự lợi ích các các yếu tố
+ Gieo vần “i”
- Giá trị kinh nghiệm:
+ Gieo cấy đúng thời vụ
+ Cải tạo đất sau mỗi thời vụ
Câu 4: Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông
- Nội dung: Muốn bắt tôm phải đi vào chập tối, còn bắt cá thì phải đi từ sáng sớm.
- Nghệ thuật:
+ Gieo vần “ang”
+ Điệp từ “đi”
+ Đối lập: “chạng vạng” >< “rạng đông”
- Kinh nghiệm: Kinh nghiệm về thời điểm thích hợp để đánh bắt tôm cá. Tôm thường đi kiếm ăn lúc xế chiều còn cá thường đi theo đàn kiếm ăn rạng sáng.
3. Tục ngữ về con người và xã hội
Câu 5: “Đói cho sạch, rách cho thơm”
- Nội dung:
+ Nghĩa đen: Dù đói, rách vẫn phải ăn uống, ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn thơm tho
+ Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch
- Nghệ thuật:
+ Ẩn dụ: sạch; thơm
+ Đối: đói - rách, sạch - thơm
- Giá trị kinh nghiệm:
Khuyên con người phải sống sao cho trọn phẩm giá, nhân cách, phải có lòng tự trọng.
Câu 6: Chết trong hơn sống đục
- Nội dung: Khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống, chết vinh còn hơn sống nhục, sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống, luôn phải sống đúng đắn, đúng chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực và biết cách đối nhân xử thế.
- Nghệ thuật:
+ Ẩn dụ:
+ Đối: chết>< sống; trong >< đục
- Kinh nghiệm: Khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống, chết vinh còn hơn sống nhục, sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống, luôn phải sống đúng đắn, đúng chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực và biết cách đối nhân xử thế.
Câu 7: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
- Nội dung: Ca ngợi sự kiên trì, quyết tâm thực hiện việc gì đó tới cùng.
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ “có”
+ Ẩn dụ: “sắt”, “kim”
“Sắt” là những thử thách, khó khăn trong cuộc sống, “kim” là kết quả, là ước mơ, nguyện vọng của mình, điều mà mình mong muốn đạt tới trong cuộc sống.
- Kinh nghiệm: Khuyên răn chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng nên đặt vào đó sự quyết tâm cũng như lòng kiên trì thì ta mới đạt được thành công như ý nguyện.
=> Cho học sinh xem video câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Câu 8: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
- Nội dung: Khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên, biết ơn người đã giúp mình
- Nghệ thuật: Ẩn dụ: Cây-quả; trồng-ăn
- Trường hợp vận dụng: Thể hiện tình cảm biết ơn với ông bà, cha mẹ, thầy cô, những người giúp mình, hi sinh vì mình…
1. Nội dung
- Đúc kết kinh nghiệm quý báu về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội.
2. Nghệ thuật
- Ngắn gọn, có vần nhịp, giàu hình ảnh.