Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 8: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 8: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội

- Viết ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề có ý nghĩa xã hội trong đời sống.

- Cấu trúc: nêu ý kiến (quan điểm), phát triển ý kiến và làm sáng tỏ lí lẽ và các bằng chứng cụ thể è Thuyết phục người đọc, người nghe. 

2. Tìm hiểu chung

a) Tác giả

- Tên đầy đủ: Hồ Chí Minh.

- Quê quán: Nam Đàn, Nghệ An.

- Năm sinh – năm mất: 1890 – 1969. 

- Thể loại sáng tác: Văn chính luận, thơ ca.

- Tác phẩm tiêu biểu: Ngục trung nhật kí, Đường kách mệnh, Bản án chế độ thực dân Pháp,…

b) Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Bố cục:

+ Phần (1) – Mở bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ý kiến khái quát, khắng định dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước và nêu lên giá trị to lớn của lòng yêu nước ấy.

+ Phần (2) – Thân bài: Người phát triển ý kiến nêu ở mở bài bằng cách chứng minh, làm sáng tỏ qua các lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lấy dẫn chứng thực tế trong lịch sử dân tộc).

+ Phần (3) – Kết bài: Người nêu lên giá trị của lòng yêu nước và trách nhiệm của mỗi người dân. 

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Mục đích của văn bản

- Văn bản viết về vấn đề bàn về lòng yêu nước, được thể hiện ngay trong nhan đề của VB: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

-  Mục đích của VB rất sáng rõ: Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên và làm sáng tỏ ý kiến của mình về một vấn đề xã hội: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

2. Nội dung của văn bản

2.1. Phần mở bài – đặt vấn đề

- Câu văn khái quát nội dung vấn đề nghị luận: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước  è Đây chính là ý kiến, quan điểm, nội dung trọng tâm mà bài nghị luận sẽ làm sáng tỏ.

- Phần mở bài đã nêu lên nhận định chung về lòng yêu nước:

+ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, chân thành và luôn sục sôi.

+ Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn... nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

=> Gợi sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước. 

2.3. Phần thân bài – giải quyết vấn đề

- Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử có tác dụng chứng minh cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ.

- Các dẫn chứng trong phần (2) được sắp xếp theo:

+ trình tự thời gian: từ xưa đến nay.

+ lứa tuổi: từ cụ già đến các cháu nhi đồng, từ những phụ nữ đến các bà mẹ,...

+ vùng miền: từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bào trong nước đến kiều bào nước ngoài, từ tiền tuyến đến hậu phương,...

=> Mô hình liệt kê theo mẫu “Từ...đến...”  đã giúp tác giả thể hiện được sự đầy đủ, toàn diện, rộng khắp,... về các biểu hiện cho tình yêu nước của nhân dân ta.  

3. Phần kết bài – tổng kết vấn đề

- Bác Hồ chỉ ra những nhiệm vụ chính của nhân dân ở hiện tại: Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

=> Cần phải thể hiện lòng yêu thương bằng những việc làm cụ thể. 

4. Ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng và mối quan hệ của chúng với mục đích VB

- Phiếu học tập: đính kèm dưới nhiệm vụ.

Phiếu học tập

Họ và tên:...................................

Nhóm:...........

1. Ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu trong VB:

Ý kiến

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

Lí lẽ

Bằng chứng

Lịch sủ ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước

Từ các cụ già tóc bạc đên các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiêm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cùng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. 

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý

Có khi được tửng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi đực cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

2. Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

Để làm rõ ý kiến ấy, Người đã dùng các lí lẽ và chủ yếu là bằng chứng có trong lịch sử và hiện thực cuộc kháng chiến của dân tộc, vô cùng sinh động, phong phú, toàn diện và đầy sức thuyết phục, không ai có thể bác bỏ được. Nghĩa là đã làm sáng tỏ được mục đích mà Người đã đặt ra.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Bài nghị luận đã làm rõ được vấn đề cần làm sáng tỏ: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.  

2. Nghệ thuật

Thể hiện rõ đặc điểm và yêu cầu của VB nghị luận xã hội:

- Nêu ý kiến, đưa ra lí lẽ và các bằng chứng cụ thể, sinh động, toàn diện để thuyết phục người đọc.

- Trình bày (bố cục văn bản) rõ, gọn và sáng sủa, dễ hiểu. 

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 8: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm Ngữ văn cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net