Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 6: Thực hành tiếng Việt

Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 6: Thực hành tiếng Việt. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. LÝ THUYẾT

- Nói quá (khoa trương) là biện pháp tu từ dùng cách phóng đại mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

 - Nói giảm nói tránh (nhã ngữ) là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, khéo léo nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề hoặc tránh sự thô tục, thiếu lịch sự. 

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

1. Bài tập 1 SGK/9

a. Ở câu tục ngữ: Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng, /Ngày tháng Mười chưa cười đã tối, cách nói quá (thể hiện qua các cụm từ in đậm) biểu thị ý (được nhấn mạnh, phóng đại): Đêm tháng Năm và ngày tháng Mười (âm lịch) ngắn đến nỗi chưa kịp làm gì thì đã hết. Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá được dùng ở câu tục ngữ này là tạo được ấn tượng sâu sắc về thời gian quá ngắn của đêm tháng Năm và ngày tháng Mười (âm lịch); qua đó, ngâm thể hiện ý: Con người cần biết và có cách ứng xử phù hợp với quy luật của thời gian.

b. Ở câu tục ngữ: Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn, cách nói quá (thể hiện qua cụm từ in đậm) biểu thị sức mạnh của sự đồng thuận, đoàn kết (giữa vợ chồng trong gia đình nói riêng, giữa mọi người trong một tập thể, cộng đồng nói chung): Đồng thuận, đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp thực hiện thành công bất kì việc gì, dù khó khăn, to lớn đến đâu. Biện pháp tu từ nói quá được dùng ở câu tục ngữ này đã tạo được ấn tượng sâu sắc khi nói về sức mạnh của sự đoàn kết; qua đó, ngầm khuyên nhủ mọi người: Hãy luôn coi trọng, giữ gìn, xây dựng tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận trong gia đình, cộng đồng.

c. Ở câu ca dao: Cày đồng đang buổi ban trưa / Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày, bằng biện pháp tu từ nói quá (thể hiện qua dòng in đậm), tác giả dân gian đã tạo nên hình ảnh cảm động, gây ấn tượng hết sức sâu sắc về công việc vô cùng cực nhọc, vất vả của người nông dân (phải đổ rất nhiều mồ hôi, công sức trên đồng ruộng trong điều kiện thời tiết nóng bức của buổi trưa mùa hè) để làm ra sản phẩm quý giá là lúa gạo; qua đó, nhắc nhở mỗi người cần biết quý trọng người lao động và những sản phẩm mà họ tạo ra.

2. Bài tập 2 SGK/9

1d, 2c, 3a, 4b

3. Bài tập 3 SGK/10

- Ở hai dòng thơ của Thu Bồn: Có người thợ dựng thành đồng / Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi!, tác giả sử dụng từ yên nghỉ để nói về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần. Biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh được sử dụng ở đây nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn; đồng thời, thể hiện lòng kính yêu của tác giả đối với Bác Hồ và niềm tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của Người.

- Ở hai dòng thơ của Tố Hữu: Ông mất năm nao, ngày độc lập và Bà "về ” năm đói, làng treo lưới, cái chết của các nhân vật được thể hiện bằng các từ mấtvề. Biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh được sử dụng ở đây nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn; đồng thời, thể hiện tình cảm yêu thương của tác giả đối với hai ông bà đã nuôi giấu mình trong những ngày hoạt động bí mật.

- Ở câu: Năm ngoái, cụ Bọ Ngựa già yểu đã khuất núi. (Tô Hoài), cụm từ đã khuất núi là một cách nói giảm - nói tránh để biểu thị cái chết của nhân vật. Cách nói giảm - nói tránh ở câu này thể hiện sự kính trọng của nhân vật Dế Mèn đối với nhân vật cụ Bọ Ngựa.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 6: Thực hành tiếng Việt, Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm Ngữ văn cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com